Bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng có được quy định cụ thể nội dung giới tính không?
Trong bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng lao động thì mục giới tính cần cho công việc đó có để là yêu cầu cụ thể nam hoặc nữ không? Bài viết này cung cấp quy định pháp luật về vấn đề trên. Quy định cụ thể nội dung giới tính trong bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng có tính là phân biệt đối xử trong lao động không? Khái niệm phân biệt đối xử trong lao động có quy định tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 về Giải thích từ ngữ Theo đó, trong Bộ luật lao động 2019, các từ ngữ được hiểu như sau: + Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp. Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử. Bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng có được quy định cụ thể nội dung giới tính không? Quy định tại Điều 8 Bộ luật lao động 2019: Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động - Phân biệt đối xử trong lao động. - Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động. - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc. - Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật. - Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. - Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật. - Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật. Theo đó, phân biệt đối xử trong lao động là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Theo quan điểm của tác giả, nếu việc phân biệt giới tính cho vị trí việc làm cụ thể tại doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử và có thể đặt yêu cầu phân biệt giới tính như vậy, còn nếu công việc đó không có căn cứ gì để yêu cầu đặc thù về giới tính nam hoặc nữ thì đơn vị không được đặt yêu cầu như vậy để không bị rơi vào trường hợp vi phạm điều cấm của Bộ luật lao động. Phân biệt đối xử trong lao động có bị phạt hành chính không? Tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định phạt hành vi Phân biệt đối xử trong lao động tại Điều 8 như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sau đây: Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có trình độ như thế nào?
Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có trình độ như thế nào? Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có những quyền hạn cụ thể gì? Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có trình độ như thế nào? Tại Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy ban hành kèm theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về chức danh nghề nghiệp cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. - Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kỹ năng - Ngoại ngữ: Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tối thiểu tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. - Tin học: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trở lên. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc ngạch tương đương tối thiểu là 06 năm. - Trong thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. - Kinh nghiệm khác theo yêu cầu của vị trí việc làm (nếu có). Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. - Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. - Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. - Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có những quyền hạn cụ thể gì? Tại Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy ban hành kèm theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về chức danh nghề nghiệp có những quyền hạn sau đây: (i) Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. (ii) Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. (iii) Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. (iv) Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên. Tóm lại, Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như quy định trên.
Yêu cầu kinh nghiệm của Cán sự về sở hữu trí tuệ? Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc?
Yêu cầu kinh nghiệm của Cán sự về sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Cán sự về sở hữu trí tuệ được đánh giá là hoàn thành công việc khi đảm bảo các yêu cầu gì? Yêu cầu kinh nghiệm với Cán sự về sở hữu trí tuệ? Theo Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Cán sự về sở hữu trí tuệ ban hành kèm theo Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về trình độ của chức danh nghề nghiệp này như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Kỹ năng - Ngoại ngữ: Theo yêu cầu của vị trí việc làm. - Tin học: Theo yêu cầu của vị trí việc làm. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Theo yêu cầu của vị trí việc làm cụ thể tại cơ quan, đơn vị (nếu có). Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Có khả năng đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công trong cơ quan, đơn vị. - Yêu cầu khác theo vị trí việc làm cụ thể. Như vậy, tùy vào yêu cầu của vị trí việc làm cụ thể tại cơ quan, đơn vị sẽ có quy định về kinh nghiệm khác nhau (nếu có). Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc với Cán sự về sở hữu trí tuệ? Theo Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Cán sự về sở hữu trí tuệ ban hành kèm theo Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc đối với chức danh nghề nghiệp này như sau: (1) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án. Công việc cụ thể: Tham gia hoặc hỗ trợ xây dựng các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Thực hiện theo tiến độ kế hoạch, đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ. (2) Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. Công việc cụ thể: Tham gia theo dõi, nắm tình hình thực tiễn để kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo xem xét, chỉ đạo xử lý những vấn đề thuộc lĩnh vực công tác được phân công. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian, chất lượng theo yêu cầu của cấp trên. (3) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản. Công việc cụ thể: Hỗ trợ tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện lĩnh vực được phân công theo dõi. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra được thực hiện đúng thời hạn quy định. (4) Tham gia thẩm định các văn bản. Công việc cụ thể: Tham gia góp ý văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Nội dung tham gia góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao. (5) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Công việc cụ thể: + Tham gia thực hiện hoặc hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ. + Tham gia xây dựng và thực hiện chế độ quản lý hồ sơ tài liệu, tổ chức thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu. + Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: - Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. - Tài liệu được sắp xếp ngăn nắp, khoa học; số liệu báo cáo đầy đủ, chính xác theo yêu cầu nhiệm vụ. (6) Phối hợp thực hiện. Phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan thực thi các nhiệm vụ được phân công. + Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác phát triển hiệu quả cao. + Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch. (7) Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. (8) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao. (9) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công. Tóm lại, pháp luật không quy định cụ thể Cán sự về sở hữu trí tuệ cần có kinh nghiệm như thế nào mà sẽ tùy vào yêu cầu của vị trí việc làm cụ thể tại cơ quan, đơn vị (nếu có). Về tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc được thực hiện như quy định trên.
Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào?
Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào? Công việc cụ thể của Kiểm tra viên trung cấp thuế được quy định ra sao? Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt cao đẳng trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về thuế, chiến lược phát triển của ngành thuế, chủ trương thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước và của ngành; - Nắm chắc nguyên tắc, thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thuộc phần việc được giao; - Nắm được những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội, những biến động về giá cả có tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng quản lý thuộc phạm vi quản lý được phân công; - Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả; có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra; phối hợp trong công tác; đọc hiểu, soạn thảo văn bản hành chính thông thường và kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá phần hành công việc được giao quản lý; - Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Công việc cụ thể của Kiểm tra viên trung cấp thuế được quy định ra sao? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể như sau: Tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính: Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực quản lý thuế - Giải đáp vướng mắc, hướng dẫn xử lý các tình huống phát sinh về thuế của người nộp thuế Kiểm tra - Kiểm tra công việc thuộc chức năng quản lý theo quy định của pháp luật - Tổ chức theo dõi, kiểm tra và báo cáo kịp thời những diễn biến phức tạp trong công tác thu thuế, thu nợ tiền thuế và thu khác của NNT thuộc phạm vi quản lý để cấp có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và xử lý theo pháp luật thuế. Thực hiện nhiệm vụ cụ thể Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. Phối hợp công tác quản lý thuế Phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan trong thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Thực hiện chế độ hội họp Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công. Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao. Tóm lại, Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như trình bày ở trên.
Công việc cụ thể của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực là gì?
Công việc cụ thể của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực là gì? Quyền hạn của chức danh nghề nghiệp này được quy định ra sao? Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực là vị trí gì? Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP quy định chức danh nghề nghiệp này là chức danh thuộc ngành thanh tra, thực hiện công việc sau: - Tham mưu, tham gia hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và chiến lược về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; quy hoạch, dự án, đề án, kế hoạch, sơ kết, tổng kết; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật thông qua công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tham mưu, tham gia thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật qua phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kiến nghị với cơ quan nhà nước có giải pháp, biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Công việc cụ thể của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực? Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể sau: Tham mưu xây dựng văn bản Tham mưu, tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, quy định, quy chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Hướng dẫn, kiểm tra và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ - Tham mưu, tham gia tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chiến lược, định hướng chương trình, kế hoạch... về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tham mưu, tham gia tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền. - Tham mưu, tham gia kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tham mưu, tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý. - Tham mưu, tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thẩm định các đề án Tham mưu, tham gia thẩm định các dự thảo đề án, dự án, chương trình, công trình về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phối hợp trong công tác Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp - Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn được phân công. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. Quyền hạn của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực? Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP quy định chức danh nghề nghiệp này có các quyền hạn cụ thể sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Được kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước. - Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao. - Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp liên quan. Tóm lại, Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực có các công việc cụ thể nêu trên.
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là gì?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định về hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm công lập. Vậy theo Thông tư này, nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là gì? 1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT thì nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là: - Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; - Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; - Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng của các cơ sở giáo dục; - Mỗi vị trí việc làm phải có bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực và gắn với chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; - Đảm bảo hiệu quả, thu gọn đầu mối, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và giảm chi phí ngân sách nhà nước khi xác định vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục. 2. Bản mô tả vị trí việc làm và khung năng lực lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo Bản mô tả vị trí việc làm và khung năng lực vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT, cụ thể như sau: Thứ nhất, bản mô tả vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập gồm các nội dung: - Tên vị trí việc làm; - Mục tiêu vị trí việc làm; - Các công việc và tiêu chí đánh giá; - Phạm vi quyền hạn; - Các mối quan hệ trong công việc; - Các yêu cầu về trình độ, năng lực. Thứ hai, khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo gồm các nội dung: - Về trình độ, phẩm chất gồm: Trình độ đào tạo; bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác; phẩm chất cá nhân; các yêu cầu khác theo vị trí việc làm; - Về năng lực, gồm: Nhóm năng lực chung; nhóm năng lực chuyên môn; nhóm năng lực quản lý; - Khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo phải phù hợp với tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý do cấp có thẩm quyền quy định; khung năng lực của các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo đảm bảo phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Ngoài ra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cơ sở giáo dục xây dựng bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực cụ thể của từng vị trí việc làm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên đây là những quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm và khung năng lực trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT được áp dụng từ ngày 15/05/2024.
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với Nhân viên thuế?
