Bất cập phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản
Bất cập phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản được thể hiện như thế nào?
Những bất cập về quy định phạt vi phạm theo pháp luật Việt Nam
Phạt vi phạm là một trong những trách nhiệm hợp đồng quan trọng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2014. Tuy nhiên, quy định về phạt vi phạm hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập nhất định. Pháp luật Việt Nam không có sự nhất quán về quy định mức phạt vi phạm Quy định về mức phạt trong các văn bản quy phạm pháp luật tương đối khác biệt. Theo Bộ luật Dân sự 2015, các bên được tự do thỏa thuận về mức phạt vi phạm và không đặt ra giới hạn về mức phạt, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Đối với sự điều chỉnh của luật chuyên ngành, Luật Thương mại 2005 quy định mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp phạt vi phạm khi kết quả giám định sai. Hay Luật Xây dựng 2014 quy định công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Từ những quy định trên có thể thấy Luật Thương mại và Luật Xây dựng đặt ra một giới hạn nhất định đối với mức phạt, được gọi là mức phạt tối đa. Tuy nhiên, việc đặt ra mức phạt tối đa không thực sự phù hợp, phạt vi phạm được hiểu là một sự đền bù bằng tiền cho các thiệt hại mà bên vi phạm phải nộp cho bên bị vi phạm khi vi phạm hợp đồng. Vì vậy có thể hiểu, mức phạt dựa trên căn cứ mức thiệt hại thực tế có thể xảy ra, và chỉ các bên tham gia hợp đồng mới biết rõ các thiệt hại trong hợp đồng của mình, nên để các bên thỏa thuận, tự quyết định thiệt hại và mức phạt. Mặt khác, khi đặt ra một mức trần có thể dẫn đến một số trường hợp mặc nhiên ấn định sử dụng mức trần đó, điều này sẽ gây rủi ro cho các bên nếu có sự chênh lệch lớn với phần giá trị thiệt hại. Pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế không có sự tương thích về quy định nghĩa vụ phạt vi phạm Theo pháp luật châu Âu khi bên vi phạm chứng minh được sự vi phạm không gây thiệt hại thì không phải thực hiện nghĩa vụ đền bù, hay bên bị vi phạm chứng minh được sự vi phạm gây thiệt hại lớn hơn số tiền đền bù thỏa thuận trong hợp đồng thì Tòa án có thể nâng mức phạt cao hơn so với hợp đồng để phù hợp với thiệt hại thực tế. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam căn cứ theo yêu cầu của người có quyền, tức bên bị vi phạm, để yêu cầu bồi thường, kể cả khi bên vi phạm chứng minh được sự vi phạm của mình không gây thiệt hại, thì vẫn thực hiện đền bù. Có thể nhận thấy tính chất khác biệt khi quy định về nghĩa vụ phạt vi phạm giữa Việt Nam và châu Âu, pháp luật Việt Nam mang tính chất trừng phạt thay vì đền bù như pháp luật châu Âu.
