Chế độ báo cáo, ban hành kết luận thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Ngày 19/03/2024, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 117/QĐ-TTr năm 2024 về Quy chế tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. Theo đó quy định chế độ báo cáo, ban hành kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (1) Quy định chế độ báo cáo của đoàn thanh tra Theo Điều 7 Quyết định 117/QĐ-TTr quy định chế độ báo cáo của đoàn thanh tra, như sau: - Báo cáo trước khi tiến hành thanh tra trực tiếp tại đối tượng thanh tra Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 17 Quy chế làm việc của Thanh tra. - Báo cáo trong quá trình thanh tra trực tiếp tại đối tượng thanh tra + Nội dung báo cáo Trong quá trình thanh tra trực tiếp đối tượng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo với người ban hành quyết định thanh tra về tiến độ, yêu cầu thực hiện công việc của Đoàn thanh tra, gồm: giờ dự kiến bắt đầu thông qua nội dung biên bản kiểm tra, xác minh; giờ dự kiến kết thúc thanh tra trực tiếp; những phát sinh khác ngoài kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình làm việc với đối tượng thanh tra; ghi nhận của đoàn thanh tra về tuân thủ của đối tượng thanh tra (tính đến thời điểm báo cáo); thực hiện các chỉ đạo, yêu cầu của người ban hành quyết định thanh tra trong quá trình thanh tra trực tiếp (nếu có); các đề xuất, kiến nghị của Đoàn thanh tra. Việc báo cáo phải đảm bảo quy định về bảo vệ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. + Thời điểm báo cáo - Đối với thanh tra trong lĩnh vực lao động, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp: + Thanh tra tại Tổng Công ty/tập đoàn và các đơn vị thành viên, đơn vị liên kết: báo cáo hằng tuần trước 15 giờ ngày thứ Sáu; báo cáo chậm nhất trước 16 giờ giờ dự kiến bắt đầu thông qua biên bản kiểm tra, xác minh tại Tổng Công ty/Tập đoàn. + Thanh tra tại đối tượng thanh tra khác: báo cáo hằng tuần trước 15 giờ ngày thứ Sáu (nếu tiến độ thực hiện đợt thanh tra không trong một tuần); báo cáo báo cáo chậm nhất trước 04 giờ giờ dự kiến bắt đầu thông qua biên bản kiểm xác minh tại doanh nghiệp cuối cùng trong đợt thanh tra. - Đối với thanh tra trong các lĩnh vực khác hoặc thanh tra trong lĩnh vực lao động tại cơ quan quản lý nhà nước: báo cáo hằng tuần trước 15 giờ thứ Sáu (nếu tiến độ thực hiện đợt thanh tra không trong một tuần); báo cáo chậm nhất trước 16 giờ giờ dự kiến bắt đầu thông qua biên bản kiểm tra, xác minh. - Báo cáo sau khi kết thúc thanh tra trực tiếp tại đối tượng thanh tra Thực hiện theo luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. (2) Quy định ban hành kết luận thanh tra Theo Điều 8 Quyết định 117/QĐ-TTr quy định ban hành kết luận thanh tra, như sau: - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày được người ban hành quyết định thanh tra giao (trường hợp phức tạp thì thời hạn không quá 30 ngày), Trưởng đoàn thanh tra phải hoàn thành dự thảo kết luận thanh tra, lập phiếu trình kết luận thanh tra theo mẫu số 01 Quy chế này, gửi hồ sơ gồm: dự thảo kết luận thanh tra, báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh, quyết định thanh tra, kế hoạch thanh tra, đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, lịch làm việc của đoàn thanh tra, nhật ký đoàn thanh tra, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến đoàn thanh tra gửi Phòng Tổng hợp và giám sát thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. - Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình dự thảo kết luận thanh tra của đoàn thanh tra, Trưởng phòng Tổng hợp và giám sát thanh tra đề xuất, trình Chánh thanh tra quyết định phân công công chức thực hiện thẩm định, nội dung và thời gian thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. - Trên cơ sở báo cáo thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra xem xét, chỉ đạo trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra và trình hồ sơ cho người ban hành quyết định thanh tra xem xét, ký, ban hành kết luận thanh tra. Như vậy quy định chế độ báo cáo, ban hành kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 7, 8 Quyết định 117/QĐ-TTr năm 2024 có hiệu lực ngày 19/03/2024.
Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu lực từ 05/03/2024 như sau: 1. Các loại báo cáo Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định các loại báo cáo bao gồm: - Báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm. - Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định. - Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ. 2. Báo cáo định kỳ Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về báo cáo định kỳ như sau: - Báo cáo Quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm: + Về công tác thanh tra: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 01 và các biểu số liệu 01/TTr, 02/TTr, 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr, 06/TTr, 07/TTr, 01/QLNN, 02/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. + Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02 và các biểu số liệu 01/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ, 03/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. + Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư này. - Báo cáo Quý II, Quý III và Quý IV chỉ thực hiện báo cáo theo các biểu số liệu sau: + Về công tác thanh tra: các biểu số liệu 01/TTr, 02/TTr, 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr, 06/TTr, 07/TTr, 01/QLNN, 02/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. + Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: các biểu số liệu 01/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ, 03/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. + Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: các biểu số liệu 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư này. - Ngoài những nội dung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trong trường hợp cần thiết, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo bổ sung nội dung tổng hợp chuyên sâu về kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình gửi Thanh tra Chính phủ. 3. Báo cáo chuyên đề Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về báo cáo chuyển đề như sau: - Báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hằng năm: Báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hằng năm: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, dự báo tình hình và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 02 và các biểu số liệu 01/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ, 03/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cần thiết phải bổ sung nội dung, Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn cụ thể về đề cương, biểu số liệu báo cáo. - Báo cáo chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hằng năm: Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cần thiết phải bổ sung nội dung, Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn cụ thể về đề cương, biểu số liệu báo cáo. - Báo cáo chuyên đề khác: Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn cụ thể về đề cương, biểu số liệu báo cáo. 4. Báo cáo đột xuất Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về báo cáo định kỳ như sau: - Khi Thanh tra Chính phủ có yêu cầu báo cáo đột xuất trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm báo cáo theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. - Khi cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện những vấn đề đột xuất, có tính chất phức tạp trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quan thanh tra cấp trên và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được chỉ đạo, phối hợp xử lý. Theo đó, từ ngày 05/03/2024, báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ gồm các loại báo cáo nêu trên.
Việc sửa đổi bổ sung quyết định thanh tra có thể thực hiện trong giai đoạn tiến hành thanh tra trực tiếp nhận định trên đúng hay sai?
Thời gian cơ quan nhà nước phải báo cho doanh nghiệp trước khi đến thanh tra?
Có văn bản nào quy định thời gian cơ quan nhà nước phải báo cho doanh nghiệp là bao lâu trước khi đến thanh tra không?
Công văn 2808/TTCP-KHTCTH chấn chỉnh công tác báo cáo việc thanh tra, tiếp công dân
Trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Việc thống kê, tổng hợp báo cáo đã dần đi vào nền nếp và chất lượng từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện tốt công tác này, đặc biệt có đơn vị thống kê số liệu không đầy đủ, thiếu chính xác, sai lệch nhiều so với thực tế; báo cáo không phản ánh được tình hình của bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong kỳ báo cáo, không bám sát đề cương và các nội dung gợi ý báo cáo bổ sung của Thanh tra Chính phủ; nhiều đơn vị không nhập số liệu vào phần mềm, không gửi báo cáo hoặc gửi rất chậm so với thời hạn quy định..., làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng báo cáo của ngành Thanh tra với Chính phủ, của Chính phủ với Trung ương, Quốc hội. Do vậy, vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Công văn 2808/TTCP-KHTCTH đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm rà soát, chấn chỉnh, chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, trong đó cần tập trung chỉ đạo: - Thống kê số liệu đầy đủ, chính xác theo biểu mẫu quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ, quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Khẩn trương khắc phục tình trạng số liệu chưa chính xác hoặc bỏ trống, không thống kê đủ các chỉ tiêu theo biểu mẫu. - Xây dựng nội dung báo cáo định kỳ đúng theo Đề cương quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP. Đồng thời, trong một số trường hợp cụ thể, báo cáo bổ sung thêm những nội dung gợi ý, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ về những vấn đề dư luận quan tâm, hoặc để phục vụ yêu cầu của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và phục vụ công tác quản lý nhà nước. - Nhập số liệu vào phần mềm Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và gửi báo cáo đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đúng theo thời hạn quy định (cả bản giấy và file mềm). Công văn 2808/TTCP-KHTCTH ban hành ngày 9/11/2017.