Nhân viên thuế cần đáp ứng những yêu cầu gì về kinh nghiệm? Chức danh này có các công việc cụ thể nào? Yêu cầu về kinh nghiệm đối với Nhân viên thuế? Nhân viên thuế cần có trình độ ra sao? Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên thuế thuộc phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ của vị trí này như sau: Trình độ đào tạo - Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Nắm được tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn thuộc phạm vi quản lý để triển khai thực hiện; - Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế; - Nắm được kiến thức thuế, pháp luật thuế, pháp luật về hành chính; - Nắm được mục đích, nội dung, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế áp dụng cho các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý; - Nắm được nguyên tắc, phương pháp lập và quản lý sổ bộ thuế; - Có kỹ năng đọc hiểu và soạn thảo văn bản hành chính thông thường và sử dụng phần mềm máy tính quản lý thuế và các công cụ khác; - Có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra đánh giá công việc. Như vậy, đối với chức danh nghề nghiệp là nhân viên thuế thì pháp luật không yêu cầu về kinh nghiệm mà chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về trình độ như quy định nêu trên. Nhân viên thuế có những công việc cụ thể nào? Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên thuế thuộc phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể như sau: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: - Đảm bảo theo đúng quy định đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. - Thực hiện theo yêu cầu kế hoạch công tác. Phối hợp Phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế; Quản lý hồ sơ tài liệu thuộc phần hành quản lý theo quy định hiện hành Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Công việc, nhiệm vụ được giao theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác. Thực hiện chế độ hội họp Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp. Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Hoàn thành đúng nội dung, đảm bảo chất lượng và thời gian Quyền hạn cụ thể của nhân viên thuế được quy định ra sao? Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên thuế thuộc phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các các quyền hạn cụ thể như sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. - Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên. Tóm lại, đối với chức danh nghề nghiệp là nhân viên thuế thì pháp luật không yêu cầu về kinh nghiệm mà chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về trình độ như quy định nêu trên.
Chuyên viên về kế toán có các công việc cụ thể nào?
Chuyên viên về kế toán có các công việc cụ thể nào? Yêu cầu về trình độ đối với Chuyên viên về kế toán được quy định ra sao? Yêu cầu về trình độ đối với Chuyên viên về kế toán? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về kế toán thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm - Có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. - Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. - Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. - Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. Chuyên viên về kế toán có các công việc cụ thể nào? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về kế toán thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể sau: (1) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án. Tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. (2) Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. - Tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. - Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. - Tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. (3) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản. Tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. (4) Tham gia thẩm định các văn bản. Tham gia thẩm định, góp ý các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. (5) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. (6) Phối hợp thực hiện. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. (7) Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. (8) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. (9) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công. Tóm lại, Chuyên viên về kế toán 09 nhóm công việc cụ thể như trên.
Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan trực tiếp thực hiện các công việc gì?
Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan tương ứng với ngạch công chức nào? Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan trực tiếp thực hiện các công việc gì? Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan tương ứng với ngạch công chức nào? Yêu cầu về trình độ? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo quy định Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan tương ứng với ngạch công chức nhân viên. Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan sẽ thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan; tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí; quản lý đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro và tiến hành các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan đảm bảo đúng quy định của pháp luật.. Cũng theo quy định này thì chức danh nghề nghiệp Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên Kinh nghiệm (thành tích công tác) Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch và của vị trí việc làm Phẩm chất cá nhân * Phẩm chất chính trị, đạo đức - Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc hiện đại hóa Ngành - Có bản lĩnh chính trị vững vàng; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội quy quy chế của cơ quan và nơi cư trú - Có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; phục tùng sự phân công của tổ chức và sự chỉ đạo của cấp trên. - Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh. - Chấp hành nguyên tắc tập trung, dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. * Phẩm chất cá nhân: - Nhanh nhẹn, linh hoạt; - Trung thực, khách quan; - Có tính sáng tạo - Ham học hỏi - Có tư duy phân tích, tổng hợp; - Trách nhiệm với công việc; - Có tinh thần đồng đội. Các yêu cầu khác - Nắm được các quy trình nghiệp vụ hải quan và quy định liên quan đến nhiệm vụ được giao. Tuyệt đối chất hành sự chỉ đạo về nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ của cấp trên. - Có năng lực thực hiện một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan đơn giản được giao. - Sử dụng được công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật được trang bị. Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan trực tiếp thực hiện các công việc gì? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo quy định chức danh nghề nghiệp này trực tiếp thực hiện các công việc sau: - Xây dựng, quản lý, ứng dụng các hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và chế độ, chính sách quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan - Thu thập, xử lý thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan; thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro, đánh giá, phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. - Theo dõi, phân tích, đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro và áp dụng chế độ, chính sách quản lý tuân thủ đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh - Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. - Thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro trước khi hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đến hoặc rời cảng; đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với các đối tượng có nguy cơ vi phạm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh - Thiết lập, quản lý, áp dụng chỉ số tiêu chí lựa chọn kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh - Thực hiện kế hoạch kiểm soát rủi ro, chuyên đề kiểm soát rủi ro, quản lý hồ sơ rủi ro, danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; xây dựng, quản lý, áp dụng hồ sơ rủi ro; ứng dụng danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan - Thường xuyên theo dõi, thu thập, phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan và các nguồn thông tin khác để nhận định những vấn đề phát sinh, bất thường trên địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện, đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức và cá nhân có liên quan. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong ngành và các cơ quan chức năng khác trong việc trao đổi, cung cấp thông tin; thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan - Phối hợp tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành; phối hợp theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kết luận thanh tra trong công tác quản lý rủi ro - Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật Tóm lại, Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan trực tiếp thực hiện các công việc nêu trên.