Bịt kẽ hở trong Luật đất đai: Sửa đổi Luật Đất đai 2013 là yêu cầu cấp bách
Bất cập của Luật Đất đai 2013 - Minh họa Không thể phủ nhận, Luật Đất đai đến hiện tại đã mang lại không ít những lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, sau nhiều năm đi vào cuộc sống, Luật cũng đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, thậm chí giới đầu cơ đã và đang dựa vào các kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Bất cập ở đâu? Để hạn chế sự ảnh hưởng của các bất cập đến doanh nghiệp, đặc biệt là bất động sản, Chính phủ đã có dự thảo điều chỉnh đối với Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, do đây là một luật quan trọng, phức tạp, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nên hiện tại các cơ quan lập pháp tạm lùi sửa đổi, điều chỉnh. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 21.1.2021, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013 được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải tập trung sửa đổi với thời hạn hoàn thành là năm 2022. Luật sư Lê Văn Hồi - Giám đốc Công ty Luật My Way đã chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong Luật Đất đai 2013 khiến doanh nghiệp cũng như thị trường trong nước gặp phải khó khăn. Theo luật sư Hồi, Luật Đất đai 2013 đã lộ rõ nhiều nội dung chồng chéo với các luật (Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, Luật Xây dựng 2014) và các văn bản hướng dẫn khác liên quan. Điều này không chỉ dẫn tới sự khó khăn cho tổ chức thực hiện, các doanh nghiệp mà còn dẫn tới khó khăn trong việc xác định rõ trách nhiệm quản lý. Vị luật sư này phân tích, theo Luật Nhà ở 2014, cụ thể tại khoản 1 Điều 8 về “Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở”, luật đã đưa ra chính sách về việc cho phép người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất để ở và để kinh doanh cho thuê tại Việt Nam. Quy định này là nội dung quan trọng trong việc thực hiện 2 Hiệp định Thương mại tự do EVFTA và CPTPP, đánh dấu bước phát triển, hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2013, cá nhân người nước ngoài vẫn chưa có quyền sử dụng đất ở. Ngoài ra, theo ông Hồi, về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cũng có sự khác nhau. Cụ thể, tại Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định: “Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Tại khoản 2, Điều 37 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định: “a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. “Ta dễ dàng nhận thấy rằng quy định giữa hai văn bản này có sự khác biệt. Theo Luật Đất đai 2013, UBND cấp tỉnh được phép uỷ quyền cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận. Nhưng trong Nghị định số 43/2014/NĐ-CP lại không rõ ràng về việc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường là do được UBND tỉnh uỷ quyền” - vị luật sư này phân tích. Có sự chồng chéo Thêm nữa, theo luật sư Lê Văn Hồi, Luật Đất đai 2013 quy định rõ về trường hợp UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… cho tổ chức nước ngoài thì tổ chức nước ngoài đó phải có chức năng ngoại giao. Trong khi đó, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP lại không quy định cụ thể. Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 các dự án “treo” được gia hạn thêm 24 tháng, nếu sau 24 tháng đã gia hạn mà đất đó vẫn bị “treo” thì Nhà nước sẽ được thu hồi cả đất và các tài sản đã đầu tư trên đất. Tuy nhiên, quy định thu hồi tài sản đã đầu tư trên đất lại vi phạm Hiến pháp 2013 vì tài sản này được hình thành đúng pháp luật đầu tư nên Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà đầu tư. Chính bất cập này dẫn đến việc xử lý các dự án “treo” trên thực tế khó khăn hơn. Như đã trình bày ở trên, việc điều chỉnh, bổ sung Luật Đất đai 2013 vẫn đang tạm lùi, điều này dẫn đến hệ luỵ còn nhiều dự án treo trong thời gian dài không được giải quyết. Chuyên gia bất động sản, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Châu cho rằng, trong thực tế thấy giá đất được quy định trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản liên quan với giá đất trên thị trường hiện không đồng nhất. Luật Đất đai có những quy định về nguyên tắc, phương pháp định giá