Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có bắt buộc phải đấu giá?
Tài sản thế chấp tại ngân hàng bị mang ra xử lý thì có bắt buộc phải được xử lý bằng hình thức đấu giá hay không? Còn hình thức xử lý tài sản nào khác ngoài đấu giá không? Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có bắt buộc phải đấu giá? Theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau: - Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: + Bán đấu giá tài sản; + Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; + Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; + Phương thức khác. - Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, việc xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức, không bắt buộc phải đấu giá mà còn có thể để cho bên nhận bảo đảm tự bán tài sản/tự nhận chính tài sản để trả nợ… Khi nào ngân hàng được nhận chính tài sản thế chấp để trả nợ? Theo Điều 305 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm như sau: - Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm. - Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản. - Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm. - Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu không có thỏa thuận trước thì ngân hàng sẽ được nhận tài sản thế chấp để trả nợ khi người vay đồng ý bằng văn bản. Nếu tài sản thế chấp lớn hơn nợ thì ngân hàng phải trả số tiền thừa cho người vay, nhỏ hơn nợ thì phần nợ chưa trả thành khoản vay không bảo đảm. Những tài sản nào bắt buộc phải bán đấu giá? Theo Điều 304 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Theo đó, Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm: - Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; - Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; - Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; - Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; - Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; - Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; - Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; - Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; - Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; - Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; - Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; - Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá. Như vậy, nếu là một trong các tài sản được quy định trên thì khi bán sẽ chỉ được bán đấu giá.
Topic: Trao đổi, giải đáp những thắc mắc liên quan tới vấn đề Bán đấu giá tài sản
Đấu giá tài sản là một dịch vụ có từ lâu đời và tương đối phát triển ở các nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Ở nước ta, hoạt động bán đấu giá chỉ mới thực sự bắt đầu phát triển khi Đảng và nhà nước ta áp dụng chính sách mở cửa, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mặc dù mới phát triển nhưng hoạt động này ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trong những năm qua, hoạt động bán đấu giá tài sản ở nước ta đã từng bước phát triển, có những đóng góp quan trọng trong công tác thi hành pháp luật và phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, lĩnh vực bán đấu giá tài sản, nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị định số17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, hoạt động bán đấu giá tài sản ở địa bàn tỉnh ngày càng được hoàn thiện và đi vào nề nếp hơn so với trước đây. Hiện nay các Công ty, Trung tâm bán đấu giá bất động sản đã được thành lập trên các địa bàn trong cả nước. Tuy nhiên, nhìn trung hoạt động bán đấu giá tài sản chỉ diễn ra tương đối sôi động tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Còn lại các tỉnh thành phố trong cả nước hoạt động bán đấu giá tài sản cũng chỉ diễn ra trong hoạt động Thi hành án, thanh lý tài sản khi giải quyết vi phạm hành chính... Trong những năm gần đây (2011;2012) đất nước đang gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, phá sản hàng loạt. Thì vấn đề đặt ra ở đó giải quyết vấn đề nợ xấu của các doanh nghiệp khi tiến hành vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp đang là vấn đề nhức nhối xã hội quan tâm. Theo các quy định của pháp luật: Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005; Nghị định17/2010/NĐ-CP... thì việc xử lý tài sản liên quan tới các khoản nợ của doanh nghiệp ngân hàng thông qua hình thức bán đấu giá tài sản để đảm bảo quyền lợi giữa các bên cũng là một trong biện pháp hữu hiệu có thể áp dụng trong vấn đề thu hồi nợ của ngân hàng. Do vậy, Tôi lập Toppic này rất mong muốn các thành viên Dân Luật và những Cá nhân, Tổ chức, doanh nghiệp có thắc mắc về vấn đề trên có thể trao đổi, giải đáp những thắc mắc trong Toppic này. Trân trọng!
Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có bắt buộc phải đấu giá?
Tài sản thế chấp tại ngân hàng bị mang ra xử lý thì có bắt buộc phải được xử lý bằng hình thức đấu giá hay không? Còn hình thức xử lý tài sản nào khác ngoài đấu giá không? Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có bắt buộc phải đấu giá? Theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau: - Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: + Bán đấu giá tài sản; + Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; + Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; + Phương thức khác. - Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, việc xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức, không bắt buộc phải đấu giá mà còn có thể để cho bên nhận bảo đảm tự bán tài sản/tự nhận chính tài sản để trả nợ… Khi nào ngân hàng được nhận chính tài sản thế chấp để trả nợ? Theo Điều 305 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm như sau: - Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm. - Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản. - Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm. - Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu không có thỏa thuận trước thì ngân hàng sẽ được nhận tài sản thế chấp để trả nợ khi người vay đồng ý bằng văn bản. Nếu tài sản thế chấp lớn hơn nợ thì ngân hàng phải trả số tiền thừa cho người vay, nhỏ hơn nợ thì phần nợ chưa trả thành khoản vay không bảo đảm. Những tài sản nào bắt buộc phải bán đấu giá? Theo Điều 304 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Theo đó, Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm: - Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; - Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; - Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; - Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; - Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; - Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; - Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; - Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; - Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; - Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; - Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; - Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá. Như vậy, nếu là một trong các tài sản được quy định trên thì khi bán sẽ chỉ được bán đấu giá.
Topic: Trao đổi, giải đáp những thắc mắc liên quan tới vấn đề Bán đấu giá tài sản
Đấu giá tài sản là một dịch vụ có từ lâu đời và tương đối phát triển ở các nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Ở nước ta, hoạt động bán đấu giá chỉ mới thực sự bắt đầu phát triển khi Đảng và nhà nước ta áp dụng chính sách mở cửa, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mặc dù mới phát triển nhưng hoạt động này ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trong những năm qua, hoạt động bán đấu giá tài sản ở nước ta đã từng bước phát triển, có những đóng góp quan trọng trong công tác thi hành pháp luật và phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, lĩnh vực bán đấu giá tài sản, nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị định số17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, hoạt động bán đấu giá tài sản ở địa bàn tỉnh ngày càng được hoàn thiện và đi vào nề nếp hơn so với trước đây. Hiện nay các Công ty, Trung tâm bán đấu giá bất động sản đã được thành lập trên các địa bàn trong cả nước. Tuy nhiên, nhìn trung hoạt động bán đấu giá tài sản chỉ diễn ra tương đối sôi động tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Còn lại các tỉnh thành phố trong cả nước hoạt động bán đấu giá tài sản cũng chỉ diễn ra trong hoạt động Thi hành án, thanh lý tài sản khi giải quyết vi phạm hành chính... Trong những năm gần đây (2011;2012) đất nước đang gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, phá sản hàng loạt. Thì vấn đề đặt ra ở đó giải quyết vấn đề nợ xấu của các doanh nghiệp khi tiến hành vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp đang là vấn đề nhức nhối xã hội quan tâm. Theo các quy định của pháp luật: Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005; Nghị định17/2010/NĐ-CP... thì việc xử lý tài sản liên quan tới các khoản nợ của doanh nghiệp ngân hàng thông qua hình thức bán đấu giá tài sản để đảm bảo quyền lợi giữa các bên cũng là một trong biện pháp hữu hiệu có thể áp dụng trong vấn đề thu hồi nợ của ngân hàng. Do vậy, Tôi lập Toppic này rất mong muốn các thành viên Dân Luật và những Cá nhân, Tổ chức, doanh nghiệp có thắc mắc về vấn đề trên có thể trao đổi, giải đáp những thắc mắc trong Toppic này. Trân trọng!