Kiểm tra viên chính thuế cần có những chứng chỉ gì?
Kiểm tra viên chính thuế cần có những chứng chỉ gì? Kiểm tra viên chính thuế tham gia kiểm tra, thẩm định những vấn đề nào? Kiểm tra viên chính thuế cần có những chứng chỉ gì? Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ của chức danh này như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm; - Có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch. Theo quy định này thì Kiểm tra viên chính thuế cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Kiểm tra viên chính thuế tham gia kiểm tra, thẩm định những vấn đề nào? Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này sẽ tham gia kiểm tra các vấn đề sau: - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thuế; - Chủ trì tham mưu, đề xuất xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời, đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý Cũng tại quy định này thì Kiểm tra viên chính thuế sẽ tham gia thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan, cụ thể như sau: - Tham gia thẩm định, góp ý các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. Tham gia thẩm định các đề án, đề tài nghiên cứu về thuế. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: - Phần nội dung tham gia thẩm định được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao Kiểm tra viên chính thuế có những quyền hạn cụ thể nào? Cũng theo Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các quyền hạn cụ thể sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. - Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên. Tóm lại, Kiểm tra viên chính thuế cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào?
Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào? Chức danh này có những công việc cụ thể nào theo quy định hiện hành? Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về thuế, chiến lược phát triển của ngành thuế, chủ trương thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước và của ngành; - Nắm chắc nguyên tắc, thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thuộc phần việc được giao; - Nắm được những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội, những biến động về giá cả có tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng quản lý thuộc phạm vi quản lý được phân công; - Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả; có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra; phối hợp trong công tác; đọc hiểu, soạn thảo văn bản hành chính thông thường và kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá phần hành công việc được giao quản lý; - Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Công việc cụ thể của Kiểm tra viên trung cấp thuế được quy định ra sao? Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể như sau: Tham mưu xây dựng văn bản - Chủ trì, tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quy định của Đảng, văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Chủ trì hoặc tham gia đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp trong lĩnh vực thuế. - Tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi bổ sung quy chế quản lý, quy trình thu phù hợp với tình hình thực tế. Hướng dẫn - Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. Kiểm tra Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thuế; - Chủ trì tham mưu, đề xuất xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế. Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan Tham gia thẩm định, góp ý các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. Tham gia thẩm định các đề án, đề tài nghiên cứu về thuế. Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. Phối hợp thực hiện trong công tác quản lý thuế Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương trong công tác Quản lý thuế Thực hiện chế độ hội họp Được tham gia ý kiến, phát biểu trong cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Yêu cầu về kinh nghiệm của Kiểm tra viên chính thuế là gì?
Yêu cầu về kinh nghiệm của Kiểm tra viên chính thuế là gì? Kiểm tra viên chính thuế có những quyền hạn cụ thể nào? Yêu cầu về kinh nghiệm của Kiểm tra viên chính thuế là gì? Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ của chức danh này như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm; - Có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Hiểu biết sâu sắc luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thuế; nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế; - Am hiểu chính sách chế độ, tình hình kinh tế, xã hội trong nước, quốc tế và tại địa phương đang công tác; am hiểu những thông tin liên quan đến quản lý thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới; - Có chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ thuế, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuế; - Có kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin theo công việc quản lý; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác quản lý thuế ở đơn vị, ngành, lĩnh vực; - Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế; - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Như vậy, đối với yêu cầu về kinh nghiệm, kiểm tra viên chính thuế cần có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm và có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch. Kiểm tra viên chính thuế có những quyền hạn cụ thể nào? Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định kiểm tra viên thuế có các quyền hạn sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. - Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Chuyên viên về bảo hiểm tương ứng với ngạch công chức nào?
Chuyên viên về bảo hiểm tương ứng với ngạch công chức nào? Yêu cầu về trình độ của Chuyên viên về bảo hiểm được quy định ra sao? Chuyên viên về bảo hiểm tương ứng với ngạch công chức nào? Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC có quy định Chuyên viên về bảo hiểm sẽ tương ứng với ngạch công chức Chuyên viên. Cụ thể tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về bảo hiểm thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC có giải thích vị trí này sẽ tham gia nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và chủ trì xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về lĩnh vực bảo hiểm; chủ trì, tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công. Yêu cầu về trình độ của Chuyên viên về bảo hiểm được quy định ra sao? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về bảo hiểm thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC đề cập vị trí này cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. - Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. - Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. - Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. Chuyên viên về bảo hiểm có các quyền cụ thể nào? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về bảo hiểm thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC đề cập vị trí này có các quyền cụ thể sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. - Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên. Tóm lại, Chuyên viên về bảo hiểm sẽ tương ứng với ngạch công chức Chuyên viên.
Bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng có được quy định cụ thể nội dung giới tính không?