đất… hay Nghị định số 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất. Thế nhưng, theo bà Châu, những quy định này đều chưa thể hiện được đầy đủ đặc tính kinh tế của đất đai cũng như bảng giá thị trường so với giá Nhà nước quy định. Lợi dụng nhu cầu “săn đón” đất tại các khu đô thị, khu quy hoạch, các nhà đầu tư thường “tự nâng” mức giá đất lên cao hơn so với quy định Nhà nước. Vị này nói thêm, việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 sẽ có những tác động lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Thực tế hiện nay, đất giao cho một dự án có thể gồm nhiều loại đang có hiện trạng sử dụng khác nhau. Vì vậy mà việc giải quyết đất đai cho một dự án khi đất đó có nhiều nguồn gốc khác nhau đang gặp phải trở ngại lớn. Với sự phát triển như hiện nay, bất động sản có các loại hình đa dạng như condotel, officetel, shophouse… trong khi đó, Luật Đất đai 2013 chưa có quy định cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với các loại bất động sản trên. Đây là nguyên nhân chính làm cho phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng kiểu mới bị chững lại. Và như vậy khi Luật Đất đai 2013 được sửa đổi đúng với nội dung và giải pháp phù hợp theo thị trường thì bất động sản sẽ giải thoát được hai vấn đề trên. Cao Nguyên Theo báo Laodong
Cố tình xăm để trốn nghĩa vụ: Chưa có chế tài xử lý
Xăm mình trốn nghĩa vụ quân sự - Ảnh minh họa Gần đây có thông tin nhiều thanh niên cố tình xăm lên cơ thể để né tránh NVQS, do một số quy định về tiêu chuẩn hình xăm khi khám sức khỏe. Vậy pháp luật có hình thức nào để xử phạt hành vi này hay không? Tiêu chuẩn tuyển quân liên quan đến việc xăm trổ Hiện tại, Khoản 9 Điều 5 Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA có quy định không tuyển chọn nhập ngũ những trường hợp: “… trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên” Theo đó, người có tình trạng cơ thể không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ không được tuyển chọn nhập ngũ, chính vì vậy xảy ra tình trạng người khám sức khỏe cố tình xăm thêm lên người để không “bị” gọi đi nghĩa vụ. Chế tài xử phạt vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự Hiện tại, theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, có những chế tài xử phạt sau đây: (1) Phạt 800.000 – 1.200.000 đồng trong trường hợp: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. (2) Phạt 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp: + Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự + Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự + Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu nghiêm trọng hơn, Điều 322 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự” như sau: “1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” Có áp dụng chế tài trên với hành vi cố tình xăm thêm lên người được hay không? Thông tư 95/2014/TT-BQP hướng dẫn nghị định 120, trong đó giải thích “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” là một trong các hành vi sau: 1. Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân. 2. Sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe. 3. Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay. Theo cách hiểu trên, những hành vi làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân mới bị xếp vào chế tài xử phạt, tuy nhiên xăm trổ hoàn toàn không làm sai lệch tình trạng sức khỏe mà chỉ thay đổi hiện trạng cơ thể. Tương tự, không thể áp dụng tình tiết “không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự” để truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi xăm thêm lên người hoàn toàn không bị cấm. Trước những bất cập này, ngày 5/11/2020, Bộ Quốc phòng đã ban hành Hướng dẫn 4142/BQP-TM về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021. Văn bản này có quy định nếu hình xăm, chữ xăm ở vị trí lộ diện, nhưng diện tích nhỏ, không ảnh hưởng đến lễ tiết tác phong quân nhân, xây dựng chính quy, môi trường văn hóa quân đội thì vẫn được xem xét gọi nhập ngũ. Tuy vậy, đây chỉ là hình thức mở rộng phạm vi gọi nhập ngũ, còn hành vi “cố tình xăm thêm lên người” vẫn chưa có chế tài xử lý, dù bản chất của nó chính là một hành vi tiêu cực, chống đối chính sách của nhà nước.