Chế độ báo cáo, ban hành kết luận thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Ngày 19/03/2024, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 117/QĐ-TTr năm 2024 về Quy chế tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. Theo đó quy định chế độ báo cáo, ban hành kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (1) Quy định chế độ báo cáo của đoàn thanh tra Theo Điều 7 Quyết định 117/QĐ-TTr quy định chế độ báo cáo của đoàn thanh tra, như sau: - Báo cáo trước khi tiến hành thanh tra trực tiếp tại đối tượng thanh tra Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 17 Quy chế làm việc của Thanh tra. - Báo cáo trong quá trình thanh tra trực tiếp tại đối tượng thanh tra + Nội dung báo cáo Trong quá trình thanh tra trực tiếp đối tượng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo với người ban hành quyết định thanh tra về tiến độ, yêu cầu thực hiện công việc của Đoàn thanh tra, gồm: giờ dự kiến bắt đầu thông qua nội dung biên bản kiểm tra, xác minh; giờ dự kiến kết thúc thanh tra trực tiếp; những phát sinh khác ngoài kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình làm việc với đối tượng thanh tra; ghi nhận của đoàn thanh tra về tuân thủ của đối tượng thanh tra (tính đến thời điểm báo cáo); thực hiện các chỉ đạo, yêu cầu của người ban hành quyết định thanh tra trong quá trình thanh tra trực tiếp (nếu có); các đề xuất, kiến nghị của Đoàn thanh tra. Việc báo cáo phải đảm bảo quy định về bảo vệ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. + Thời điểm báo cáo - Đối với thanh tra trong lĩnh vực lao động, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp: + Thanh tra tại Tổng Công ty/tập đoàn và các đơn vị thành viên, đơn vị liên kết: báo cáo hằng tuần trước 15 giờ ngày thứ Sáu; báo cáo chậm nhất trước 16 giờ giờ dự kiến bắt đầu thông qua biên bản kiểm tra, xác minh tại Tổng Công ty/Tập đoàn. + Thanh tra tại đối tượng thanh tra khác: báo cáo hằng tuần trước 15 giờ ngày thứ Sáu (nếu tiến độ thực hiện đợt thanh tra không trong một tuần); báo cáo báo cáo chậm nhất trước 04 giờ giờ dự kiến bắt đầu thông qua biên bản kiểm xác minh tại doanh nghiệp cuối cùng trong đợt thanh tra. - Đối với thanh tra trong các lĩnh vực khác hoặc thanh tra trong lĩnh vực lao động tại cơ quan quản lý nhà nước: báo cáo hằng tuần trước 15 giờ thứ Sáu (nếu tiến độ thực hiện đợt thanh tra không trong một tuần); báo cáo chậm nhất trước 16 giờ giờ dự kiến bắt đầu thông qua biên bản kiểm tra, xác minh. - Báo cáo sau khi kết thúc thanh tra trực tiếp tại đối tượng thanh tra Thực hiện theo luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. (2) Quy định ban hành kết luận thanh tra Theo Điều 8 Quyết định 117/QĐ-TTr quy định ban hành kết luận thanh tra, như sau: - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày được người ban hành quyết định thanh tra giao (trường hợp phức tạp thì thời hạn không quá 30 ngày), Trưởng đoàn thanh tra phải hoàn thành dự thảo kết luận thanh tra, lập phiếu trình kết luận thanh tra theo mẫu số 01 Quy chế này, gửi hồ sơ gồm: dự thảo kết luận thanh tra, báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh, quyết định thanh tra, kế hoạch thanh tra, đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, lịch làm việc của đoàn thanh tra, nhật ký đoàn thanh tra, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến đoàn thanh tra gửi Phòng Tổng hợp và giám sát thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. - Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình dự thảo kết luận thanh tra của đoàn thanh tra, Trưởng phòng Tổng hợp và giám sát thanh tra đề xuất, trình Chánh thanh tra quyết định phân công công chức thực hiện thẩm định, nội dung và thời gian thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. - Trên cơ sở báo cáo thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra xem xét, chỉ đạo trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra và trình hồ sơ cho người ban hành quyết định thanh tra xem xét, ký, ban hành kết luận thanh tra. Như vậy quy định chế độ báo cáo, ban hành kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 7, 8 Quyết định 117/QĐ-TTr năm 2024 có hiệu lực ngày 19/03/2024.
Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu lực từ 05/03/2024 như sau: 1. Các loại báo cáo Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định các loại báo cáo bao gồm: - Báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm. - Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định. - Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ. 2. Báo cáo định kỳ Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về báo cáo định kỳ như sau: - Báo cáo Quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm: + Về công tác thanh tra: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 01 và các biểu số liệu 01/TTr, 02/TTr, 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr, 06/TTr, 07/TTr, 01/QLNN, 02/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. + Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02 và các biểu số liệu 01/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ, 03/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. + Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư này. - Báo cáo Quý II, Quý III và Quý IV chỉ thực hiện báo cáo theo các biểu số liệu sau: + Về công tác thanh tra: các biểu số liệu 01/TTr, 02/TTr, 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr, 06/TTr, 07/TTr, 01/QLNN, 02/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. + Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: các biểu số liệu 01/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ, 03/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. + Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: các biểu số liệu 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư này. - Ngoài những nội dung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trong trường hợp cần thiết, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo bổ sung nội dung tổng hợp chuyên sâu về kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình gửi Thanh tra Chính phủ. 3. Báo cáo chuyên đề Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về báo cáo chuyển đề như sau: - Báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hằng năm: Báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hằng năm: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, dự báo tình hình và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 02 và các biểu số liệu 01/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ, 03/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cần thiết phải bổ sung nội dung, Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn cụ thể về đề cương, biểu số liệu báo cáo. - Báo cáo chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hằng năm: Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cần thiết phải bổ sung nội dung, Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn cụ thể về đề cương, biểu số liệu báo cáo. - Báo cáo chuyên đề khác: Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn cụ thể về đề cương, biểu số liệu báo cáo. 4. Báo cáo đột xuất Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về báo cáo định kỳ như sau: - Khi Thanh tra Chính phủ có yêu cầu báo cáo đột xuất trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm báo cáo theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. - Khi cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện những vấn đề đột xuất, có tính chất phức tạp trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quan thanh tra cấp trên và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được chỉ đạo, phối hợp xử lý. Theo đó, từ ngày 05/03/2024, báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ gồm các loại báo cáo nêu trên.
Việc sửa đổi bổ sung quyết định thanh tra có thể thực hiện trong giai đoạn tiến hành thanh tra trực tiếp nhận định trên đúng hay sai?
Thời gian cơ quan nhà nước phải báo cho doanh nghiệp trước khi đến thanh tra?
Có văn bản nào quy định thời gian cơ quan nhà nước phải báo cho doanh nghiệp là bao lâu trước khi đến thanh tra không?
Công văn 2808/TTCP-KHTCTH chấn chỉnh công tác báo cáo việc thanh tra, tiếp công dân
Trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Việc thống kê, tổng hợp báo cáo đã dần đi vào nền nếp và chất lượng từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện tốt công tác này, đặc biệt có đơn vị thống kê số liệu không đầy đủ, thiếu chính xác, sai lệch nhiều so với thực tế; báo cáo không phản ánh được tình hình của bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong kỳ báo cáo, không bám sát đề cương và các nội dung gợi ý báo cáo bổ sung của Thanh tra Chính phủ; nhiều đơn vị không nhập số liệu vào phần mềm, không gửi báo cáo hoặc gửi rất chậm so với thời hạn quy định..., làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng báo cáo của ngành Thanh tra với Chính phủ, của Chính phủ với Trung ương, Quốc hội. Do vậy, vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Công văn 2808/TTCP-KHTCTH đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm rà soát, chấn chỉnh, chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, trong đó cần tập trung chỉ đạo: - Thống kê số liệu đầy đủ, chính xác theo biểu mẫu quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ, quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Khẩn trương khắc phục tình trạng số liệu chưa chính xác hoặc bỏ trống, không thống kê đủ các chỉ tiêu theo biểu mẫu. - Xây dựng nội dung báo cáo định kỳ đúng theo Đề cương quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP. Đồng thời, trong một số trường hợp cụ thể, báo cáo bổ sung thêm những nội dung gợi ý, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ về những vấn đề dư luận quan tâm, hoặc để phục vụ yêu cầu của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và phục vụ công tác quản lý nhà nước. - Nhập số liệu vào phần mềm Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và gửi báo cáo đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đúng theo thời hạn quy định (cả bản giấy và file mềm). Công văn 2808/TTCP-KHTCTH ban hành ngày 9/11/2017.