Trong bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng lao động thì mục giới tính cần cho công việc đó có để là yêu cầu cụ thể nam hoặc nữ không? Bài viết này cung cấp quy định pháp luật về vấn đề trên. Quy định cụ thể nội dung giới tính trong bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng có tính là phân biệt đối xử trong lao động không? Khái niệm phân biệt đối xử trong lao động có quy định tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 về Giải thích từ ngữ Theo đó, trong Bộ luật lao động 2019, các từ ngữ được hiểu như sau: + Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp. Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử. Bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng có được quy định cụ thể nội dung giới tính không? Quy định tại Điều 8 Bộ luật lao động 2019: Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động - Phân biệt đối xử trong lao động. - Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động. - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc. - Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật. - Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. - Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật. - Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật. Theo đó, phân biệt đối xử trong lao động là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Theo quan điểm của tác giả, nếu việc phân biệt giới tính cho vị trí việc làm cụ thể tại doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử và có thể đặt yêu cầu phân biệt giới tính như vậy, còn nếu công việc đó không có căn cứ gì để yêu cầu đặc thù về giới tính nam hoặc nữ thì đơn vị không được đặt yêu cầu như vậy để không bị rơi vào trường hợp vi phạm điều cấm của Bộ luật lao động. Phân biệt đối xử trong lao động có bị phạt hành chính không? Tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định phạt hành vi Phân biệt đối xử trong lao động tại Điều 8 như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sau đây: Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có trình độ như thế nào?
Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có trình độ như thế nào? Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có những quyền hạn cụ thể gì? Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có trình độ như thế nào? Tại Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy ban hành kèm theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về chức danh nghề nghiệp cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. - Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kỹ năng - Ngoại ngữ: Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tối thiểu tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. - Tin học: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trở lên. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc ngạch tương đương tối thiểu là 06 năm. - Trong thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. - Kinh nghiệm khác theo yêu cầu của vị trí việc làm (nếu có). Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. - Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. - Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. - Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy có những quyền hạn cụ thể gì? Tại Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy ban hành kèm theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về chức danh nghề nghiệp có những quyền hạn sau đây: (i) Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. (ii) Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. (iii) Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. (iv) Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên. Tóm lại, Chuyên viên về quản lý đánh giá hợp chuẩn và hợp quy cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như quy định trên.
Yêu cầu kinh nghiệm của Cán sự về sở hữu trí tuệ? Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc?
Yêu cầu kinh nghiệm của Cán sự về sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Cán sự về sở hữu trí tuệ được đánh giá là hoàn thành công việc khi đảm bảo các yêu cầu gì? Yêu cầu kinh nghiệm với Cán sự về sở hữu trí tuệ? Theo Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Cán sự về sở hữu trí tuệ ban hành kèm theo Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về trình độ của chức danh nghề nghiệp này như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Kỹ năng - Ngoại ngữ: Theo yêu cầu của vị trí việc làm. - Tin học: Theo yêu cầu của vị trí việc làm. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Theo yêu cầu của vị trí việc làm cụ thể tại cơ quan, đơn vị (nếu có). Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Có khả năng đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công trong cơ quan, đơn vị. - Yêu cầu khác theo vị trí việc làm cụ thể. Như vậy, tùy vào yêu cầu của vị trí việc làm cụ thể tại cơ quan, đơn vị sẽ có quy định về kinh nghiệm khác nhau (nếu có). Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc với Cán sự về sở hữu trí tuệ? Theo Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Cán sự về sở hữu trí tuệ ban hành kèm theo Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc đối với chức danh nghề nghiệp này như sau: (1) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án. Công việc cụ thể: Tham gia hoặc hỗ trợ xây dựng các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Thực hiện theo tiến độ kế hoạch, đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ. (2) Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. Công việc cụ thể: Tham gia theo dõi, nắm tình hình thực tiễn để kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo xem xét, chỉ đạo xử lý những vấn đề thuộc lĩnh vực công tác được phân công. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian, chất lượng theo yêu cầu của cấp trên. (3) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản. Công việc cụ thể: Hỗ trợ tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện lĩnh vực được phân công theo dõi. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra được thực hiện đúng thời hạn quy định. (4) Tham gia thẩm định các văn bản. Công việc cụ thể: Tham gia góp ý văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Nội dung tham gia góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao. (5) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Công việc cụ thể: + Tham gia thực hiện hoặc hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ. + Tham gia xây dựng và thực hiện chế độ quản lý hồ sơ tài liệu, tổ chức thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu. + Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: - Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. - Tài liệu được sắp xếp ngăn nắp, khoa học; số liệu báo cáo đầy đủ, chính xác theo yêu cầu nhiệm vụ. (6) Phối hợp thực hiện. Phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan thực thi các nhiệm vụ được phân công. + Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác phát triển hiệu quả cao. + Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch. (7) Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. (8) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao. (9) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công. Tóm lại, pháp luật không quy định cụ thể Cán sự về sở hữu trí tuệ cần có kinh nghiệm như thế nào mà sẽ tùy vào yêu cầu của vị trí việc làm cụ thể tại cơ quan, đơn vị (nếu có). Về tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc được thực hiện như quy định trên.
Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào?
Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào? Công việc cụ thể của Kiểm tra viên trung cấp thuế được quy định ra sao? Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt cao đẳng trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về thuế, chiến lược phát triển của ngành thuế, chủ trương thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước và của ngành; - Nắm chắc nguyên tắc, thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thuộc phần việc được giao; - Nắm được những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội, những biến động về giá cả có tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng quản lý thuộc phạm vi quản lý được phân công; - Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả; có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra; phối hợp trong công tác; đọc hiểu, soạn thảo văn bản hành chính thông thường và kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá phần hành công việc được giao quản lý; - Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Công việc cụ thể của Kiểm tra viên trung cấp thuế được quy định ra sao? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể như sau: Tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính: Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực quản lý thuế - Giải đáp vướng mắc, hướng dẫn xử lý các tình huống phát sinh về thuế của người nộp thuế Kiểm tra - Kiểm tra công việc thuộc chức năng quản lý theo quy định của pháp luật - Tổ chức theo dõi, kiểm tra và báo cáo kịp thời những diễn biến phức tạp trong công tác thu thuế, thu nợ tiền thuế và thu khác của NNT thuộc phạm vi quản lý để cấp có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và xử lý theo pháp luật thuế. Thực hiện nhiệm vụ cụ thể Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. Phối hợp công tác quản lý thuế Phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan trong thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Thực hiện chế độ hội họp Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công. Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao. Tóm lại, Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như trình bày ở trên.
Công việc cụ thể của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực là gì?
Công việc cụ thể của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực là gì? Quyền hạn của chức danh nghề nghiệp này được quy định ra sao? Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực là vị trí gì? Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP quy định chức danh nghề nghiệp này là chức danh thuộc ngành thanh tra, thực hiện công việc sau: - Tham mưu, tham gia hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và chiến lược về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; quy hoạch, dự án, đề án, kế hoạch, sơ kết, tổng kết; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật thông qua công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tham mưu, tham gia thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật qua phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kiến nghị với cơ quan nhà nước có giải pháp, biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Công việc cụ thể của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực? Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể sau: Tham mưu xây dựng văn bản Tham mưu, tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, quy định, quy chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Hướng dẫn, kiểm tra và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ - Tham mưu, tham gia tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chiến lược, định hướng chương trình, kế hoạch... về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tham mưu, tham gia tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền. - Tham mưu, tham gia kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tham mưu, tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý. - Tham mưu, tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thẩm định các đề án Tham mưu, tham gia thẩm định các dự thảo đề án, dự án, chương trình, công trình về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phối hợp trong công tác Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp - Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn được phân công. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. Quyền hạn của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực? Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP quy định chức danh nghề nghiệp này có các quyền hạn cụ thể sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Được kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước. - Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao. - Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp liên quan. Tóm lại, Chuyên viên về phòng chống tham nhũng tiêu cực có các công việc cụ thể nêu trên.
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là gì?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định về hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm công lập. Vậy theo Thông tư này, nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là gì? 1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT thì nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là: - Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; - Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; - Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng của các cơ sở giáo dục; - Mỗi vị trí việc làm phải có bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực và gắn với chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; - Đảm bảo hiệu quả, thu gọn đầu mối, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và giảm chi phí ngân sách nhà nước khi xác định vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục. 2. Bản mô tả vị trí việc làm và khung năng lực lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo Bản mô tả vị trí việc làm và khung năng lực vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT, cụ thể như sau: Thứ nhất, bản mô tả vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập gồm các nội dung: - Tên vị trí việc làm; - Mục tiêu vị trí việc làm; - Các công việc và tiêu chí đánh giá; - Phạm vi quyền hạn; - Các mối quan hệ trong công việc; - Các yêu cầu về trình độ, năng lực. Thứ hai, khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo chuyên ngành giáo dục và đào tạo gồm các nội dung: - Về trình độ, phẩm chất gồm: Trình độ đào tạo; bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác; phẩm chất cá nhân; các yêu cầu khác theo vị trí việc làm; - Về năng lực, gồm: Nhóm năng lực chung; nhóm năng lực chuyên môn; nhóm năng lực quản lý; - Khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo phải phù hợp với tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý do cấp có thẩm quyền quy định; khung năng lực của các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo đảm bảo phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Ngoài ra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cơ sở giáo dục xây dựng bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực cụ thể của từng vị trí việc làm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên đây là những quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm và khung năng lực trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT được áp dụng từ ngày 15/05/2024.
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với Nhân viên thuế?