Bất cập về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan trong hoạt động thanh tra
Chào mọi người, mình có bài tập về tìm những bất cập của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra. Trong các trường hợp - Trong chỉ đạo điều hành - Trong thực hiện các công tác thanh tra - Trong công tác xử lý sau thanh tra - Về công tác thanh tra Mong mọi người giúp đỡ với ạ Xin cảm ơn
Bất cập của pháp luật về đất đai
Tôi đưa ra một số ý kiến, đề nghị mọi người góp ý nhé. (đây là vấn đề hoàn toàn xuất phát từ thực tế) 1. Theo quy định tại điều 132 Luật đất đai 2013: đất công ích bao gồm cả đất trồng cây lâu năm; Điều 126 quy định thời hạn cho thuê đối với đất công ích là không quá 5 năm. Điều này là không thực tế, vì đất trồng cây lâu năm, nếu sử dụng đúng mục đích thì thời gian một chu kỳ cây là từ 7 đến 10 năm. việc ký hợp đồng 5 năm (phải qua đấu thầu...) thì có khả thi không. Đây có phải có sự nhầm lẫn của nhà làm luật không? tương tự trước đây "đát rừng sản xuất" coi là đất công ích; đến Luật đất đai 2013 đã xác định ko phải đất công íc rồi. Vậy "đất trồng cây lâu năm" có nên đưa ra khỏi khái niệm đất công ích không"? nếu đưa vào thì phải có chế độ sử dụng khác (nhất là về thời hạn sử dụng). VD đất ày được giao để trồng cây ăn quả (vải, nhãn...) thì chỉ có thể giao, thuê lâu dài. 2. Một trong những điều kiện để được cấp GCN quyền sử dụng đất là "phù hợp với quy hoạch". Vậy, nếu tôi đang sử dụng đất nông nghiệp do khai hoang (trên 20 năm - lấy mốc thời gian cho dễ tính); nhưng đất này và quy hoạch đất ở (nhà nước chưa có thông báo thu hồi, chưa có kế hoạch sử dụng đất). Vậy tôi đề nghị cấp GCN QSD đất có được không??? 3. Về việc chia tách thửa đất: Luật đất đai phân cấp cho UBND các tỉnh quy định điều kiện chia tách thửa đất. Xin trích quy định sau, đề nghị mọi người cho ý kiến: "Điều ... Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở 1. Thửa đất ở chỉ được tách thửa khi diện tích của các thửa đất hình thành sau khi tách từ thửa đất đó không nhỏ hơn 50 (năm mươi) mét vuông. Theo quy định trên, nếu tôi có thửa đất 500m2, trong đó 50 m2 đất ở và 450m2 đất vườn (thời hạn sử dụng lâu dài); tôi muốn tách thành 5 thửa, mỗi thửa 100m2, trong đó 10m2 đất ỏ và 90m2 đất vườn (kích thước các thửa sau khi tách đều đảm bảo 5mX20m. Vậy theo quy định của pháp luật tôi có được tách thửa không. Vì đây là chủ đề đầu tiên nên tôi đưa ra 3 ý kiến trên để nhờ các luật sư nghiên cứu, cho ý kiến. rất mong Ban quản trị web quan tâm.
Bất cập phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản
Bất cập phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản được thể hiện như thế nào?
Những bất cập về quy định phạt vi phạm theo pháp luật Việt Nam
Phạt vi phạm là một trong những trách nhiệm hợp đồng quan trọng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2014. Tuy nhiên, quy định về phạt vi phạm hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập nhất định. Pháp luật Việt Nam không có sự nhất quán về quy định mức phạt vi phạm Quy định về mức phạt trong các văn bản quy phạm pháp luật tương đối khác biệt. Theo Bộ luật Dân sự 2015, các bên được tự do thỏa thuận về mức phạt vi phạm và không đặt ra giới hạn về mức phạt, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Đối với sự điều chỉnh của luật chuyên ngành, Luật Thương mại 2005 quy định mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp phạt vi phạm khi kết quả giám định sai. Hay Luật Xây dựng 2014 quy định công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Từ những quy định trên có thể thấy Luật Thương mại và Luật Xây dựng đặt ra một giới hạn nhất định đối với mức phạt, được gọi là mức phạt tối đa. Tuy nhiên, việc đặt ra mức phạt tối đa không thực sự phù hợp, phạt vi phạm được hiểu là một sự đền bù bằng tiền cho các thiệt hại mà bên vi phạm phải nộp cho bên bị vi phạm khi vi phạm hợp đồng. Vì vậy có thể hiểu, mức phạt dựa trên căn cứ mức thiệt hại thực tế có thể xảy ra, và chỉ các bên tham gia hợp đồng mới biết rõ các thiệt hại trong hợp đồng của mình, nên để các bên thỏa thuận, tự quyết định thiệt hại và mức phạt. Mặt khác, khi đặt ra một mức trần có thể dẫn đến một số trường hợp mặc nhiên ấn định sử dụng mức trần đó, điều này sẽ gây rủi ro cho các bên nếu có sự chênh lệch lớn với phần giá trị thiệt hại. Pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế không có sự tương thích về quy định nghĩa vụ phạt vi phạm Theo pháp luật châu Âu khi bên vi phạm chứng minh được sự vi phạm không gây thiệt hại thì không phải thực hiện nghĩa vụ đền bù, hay bên bị vi phạm chứng minh được sự vi phạm gây thiệt hại lớn hơn số tiền đền bù thỏa thuận trong hợp đồng thì Tòa án có thể nâng mức phạt cao hơn so với hợp đồng để phù hợp với thiệt hại thực tế. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam căn cứ theo yêu cầu của người có quyền, tức bên bị vi phạm, để yêu cầu bồi thường, kể cả khi bên vi phạm chứng minh được sự vi phạm của mình không gây thiệt hại, thì vẫn thực hiện đền bù. Có thể nhận thấy tính chất khác biệt khi quy định về nghĩa vụ phạt vi phạm giữa Việt Nam và châu Âu, pháp luật Việt Nam mang tính chất trừng phạt thay vì đền bù như pháp luật châu Âu.
