Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bưu điện Trung ương
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bưu điện Trung ương được quy định tại Quyết định 1386/QĐ-BTTTT năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. 1. Vị trí và chức năng của Cục Bưu điện Trung ương Theo Điều 1 Quyết định 1386/QĐ-BTTTT năm 2024 quy định về vị trí và chức năng của Cục Bưu điện Trung ương như sau: - Cục Bưu điện Trung ương là đơn vị thông tin liên lạc đặc biệt thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật, khẩn cấp; phục vụ thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan. - Cục Bưu điện Trung ương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bưu điện Trung ương Theo Điều 2 Quyết định 1386/QĐ-BTTTT năm 2024 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bưu điện Trung ương như sau: (1) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước - Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, Mạng điện báo Hệ đặc biệt, mạng Truyền số liệu chuyên dùng, Mạng điện thoại Hệ đặc biệt và các mạng, hệ thống thông tin khác phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi chung là các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước). - Chủ trì, tham gia xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, phương án, giải pháp về tổ chức hoạt động của các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước. - Tham gia xây dựng các quy định, yêu cầu kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật cho các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước. (2) Trực tiếp tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước - Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước. - Công tác phục vụ thông tin liên lạc + Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác các mạng, hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo an toàn, bảo mật, chống chịu cao, thông suốt trong mọi tình huống. + Trực tiếp phục vụ thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đối tượng được quy định trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật, khẩn cấp. + Chủ trì xây dựng phương án, điều phối, tổ chức phục vụ thông tin liên lạc cho các sự kiện lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước theo nhiệm vụ được phân công. + Chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông được chỉ định và các đơn vị liên quan đảm bảo kết nối, an toàn và an ninh trong cung cấp dịch vụ cho cơ quan Đảng, Nhà nước. + Quản lý, triển khai, sử dụng sản phẩm mật mã và các giải pháp bảo mật, an toàn thông tin do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp cho các mạng, hệ thống thông tin của Cục Bưu điện Trung ương phục vụ Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật về Cơ yếu. + Phối hợp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Bộ Thông tin và Truyền thông. + Chủ trì xây dựng phương án tổ chức, kết nối các mạng thông tin do Cục Bưu điện Trung ương quản lý đến các mạng viễn thông dùng riêng phục vụ quốc phòng, an ninh và các mạng thông tin khác trong các trường hợp khẩn cấp. + Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động của các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước. + Là đầu mối cung cấp, lắp đặt thiết bị đầu cuối, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cho Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan trung ương theo nhiệm vụ được phân công. + Triển khai các hoạt động tư vấn, thiết kế, xây lắp; chủ trì triển khai các đề án, dự án tích hợp các hệ thống bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước. + Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động đảm bảo thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, Nhà nước theo sự phân công, phân cấp của Bộ trưởng. - Về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số + Chủ trì triển khai, quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước thống nhất, tập trung, xuyên suốt bốn cấp hành chính, bảo đảm năng lực, an toàn thông tin. + Chủ trì, phối hợp xây dựng, phát triển hạ tầng Chính phủ số, các nền tảng mang tính hạ tầng phục vụ Đảng, Nhà nước; thúc đẩy phát triển các ứng dụng dùng chung, nền tảng số quốc gia theo phân công của Bộ trưởng. + Phối hợp xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ. (3) Thực hiện công tác quản trị nội bộ - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động phục vụ thông tin liên lạc cho Đảng, Nhà nước, hoạt động quản lý của Cục; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động của Cục theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông. - Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chính sách, chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. - Quản lý tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. (4) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc được Bộ trưởng giao. Tóm lại, Cục Bưu điện Trung ương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật, khẩn cấp; phục vụ thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan và có 04 nhiệm vụ và quyền hạn chính như trên.