Nhân viên thuế cần đáp ứng những yêu cầu gì về kinh nghiệm? Chức danh này có các công việc cụ thể nào? Yêu cầu về kinh nghiệm đối với Nhân viên thuế? Nhân viên thuế cần có trình độ ra sao? Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên thuế thuộc phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ của vị trí này như sau: Trình độ đào tạo - Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Nắm được tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn thuộc phạm vi quản lý để triển khai thực hiện; - Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế; - Nắm được kiến thức thuế, pháp luật thuế, pháp luật về hành chính; - Nắm được mục đích, nội dung, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế áp dụng cho các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý; - Nắm được nguyên tắc, phương pháp lập và quản lý sổ bộ thuế; - Có kỹ năng đọc hiểu và soạn thảo văn bản hành chính thông thường và sử dụng phần mềm máy tính quản lý thuế và các công cụ khác; - Có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra đánh giá công việc. Như vậy, đối với chức danh nghề nghiệp là nhân viên thuế thì pháp luật không yêu cầu về kinh nghiệm mà chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về trình độ như quy định nêu trên. Nhân viên thuế có những công việc cụ thể nào? Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên thuế thuộc phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể như sau: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: - Đảm bảo theo đúng quy định đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. - Thực hiện theo yêu cầu kế hoạch công tác. Phối hợp Phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế; Quản lý hồ sơ tài liệu thuộc phần hành quản lý theo quy định hiện hành Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Công việc, nhiệm vụ được giao theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác. Thực hiện chế độ hội họp Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp. Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Hoàn thành đúng nội dung, đảm bảo chất lượng và thời gian Quyền hạn cụ thể của nhân viên thuế được quy định ra sao? Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên thuế thuộc phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các các quyền hạn cụ thể như sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. - Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên. Tóm lại, đối với chức danh nghề nghiệp là nhân viên thuế thì pháp luật không yêu cầu về kinh nghiệm mà chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về trình độ như quy định nêu trên.
Chuyên viên về kế toán có các công việc cụ thể nào?
Chuyên viên về kế toán có các công việc cụ thể nào? Yêu cầu về trình độ đối với Chuyên viên về kế toán được quy định ra sao? Yêu cầu về trình độ đối với Chuyên viên về kế toán? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về kế toán thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm - Có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. - Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. - Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. - Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. Chuyên viên về kế toán có các công việc cụ thể nào? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về kế toán thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể sau: (1) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án. Tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. (2) Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. - Tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. - Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. - Tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. (3) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản. Tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. (4) Tham gia thẩm định các văn bản. Tham gia thẩm định, góp ý các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về kế toán. (5) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. (6) Phối hợp thực hiện. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. (7) Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. (8) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. (9) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công. Tóm lại, Chuyên viên về kế toán 09 nhóm công việc cụ thể như trên.
Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan trực tiếp thực hiện các công việc gì?
Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan tương ứng với ngạch công chức nào? Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan trực tiếp thực hiện các công việc gì? Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan tương ứng với ngạch công chức nào? Yêu cầu về trình độ? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo quy định Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan tương ứng với ngạch công chức nhân viên. Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan sẽ thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan; tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí; quản lý đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro và tiến hành các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan đảm bảo đúng quy định của pháp luật.. Cũng theo quy định này thì chức danh nghề nghiệp Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên Kinh nghiệm (thành tích công tác) Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch và của vị trí việc làm Phẩm chất cá nhân * Phẩm chất chính trị, đạo đức - Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc hiện đại hóa Ngành - Có bản lĩnh chính trị vững vàng; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội quy quy chế của cơ quan và nơi cư trú - Có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; phục tùng sự phân công của tổ chức và sự chỉ đạo của cấp trên. - Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh. - Chấp hành nguyên tắc tập trung, dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. * Phẩm chất cá nhân: - Nhanh nhẹn, linh hoạt; - Trung thực, khách quan; - Có tính sáng tạo - Ham học hỏi - Có tư duy phân tích, tổng hợp; - Trách nhiệm với công việc; - Có tinh thần đồng đội. Các yêu cầu khác - Nắm được các quy trình nghiệp vụ hải quan và quy định liên quan đến nhiệm vụ được giao. Tuyệt đối chất hành sự chỉ đạo về nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ của cấp trên. - Có năng lực thực hiện một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan đơn giản được giao. - Sử dụng được công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật được trang bị. Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan trực tiếp thực hiện các công việc gì? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo quy định chức danh nghề nghiệp này trực tiếp thực hiện các công việc sau: - Xây dựng, quản lý, ứng dụng các hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và chế độ, chính sách quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan - Thu thập, xử lý thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan; thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro, đánh giá, phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. - Theo dõi, phân tích, đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro và áp dụng chế độ, chính sách quản lý tuân thủ đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh - Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. - Thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro trước khi hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đến hoặc rời cảng; đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với các đối tượng có nguy cơ vi phạm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh - Thiết lập, quản lý, áp dụng chỉ số tiêu chí lựa chọn kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh - Thực hiện kế hoạch kiểm soát rủi ro, chuyên đề kiểm soát rủi ro, quản lý hồ sơ rủi ro, danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; xây dựng, quản lý, áp dụng hồ sơ rủi ro; ứng dụng danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan - Thường xuyên theo dõi, thu thập, phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan và các nguồn thông tin khác để nhận định những vấn đề phát sinh, bất thường trên địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện, đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức và cá nhân có liên quan. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong ngành và các cơ quan chức năng khác trong việc trao đổi, cung cấp thông tin; thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan - Phối hợp tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành; phối hợp theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kết luận thanh tra trong công tác quản lý rủi ro - Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật Tóm lại, Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan trực tiếp thực hiện các công việc nêu trên.