Bịt kẽ hở trong Luật đất đai: Sửa đổi Luật Đất đai 2013 là yêu cầu cấp bách
Bất cập của Luật Đất đai 2013 - Minh họa Không thể phủ nhận, Luật Đất đai đến hiện tại đã mang lại không ít những lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, sau nhiều năm đi vào cuộc sống, Luật cũng đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, thậm chí giới đầu cơ đã và đang dựa vào các kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Bất cập ở đâu? Để hạn chế sự ảnh hưởng của các bất cập đến doanh nghiệp, đặc biệt là bất động sản, Chính phủ đã có dự thảo điều chỉnh đối với Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, do đây là một luật quan trọng, phức tạp, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nên hiện tại các cơ quan lập pháp tạm lùi sửa đổi, điều chỉnh. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 21.1.2021, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013 được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải tập trung sửa đổi với thời hạn hoàn thành là năm 2022. Luật sư Lê Văn Hồi - Giám đốc Công ty Luật My Way đã chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong Luật Đất đai 2013 khiến doanh nghiệp cũng như thị trường trong nước gặp phải khó khăn. Theo luật sư Hồi, Luật Đất đai 2013 đã lộ rõ nhiều nội dung chồng chéo với các luật (Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, Luật Xây dựng 2014) và các văn bản hướng dẫn khác liên quan. Điều này không chỉ dẫn tới sự khó khăn cho tổ chức thực hiện, các doanh nghiệp mà còn dẫn tới khó khăn trong việc xác định rõ trách nhiệm quản lý. Vị luật sư này phân tích, theo Luật Nhà ở 2014, cụ thể tại khoản 1 Điều 8 về “Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở”, luật đã đưa ra chính sách về việc cho phép người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất để ở và để kinh doanh cho thuê tại Việt Nam. Quy định này là nội dung quan trọng trong việc thực hiện 2 Hiệp định Thương mại tự do EVFTA và CPTPP, đánh dấu bước phát triển, hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2013, cá nhân người nước ngoài vẫn chưa có quyền sử dụng đất ở. Ngoài ra, theo ông Hồi, về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cũng có sự khác nhau. Cụ thể, tại Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định: “Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Tại khoản 2, Điều 37 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định: “a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. “Ta dễ dàng nhận thấy rằng quy định giữa hai văn bản này có sự khác biệt. Theo Luật Đất đai 2013, UBND cấp tỉnh được phép uỷ quyền cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận. Nhưng trong Nghị định số 43/2014/NĐ-CP lại không rõ ràng về việc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường là do được UBND tỉnh uỷ quyền” - vị luật sư này phân tích. Có sự chồng chéo Thêm nữa, theo luật sư Lê Văn Hồi, Luật Đất đai 2013 quy định rõ về trường hợp UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… cho tổ chức nước ngoài thì tổ chức nước ngoài đó phải có chức năng ngoại giao. Trong khi đó, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP lại không quy định cụ thể. Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 các dự án “treo” được gia hạn thêm 24 tháng, nếu sau 24 tháng đã gia hạn mà đất đó vẫn bị “treo” thì Nhà nước sẽ được thu hồi cả đất và các tài sản đã đầu tư trên đất. Tuy nhiên, quy định thu hồi tài sản đã đầu tư trên đất lại vi phạm Hiến pháp 2013 vì tài sản này được hình thành đúng pháp luật đầu tư nên Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà đầu tư. Chính bất cập này dẫn đến việc xử lý các dự án “treo” trên thực tế khó khăn hơn. Như đã trình bày ở trên, việc điều chỉnh, bổ sung Luật Đất đai 2013 vẫn đang tạm lùi, điều này dẫn đến hệ luỵ còn nhiều dự án treo trong thời gian dài không được giải quyết. Chuyên gia bất động sản, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Châu cho rằng, trong thực tế thấy giá đất được quy định trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản liên quan với giá đất trên thị trường hiện không đồng nhất. Luật Đất đai có những quy định về nguyên tắc, phương pháp định giá đất… hay Nghị định số 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất. Thế nhưng, theo bà Châu, những quy định này đều chưa thể hiện được đầy đủ đặc tính kinh tế của đất đai cũng như bảng giá thị trường so với giá Nhà nước quy định. Lợi dụng nhu cầu “săn đón” đất tại các khu đô thị, khu quy hoạch, các nhà đầu tư thường “tự nâng” mức giá đất lên cao hơn so với quy định Nhà nước. Vị này nói thêm, việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 sẽ có những tác động lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Thực tế hiện nay, đất giao cho một dự án có thể gồm nhiều loại đang có hiện trạng sử dụng khác nhau. Vì vậy mà việc giải quyết đất đai cho một dự án khi đất đó có nhiều nguồn gốc khác nhau đang gặp phải trở ngại lớn. Với sự phát triển như hiện nay, bất động sản có các loại hình đa dạng như condotel, officetel, shophouse… trong khi đó, Luật Đất đai 2013 chưa có quy định cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với các loại bất động sản trên. Đây là nguyên nhân chính làm cho phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng kiểu mới bị chững lại. Và như vậy khi Luật Đất đai 2013 được sửa đổi đúng với nội dung và giải pháp phù hợp theo thị trường thì bất động sản sẽ giải thoát được hai vấn đề trên. Cao Nguyên Theo báo Laodong
Cố tình xăm để trốn nghĩa vụ: Chưa có chế tài xử lý
Xăm mình trốn nghĩa vụ quân sự - Ảnh minh họa Gần đây có thông tin nhiều thanh niên cố tình xăm lên cơ thể để né tránh NVQS, do một số quy định về tiêu chuẩn hình xăm khi khám sức khỏe. Vậy pháp luật có hình thức nào để xử phạt hành vi này hay không? Tiêu chuẩn tuyển quân liên quan đến việc xăm trổ Hiện tại, Khoản 9 Điều 5 Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA có quy định không tuyển chọn nhập ngũ những trường hợp: “… trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên” Theo đó, người có tình trạng cơ thể không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ không được tuyển chọn nhập ngũ, chính vì vậy xảy ra tình trạng người khám sức khỏe cố tình xăm thêm lên người để không “bị” gọi đi nghĩa vụ. Chế tài xử phạt vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự Hiện tại, theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, có những chế tài xử phạt sau đây: (1) Phạt 800.000 – 1.200.000 đồng trong trường hợp: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. (2) Phạt 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp: + Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự + Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự + Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu nghiêm trọng hơn, Điều 322 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự” như sau: “1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” Có áp dụng chế tài trên với hành vi cố tình xăm thêm lên người được hay không? Thông tư 95/2014/TT-BQP hướng dẫn nghị định 120, trong đó giải thích “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” là một trong các hành vi sau: 1. Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân. 2. Sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe. 3. Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay. Theo cách hiểu trên, những hành vi làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân mới bị xếp vào chế tài xử phạt, tuy nhiên xăm trổ hoàn toàn không làm sai lệch tình trạng sức khỏe mà chỉ thay đổi hiện trạng cơ thể. Tương tự, không thể áp dụng tình tiết “không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự” để truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi xăm thêm lên người hoàn toàn không bị cấm. Trước những bất cập này, ngày 5/11/2020, Bộ Quốc phòng đã ban hành Hướng dẫn 4142/BQP-TM về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021. Văn bản này có quy định nếu hình xăm, chữ xăm ở vị trí lộ diện, nhưng diện tích nhỏ, không ảnh hưởng đến lễ tiết tác phong quân nhân, xây dựng chính quy, môi trường văn hóa quân đội thì vẫn được xem xét gọi nhập ngũ. Tuy vậy, đây chỉ là hình thức mở rộng phạm vi gọi nhập ngũ, còn hành vi “cố tình xăm thêm lên người” vẫn chưa có chế tài xử lý, dù bản chất của nó chính là một hành vi tiêu cực, chống đối chính sách của nhà nước.