Cảnh giác: Giả mạo Bưu điện Việt Nam để lừa đảo khách hàng chiếm đoạt tài sản
Thời gian gần đây, nhận được nhiều phản ánh từ người dân về việc email giả mạo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Tổng Công ty Bưu điện VN đã nhiều lần cảnh báo trước đó về hình thức giả mạo này, vậy pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào? Cụ thể, gần đây, người dân nhận được email giả mạo Tổng đài Vietnam Post thông báo với khách hàng có bưu kiện chưa thể nhận hoặc gửi đi và yêu cầu thanh toán phí dịch vụ bằng cách chuyển khoản hoặc làm theo hướng dẫn để thanh toán, kèm theo đường link. Khi truy cập vào đường link, người dân sẽ bị đưa tới một trang web giả. Trang web sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, ảnh chụp CCCD và thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng. Ngoài ra, các đối tượng còn giả mạo nhân viên bưu điện đến nhà khách hàng thu tiền thuế, tiền nước, tiền phí phạt vi phạm giao thông… Thậm chí, các đối tượng còn sẵn sàng giao biên lai giả mạo logo, con dấu của Bưu điện để tránh bị phát hiện. Theo đó, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, không làm theo, từ chối các cuộc điện thoại nghi ngờ lừa đảo. Đồng thời, không thực hiện nộp tại địa chỉ các khoản tạm ứng lệ phí dịch vụ. Song, khách hàng cũng lưu ý nhận diện, nhân viên Bưu điện mặc đúng đồng phục có logo Vietnam Post, đeo bảng tên ghi rõ tên, mã nhân viên, chức vụ, đơn vị công tác và có đầy đủ giấy tờ hoặc thiết bị chuyên dụng theo quy định. Đối với hàng hóa quốc tế: Bưu điện thường sẽ không yêu cầu người dùng chuyển tiền trước về tài khoản cá nhân. Các khoản lệ phí, phí thu hộ - chi hộ dịch vụ, Vietnam Post chỉ áp dụng thu, chi tại các điểm giao dịch (bưu cục, bưu điện-văn hóa xã), không thu tại địa chỉ khách hàng. Đối với thu thuế, nhân viên bưu điện sẽ in biên lai gồm thông tin của người phải nộp thuế, các nghĩa vụ thuế phải nộp, mã số thuế (do Tổng cục Thuế gửi về) và đi thu hoặc thực hiện truy vấn thông tin online qua thiết bị SmartPOS, in 2 liên phiếu thu, đóng dấu bưu điện, thu tiền ngay tại địa chỉ của khách hàng. Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Tổ chức phục vụ đọc sách tại điểm Bưu điện văn hóa xã phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào?
Để người dân hiểu rõ hơn về điểm Bưu điện văn hóa xã, thì có một câu hỏi đặt ra là tổ chức phục vụ đọc sách tại điểm Bưu điện văn hóa xã phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Điểm Bưu điện văn hóa xã được được quy định như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2013/TT-BTTTT, điểm a khoản 9 Điều 1 Thông tư 11/2019/TT-BTTTT có quy định về điểm Bưu điện văn hóa xã như sau: - Điểm Bưu điện - Văn hóa xã là điểm phục vụ thuộc mạng bưu chính công cộng do Nhà nước giao Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xây dựng, duy trì, quản lý để cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích và các dịch vụ kinh doanh khác theo định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động đọc sách, báo phục vụ cộng đồng. - Điểm Bưu điện - Văn hóa xã là điểm được ưu tiên lựa chọn để: + Cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trong Chương trình viễn thông công ích; + Tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn phù hợp quy định về hoạt động tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Tổ chức phục vụ đọc sách tại điểm Bưu điện văn hóa xã phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào? (Hình từ Internet) Tổ chức phục vụ đọc sách tại điểm Bưu điện văn hóa xã phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2013/TT-BTTTT, có quy định về tổ chức phục vụ đọc sách tại Bưu điện văn hóa xã hội phải đáp ứng những yêu cầu như sau: - Đảm bảo thời gian tối thiểu phục vụ nhu cầu đọc sách, báo của nhân dân tương ứng với thời gian mở cửa theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo từng thời kỳ; - Các loại sách, báo phải được vào sổ sách, phân loại, sắp xếp theo chủ đề để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và tìm đọc. Nguồn sách tại Bưu điện văn hóa xã có những quy định như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 17/2013/TT-BTTTT, có quy định về nguồn sách tại Bưu điện văn hóa xã như sau: - Nguồn sách, báo tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã được cung cấp thông qua các chương trình phối hợp liên ngành, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các chương trình khác. - Sách, báo cung cấp cho điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải phù hợp với nhu cầu và đặc thù của địa phương; ưu tiên phân bổ cho các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện văn hóa xã có những quy định như thế nào? Căn cứ tại theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2013/TT-BTTTT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2019/TT-BTTTT, có quy định về nhân viên điểm Bưu điiện- văn hóa xã như sau: - Nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây: + Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; riêng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tối thiểu phải có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở; + Được đào tạo cơ bản về các nghiệp vụ bưu chính và tổ chức phục vụ đọc sách, báo; + Thực hiện đúng các thỏa thuận cam kết với doanh nghiệp được giao quản lý hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã - Nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã được ký hợp đồng, hưởng thù lao và các chế độ khác theo thỏa thuận với doanh nghiệp được giao quản lý hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan
Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bưu điện Trung ương
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bưu điện Trung ương được quy định tại Quyết định 1386/QĐ-BTTTT năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. 1. Vị trí và chức năng của Cục Bưu điện Trung ương Theo Điều 1 Quyết định 1386/QĐ-BTTTT năm 2024 quy định về vị trí và chức năng của Cục Bưu điện Trung ương như sau: - Cục Bưu điện Trung ương là đơn vị thông tin liên lạc đặc biệt thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật, khẩn cấp; phục vụ thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan. - Cục Bưu điện Trung ương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bưu điện Trung ương Theo Điều 2 Quyết định 1386/QĐ-BTTTT năm 2024 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bưu điện Trung ương như sau: (1) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước - Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, Mạng điện báo Hệ đặc biệt, mạng Truyền số liệu chuyên dùng, Mạng điện thoại Hệ đặc biệt và các mạng, hệ thống thông tin khác phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi chung là các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước). - Chủ trì, tham gia xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, phương án, giải pháp về tổ chức hoạt động của các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước. - Tham gia xây dựng các quy định, yêu cầu kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật cho các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước. (2) Trực tiếp tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước - Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước. - Công tác phục vụ thông tin liên lạc + Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác các mạng, hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo an toàn, bảo mật, chống chịu cao, thông suốt trong mọi tình huống. + Trực tiếp phục vụ thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đối tượng được quy định trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật, khẩn cấp. + Chủ trì xây dựng phương án, điều phối, tổ chức phục vụ thông tin liên lạc cho các sự kiện lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước theo nhiệm vụ được phân công. + Chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông được chỉ định và các đơn vị liên quan đảm bảo kết nối, an toàn và an ninh trong cung cấp dịch vụ cho cơ quan Đảng, Nhà nước. + Quản lý, triển khai, sử dụng sản phẩm mật mã và các giải pháp bảo mật, an toàn thông tin do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp cho các mạng, hệ thống thông tin của Cục Bưu điện Trung ương phục vụ Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật về Cơ yếu. + Phối hợp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Bộ Thông tin và Truyền thông. + Chủ trì xây dựng phương án tổ chức, kết nối các mạng thông tin do Cục Bưu điện Trung ương quản lý đến các mạng viễn thông dùng riêng phục vụ quốc phòng, an ninh và các mạng thông tin khác trong các trường hợp khẩn cấp. + Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động của các mạng, hệ thống thông tin phục vụ Đảng, Nhà nước. + Là đầu mối cung cấp, lắp đặt thiết bị đầu cuối, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cho Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan trung ương theo nhiệm vụ được phân công. + Triển khai các hoạt động tư vấn, thiết kế, xây lắp; chủ trì triển khai các đề án, dự án tích hợp các hệ thống bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước. + Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động đảm bảo thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, Nhà nước theo sự phân công, phân cấp của Bộ trưởng. - Về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số + Chủ trì triển khai, quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước thống nhất, tập trung, xuyên suốt bốn cấp hành chính, bảo đảm năng lực, an toàn thông tin. + Chủ trì, phối hợp xây dựng, phát triển hạ tầng Chính phủ số, các nền tảng mang tính hạ tầng phục vụ Đảng, Nhà nước; thúc đẩy phát triển các ứng dụng dùng chung, nền tảng số quốc gia theo phân công của Bộ trưởng. + Phối hợp xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ. (3) Thực hiện công tác quản trị nội bộ - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động phục vụ thông tin liên lạc cho Đảng, Nhà nước, hoạt động quản lý của Cục; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động của Cục theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông. - Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chính sách, chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. - Quản lý tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. (4) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc được Bộ trưởng giao. Tóm lại, Cục Bưu điện Trung ương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật, khẩn cấp; phục vụ thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan và có 04 nhiệm vụ và quyền hạn chính như trên.