Kiểm tra viên chính thuế cần có những chứng chỉ gì?
Kiểm tra viên chính thuế cần có những chứng chỉ gì? Kiểm tra viên chính thuế tham gia kiểm tra, thẩm định những vấn đề nào? Kiểm tra viên chính thuế cần có những chứng chỉ gì? Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ của chức danh này như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm; - Có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch. Theo quy định này thì Kiểm tra viên chính thuế cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Kiểm tra viên chính thuế tham gia kiểm tra, thẩm định những vấn đề nào? Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này sẽ tham gia kiểm tra các vấn đề sau: - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thuế; - Chủ trì tham mưu, đề xuất xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời, đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý Cũng tại quy định này thì Kiểm tra viên chính thuế sẽ tham gia thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan, cụ thể như sau: - Tham gia thẩm định, góp ý các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. Tham gia thẩm định các đề án, đề tài nghiên cứu về thuế. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: - Phần nội dung tham gia thẩm định được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao Kiểm tra viên chính thuế có những quyền hạn cụ thể nào? Cũng theo Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các quyền hạn cụ thể sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. - Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên. Tóm lại, Kiểm tra viên chính thuế cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào?
Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào? Chức danh này có những công việc cụ thể nào theo quy định hiện hành? Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về thuế, chiến lược phát triển của ngành thuế, chủ trương thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước và của ngành; - Nắm chắc nguyên tắc, thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thuộc phần việc được giao; - Nắm được những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội, những biến động về giá cả có tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng quản lý thuộc phạm vi quản lý được phân công; - Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả; có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra; phối hợp trong công tác; đọc hiểu, soạn thảo văn bản hành chính thông thường và kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá phần hành công việc được giao quản lý; - Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Công việc cụ thể của Kiểm tra viên trung cấp thuế được quy định ra sao? Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể như sau: Tham mưu xây dựng văn bản - Chủ trì, tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quy định của Đảng, văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Chủ trì hoặc tham gia đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp trong lĩnh vực thuế. - Tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi bổ sung quy chế quản lý, quy trình thu phù hợp với tình hình thực tế. Hướng dẫn - Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. Kiểm tra Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. - Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thuế; - Chủ trì tham mưu, đề xuất xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế. Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan Tham gia thẩm định, góp ý các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. Tham gia thẩm định các đề án, đề tài nghiên cứu về thuế. Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. Phối hợp thực hiện trong công tác quản lý thuế Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương trong công tác Quản lý thuế Thực hiện chế độ hội họp Được tham gia ý kiến, phát biểu trong cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Yêu cầu về kinh nghiệm của Kiểm tra viên chính thuế là gì?
Yêu cầu về kinh nghiệm của Kiểm tra viên chính thuế là gì? Kiểm tra viên chính thuế có những quyền hạn cụ thể nào? Yêu cầu về kinh nghiệm của Kiểm tra viên chính thuế là gì? Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ của chức danh này như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Kinh nghiệm (thành tích công tác) - Có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm; - Có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Hiểu biết sâu sắc luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thuế; nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế; - Am hiểu chính sách chế độ, tình hình kinh tế, xã hội trong nước, quốc tế và tại địa phương đang công tác; am hiểu những thông tin liên quan đến quản lý thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới; - Có chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ thuế, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuế; - Có kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin theo công việc quản lý; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác quản lý thuế ở đơn vị, ngành, lĩnh vực; - Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế; - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Như vậy, đối với yêu cầu về kinh nghiệm, kiểm tra viên chính thuế cần có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm và có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch. Kiểm tra viên chính thuế có những quyền hạn cụ thể nào? Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên chính thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định kiểm tra viên thuế có các quyền hạn sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. - Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Chuyên viên về bảo hiểm tương ứng với ngạch công chức nào?
Chuyên viên về bảo hiểm tương ứng với ngạch công chức nào? Yêu cầu về trình độ của Chuyên viên về bảo hiểm được quy định ra sao? Chuyên viên về bảo hiểm tương ứng với ngạch công chức nào? Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC có quy định Chuyên viên về bảo hiểm sẽ tương ứng với ngạch công chức Chuyên viên. Cụ thể tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về bảo hiểm thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC có giải thích vị trí này sẽ tham gia nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và chủ trì xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về lĩnh vực bảo hiểm; chủ trì, tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công. Yêu cầu về trình độ của Chuyên viên về bảo hiểm được quy định ra sao? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về bảo hiểm thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC đề cập vị trí này cần có trình độ như sau: Trình độ đào tạo - Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. Bồi dưỡng, chứng chỉ - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương. Phẩm chất cá nhân - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. Các yêu cầu khác - Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. - Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. - Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. - Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. Chuyên viên về bảo hiểm có các quyền cụ thể nào? Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về bảo hiểm thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC đề cập vị trí này có các quyền cụ thể sau: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. - Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên. Tóm lại, Chuyên viên về bảo hiểm sẽ tương ứng với ngạch công chức Chuyên viên.