Bất cập về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan trong hoạt động thanh tra
Chào mọi người, mình có bài tập về tìm những bất cập của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra. Trong các trường hợp - Trong chỉ đạo điều hành - Trong thực hiện các công tác thanh tra - Trong công tác xử lý sau thanh tra - Về công tác thanh tra Mong mọi người giúp đỡ với ạ Xin cảm ơn
Bất cập của pháp luật về đất đai
Tôi đưa ra một số ý kiến, đề nghị mọi người góp ý nhé. (đây là vấn đề hoàn toàn xuất phát từ thực tế) 1. Theo quy định tại điều 132 Luật đất đai 2013: đất công ích bao gồm cả đất trồng cây lâu năm; Điều 126 quy định thời hạn cho thuê đối với đất công ích là không quá 5 năm. Điều này là không thực tế, vì đất trồng cây lâu năm, nếu sử dụng đúng mục đích thì thời gian một chu kỳ cây là từ 7 đến 10 năm. việc ký hợp đồng 5 năm (phải qua đấu thầu...) thì có khả thi không. Đây có phải có sự nhầm lẫn của nhà làm luật không? tương tự trước đây "đát rừng sản xuất" coi là đất công ích; đến Luật đất đai 2013 đã xác định ko phải đất công íc rồi. Vậy "đất trồng cây lâu năm" có nên đưa ra khỏi khái niệm đất công ích không"? nếu đưa vào thì phải có chế độ sử dụng khác (nhất là về thời hạn sử dụng). VD đất ày được giao để trồng cây ăn quả (vải, nhãn...) thì chỉ có thể giao, thuê lâu dài. 2. Một trong những điều kiện để được cấp GCN quyền sử dụng đất là "phù hợp với quy hoạch". Vậy, nếu tôi đang sử dụng đất nông nghiệp do khai hoang (trên 20 năm - lấy mốc thời gian cho dễ tính); nhưng đất này và quy hoạch đất ở (nhà nước chưa có thông báo thu hồi, chưa có kế hoạch sử dụng đất). Vậy tôi đề nghị cấp GCN QSD đất có được không??? 3. Về việc chia tách thửa đất: Luật đất đai phân cấp cho UBND các tỉnh quy định điều kiện chia tách thửa đất. Xin trích quy định sau, đề nghị mọi người cho ý kiến: "Điều ... Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở 1. Thửa đất ở chỉ được tách thửa khi diện tích của các thửa đất hình thành sau khi tách từ thửa đất đó không nhỏ hơn 50 (năm mươi) mét vuông. Theo quy định trên, nếu tôi có thửa đất 500m2, trong đó 50 m2 đất ở và 450m2 đất vườn (thời hạn sử dụng lâu dài); tôi muốn tách thành 5 thửa, mỗi thửa 100m2, trong đó 10m2 đất ỏ và 90m2 đất vườn (kích thước các thửa sau khi tách đều đảm bảo 5mX20m. Vậy theo quy định của pháp luật tôi có được tách thửa không. Vì đây là chủ đề đầu tiên nên tôi đưa ra 3 ý kiến trên để nhờ các luật sư nghiên cứu, cho ý kiến. rất mong Ban quản trị web quan tâm.