Cảnh giác: Giả mạo Bưu điện Việt Nam để lừa đảo khách hàng chiếm đoạt tài sản
Thời gian gần đây, nhận được nhiều phản ánh từ người dân về việc email giả mạo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Tổng Công ty Bưu điện VN đã nhiều lần cảnh báo trước đó về hình thức giả mạo này, vậy pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào? Cụ thể, gần đây, người dân nhận được email giả mạo Tổng đài Vietnam Post thông báo với khách hàng có bưu kiện chưa thể nhận hoặc gửi đi và yêu cầu thanh toán phí dịch vụ bằng cách chuyển khoản hoặc làm theo hướng dẫn để thanh toán, kèm theo đường link. Khi truy cập vào đường link, người dân sẽ bị đưa tới một trang web giả. Trang web sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, ảnh chụp CCCD và thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng. Ngoài ra, các đối tượng còn giả mạo nhân viên bưu điện đến nhà khách hàng thu tiền thuế, tiền nước, tiền phí phạt vi phạm giao thông… Thậm chí, các đối tượng còn sẵn sàng giao biên lai giả mạo logo, con dấu của Bưu điện để tránh bị phát hiện. Theo đó, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, không làm theo, từ chối các cuộc điện thoại nghi ngờ lừa đảo. Đồng thời, không thực hiện nộp tại địa chỉ các khoản tạm ứng lệ phí dịch vụ. Song, khách hàng cũng lưu ý nhận diện, nhân viên Bưu điện mặc đúng đồng phục có logo Vietnam Post, đeo bảng tên ghi rõ tên, mã nhân viên, chức vụ, đơn vị công tác và có đầy đủ giấy tờ hoặc thiết bị chuyên dụng theo quy định. Đối với hàng hóa quốc tế: Bưu điện thường sẽ không yêu cầu người dùng chuyển tiền trước về tài khoản cá nhân. Các khoản lệ phí, phí thu hộ - chi hộ dịch vụ, Vietnam Post chỉ áp dụng thu, chi tại các điểm giao dịch (bưu cục, bưu điện-văn hóa xã), không thu tại địa chỉ khách hàng. Đối với thu thuế, nhân viên bưu điện sẽ in biên lai gồm thông tin của người phải nộp thuế, các nghĩa vụ thuế phải nộp, mã số thuế (do Tổng cục Thuế gửi về) và đi thu hoặc thực hiện truy vấn thông tin online qua thiết bị SmartPOS, in 2 liên phiếu thu, đóng dấu bưu điện, thu tiền ngay tại địa chỉ của khách hàng. Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Tổ chức phục vụ đọc sách tại điểm Bưu điện văn hóa xã phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào?
Để người dân hiểu rõ hơn về điểm Bưu điện văn hóa xã, thì có một câu hỏi đặt ra là tổ chức phục vụ đọc sách tại điểm Bưu điện văn hóa xã phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Điểm Bưu điện văn hóa xã được được quy định như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2013/TT-BTTTT, điểm a khoản 9 Điều 1 Thông tư 11/2019/TT-BTTTT có quy định về điểm Bưu điện văn hóa xã như sau: - Điểm Bưu điện - Văn hóa xã là điểm phục vụ thuộc mạng bưu chính công cộng do Nhà nước giao Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xây dựng, duy trì, quản lý để cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích và các dịch vụ kinh doanh khác theo định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động đọc sách, báo phục vụ cộng đồng. - Điểm Bưu điện - Văn hóa xã là điểm được ưu tiên lựa chọn để: + Cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trong Chương trình viễn thông công ích; + Tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn phù hợp quy định về hoạt động tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Tổ chức phục vụ đọc sách tại điểm Bưu điện văn hóa xã phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào? (Hình từ Internet) Tổ chức phục vụ đọc sách tại điểm Bưu điện văn hóa xã phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2013/TT-BTTTT, có quy định về tổ chức phục vụ đọc sách tại Bưu điện văn hóa xã hội phải đáp ứng những yêu cầu như sau: - Đảm bảo thời gian tối thiểu phục vụ nhu cầu đọc sách, báo của nhân dân tương ứng với thời gian mở cửa theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo từng thời kỳ; - Các loại sách, báo phải được vào sổ sách, phân loại, sắp xếp theo chủ đề để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và tìm đọc. Nguồn sách tại Bưu điện văn hóa xã có những quy định như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 17/2013/TT-BTTTT, có quy định về nguồn sách tại Bưu điện văn hóa xã như sau: - Nguồn sách, báo tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã được cung cấp thông qua các chương trình phối hợp liên ngành, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các chương trình khác. - Sách, báo cung cấp cho điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải phù hợp với nhu cầu và đặc thù của địa phương; ưu tiên phân bổ cho các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện văn hóa xã có những quy định như thế nào? Căn cứ tại theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2013/TT-BTTTT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2019/TT-BTTTT, có quy định về nhân viên điểm Bưu điiện- văn hóa xã như sau: - Nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây: + Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; riêng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tối thiểu phải có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở; + Được đào tạo cơ bản về các nghiệp vụ bưu chính và tổ chức phục vụ đọc sách, báo; + Thực hiện đúng các thỏa thuận cam kết với doanh nghiệp được giao quản lý hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã - Nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã được ký hợp đồng, hưởng thù lao và các chế độ khác theo thỏa thuận với doanh nghiệp được giao quản lý hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan