Hóa đơn điện tử sai địa chỉ của người bán thì xử lý như thế nào?
Khi xuất hoá đơn điện tử nhưng sai địa chỉ của người bán thì sẽ xử lý thế nào nếu chưa gửi cho người mua hoặc đã gửi cho người mua? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên. Hóa đơn điện tử sai địa chỉ của người bán thì xử lý như thế nào? Theo khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định xử lý hóa đơn có sai sót như sau: - Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế. - Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau: Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/28/mau-so-04.doc Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP Ngoài ra, Công văn 58353/CTHN-TTHT năm 2023 cũng có hướng dẫn như sau: Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đã gửi cho người mua sau đó phát hiện sai sót về địa chỉ người bán, các nội dung khác không sai sót thì Chi nhánh Công ty thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Chi nhánh Công ty thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP . Như vậy, trường hợp hoá đơn điện tử đã xuất, chưa gửi cho người mua mà phát hiện sai địa chỉ thì sẽ thông báo với cơ quan thuế hủy hóa đơn điện tử đã lập và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Trường hợp hoá đơn điện tử đã xuất, đã gửi cho người mua mà phát hiện sai địa chỉ thì sẽ thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót, không phải lập lại hoá đơn và bên bán sẽ thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót. Mua bán từ bao nhiêu tiền thì phải xuất hoá đơn? Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Như vậy, khi có hoạt động mua bán thì bên bán có nghĩa vụ xuất hóa đơn giao cho người mua không phụ thuộc vào giá trị của đơn hàng. Thời điểm lập hoá đơn mua bán là khi nào? Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hoá đơn như sau: - Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng). - Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. Như vậy, thời điểm lập hoá đơn mua bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
Tiền trao cháo múc nghĩa là gì? Mua hàng chưa trả tiền thì người bán có phải lập hóa đơn?
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, người xưa thường có câu "Tiền trao cháo múc". Vậy câu thành ngữ này mang ý nghĩa gì? 1. "Tiền trao cháo múc" nghĩa là gì? "Tiền trao cháo múc" là một câu thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt, mang ý nghĩa sâu sắc về sự minh bạch, sòng phẳng trong các giao dịch mua bán, trao đổi. Về mặt nghĩa đen, câu thành ngữ này thể hiện hai hành động diễn ra đồng thời: "Tiền trao": Chỉ hành vi thanh toán tiền, tức là đưa tiền cho người bán. "Cháo múc": Chỉ hành vi nhận hàng hóa, tức là nhận hàng hóa từ người bán. Nói một cách đơn giản, "Tiền trao cháo múc" khuyên mọi người nên thực hiện các giao dịch một cách rõ ràng, dứt khoát. Khi đã hoàn tất việc thanh toán và nhận hàng, hai bên không còn ràng buộc gì với nhau nữa, tránh để xảy ra những tranh chấp, mâu thuẫn sau này. Tuy nhiên, ý nghĩa của câu thành ngữ này không chỉ dừng lại ở việc thanh toán sòng phẳng. Nó còn mang những giá trị giáo dục và ý nghĩa xã hội sâu sắc như: - Tôn trọng pháp luật: Việc thực hiện giao dịch minh bạch, rõ ràng thể hiện sự tôn trọng đối với pháp luật và các quy định chung của xã hội. - Nâng cao uy tín trong kinh doanh: Câu thành ngữ này nhắc nhở các doanh nghiệp cần thực hiện các giao dịch một cách minh bạch, rõ ràng với khách hàng, đối tác. Việc thanh toán đúng hạn, đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, tạo dựng niềm tin và thu hút khách hàng. - Giảm thiểu tranh chấp: Việc thanh toán sòng phẳng giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên tham gia giao dịch. 2. Mua hàng chưa trả tiền thì người bán có phải lập hóa đơn? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP giải thích thì hóa đơn được hiểu là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Trong đó: - Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, bao gồm: + Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn. + Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế - Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Về nguyên tắc, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP cũng có quy định: thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Như vậy, từ các quy định trên, có thể thấy trong trường hợp người mua hàng chưa trả tiền thì người bán vẫn phải lập hoá đơn. Thời điểm lập hoá đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Tóm lại, "Tiền trao cháo múc" là một lời khuyên răn mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện quan niệm về sự minh bạch, sòng phẳng trong các giao dịch mua bán, trao đổi. Việc tuân thủ nguyên tắc "Tiền trao cháo múc" sẽ giúp mọi người có thể thực hiện các giao dịch một cách an toàn, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền?
Tôi có thắc mắc: Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền? (Câu hỏi chị Thanh Mai - TP.HCM) Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Của rẻ là của ôi là một câu tục ngữ Việt Nam đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông ta, thể hiện quan niệm về giá trị của những thứ được mua với giá rẻ. Câu tục ngữ này có thể được hiểu theo hai nghĩa chính: - Nghĩa đen: Câu tục ngữ này nghĩa đen là những thứ được mua với giá rẻ thường có chất lượng không tốt, không bền, dễ hư hỏng hoặc là hàng giả, hàng nhái. - Nghĩa bóng: Câu tục ngữ này cũng có thể được hiểu theo nghĩa bóng, khuyên nhủ con người nên cẩn trọng, sáng suốt khi mua sắm, không nên ham rẻ mà mua những thứ không tốt, không phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền? Theo Mục 4 Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT có quy định hàng kém chất lượng là các loại hàng hóa như sau: Hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng kém chất lượng: - Hàng hoá có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo, tiếp thị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. - Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. - Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo công bố nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật. - Hàng hoá cũ tân trang, sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới để lừa dối khách hàng , bán theo đơn giá của hàng mới. - Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng của hàng hoá, nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. Ngoài ra, theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa cụ thể như: Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; ..... Thông qua các quy định trên, trường hợp bán hàng hóa kém chất lượng thông qua hình thức giả mạo bao bì, tân trang, sửa chữa lại hàng hóa cũ sẽ bị xử phạt theo các mức dưới đây: - Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị dưới 03 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 05 triệu đồng. - Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 03 - dưới 05 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 05 - dưới 10 triệu đồng. - Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10 - dưới 20 triệu đồng. - Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20 - dưới 30 triệu đồng. - Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30 -dưới 50 triệu đồng. - Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên *Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức có cùng vi phạm thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. Trường hợp nào không phải bồi thường cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa? Theo khoản 2 Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 có quy định, người bán không phải bồi thường cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nếu thuộc các trường hợp dưới đây: - Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng; - Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện; - Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó; - Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại; - Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng. Như vậy, câu tục ngữ "Của rẻ là của ôi" mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện kinh nghiệm sống quý báu của cha ông ta, khuyên nhủ mọi người nên cẩn trọng khi mua sắm, đặc biệt là khi thấy những món đồ có giá rẻ bất ngờ. Trên thực tế, việc bán hàng rẻ nhưng kém chất lượng để thu hút khách hàng sẽ bị xử phạt tiền tùy theo mức độ quy phạm tương ứng.
Bãi đỗ xe trạm dừng nghỉ chân đường bộ cần đáp ứng tiêu chuẩn ra sao?
Trạm dừng chân đường bộ thường được xây dựng gần các đường cao tốc để cho các xe khách trên đường dài có thể đến để nghỉ ngơi, mua sắm và vệ sinh. Vậy, bãi đỗ xe trạm dừng chân giao thông đường bộ cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? 1. Bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Căn cứ 2.3.2. QCVN 43: 2012/BGTVT quy định về bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe như sau: - Khu vực bãi đỗ xe: Thiết kế hướng đỗ xe hợp lý để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của từng loại phương tiện, đảm bảo an toàn, thuận tiện; - Diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của xe ô tô khách, xe ô tô tải là 40 m2 và cho xe ô tô con là 25m2. Có vạch sơn để phân định rõ từng vị trí đỗ xe. Có vị trí đỗ xe riêng cho người khuyết tật với diện tích tối thiểu 25m2 (Theo QCVN 07:2010/BXD); - Đường lưu thông trong trạm dừng nghỉ phải có các biển báo hiệu, vạch kẻ đường; có bán kính quay xe phù hợp (nhưng bán kính tối thiểu không nhỏ hơn 10m tính theo tim đường được quy định tại QCVN 07:2010/BXD để đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông an toàn trong khu vực trạm dừng nghỉ; - Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được thiết kế theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo lưu thông, hạn chế tối thiểu xung đột giữa dòng phương tiện vào và ra và với người đi bộ. 2. Nơi nghỉ ngơi của trạm dừng chân dành cho lái xe và hành khách Quy định về nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách được quy định tại 2.3.3. QCVN 43: 2012/BGTVT như sau: - Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe phải được trang bị ghế ngả, quạt điện hoặc điều hòa nhiệt độ. - Không gian nghỉ ngơi là khu vực kết cấu kiến trúc có mái che hoặc khu vực trong cây xanh, thảm cỏ có bố trí ghế ngồi (không kể khu vực các công trình dịch vụ thương mại), số lượng ghế ngồi được tính toán căn cứ theo lưu lượng khách vào trạm dừng nghỉ, đảm bảo khách vào trạm dừng nghỉ có nơi nghỉ ngơi khi không sử dụng các dịch vụ thương mại của trạm dừng nghỉ. 3. Quy định về khu vệ sinh của trạm dừng chân Căn cứ 2.3.4. QCVN 43: 2012/BGTVT quy định về khu vệ sinh trạm dừng chân được xây dựng như sau: - Khu vệ sinh phải được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các khu vực ăn uống và nghỉ ngơi của hành khách. Khu vệ sinh phải bố trí vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng; nơi vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có biển báo theo quy ước quốc tế; - Khu vệ sinh phải đảm bảo chống thấm, chống ẩm ướt, thoát mùi hôi thối, thông thoáng, tường, mặt sàn và thiết bị phải luôn sạch sẽ. Số lượng, chất lượng các loại thiết bị vệ sinh phải phù hợp với quy định của từng loại công trình theo TCXDVN 276:2003; - Khu vệ sinh phải được thông gió tự nhiên trực tiếp; nếu thông gió tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì phải dùng thông gió cơ giới theo quy định tại TCVN 5687:2010; - Nền, mặt tường khu vệ sinh phải dùng loại vật liệu không hút nước, không hút bẩn, chịu xâm thực, dễ làm vệ sinh; - Tại các vị trí bố trí chậu để rửa tay nên bố trí bàn, gương, móc treo. 4. Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa được xây dựng thế nào? Theo 2.3.6. QCVN 43: 2012/BGTVT quy định về khu vực giới thiệu và bán hàng hóa như sau: - Việc bố trí nội thất, kệ, quầy bán hàng phải bảo đảm đồng thời hai yếu tố thẩm mỹ và thông thoáng. Việc bố trí không gian nội thất nên cơ động, linh hoạt, dễ dàng thay đổi khi cần thiết; - Không gian mua hàng của khách phải đảm bảo thuận tiện để hành khách đi lại, đứng xem, chọn hàng, thử hàng, mua hàng. 5. Tiêu chuẩn đối với khu vực phục vụ ăn uống, giải khát của trạm dừng chân Căn cứ 2.3.7. QCVN 43: 2012/BGTVT về khu vực phục vụ ăn uống, giải khát được quy định như sau: - Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát cho hành khách và lái xe phải được bố trí một khu vực riêng; - Khu vực phục vụ ăn uống phải được bố trí bàn ăn, ghế ngồi và thùng rác đảm bảo vệ sinh môi trường; - Khu vực chế biến thức ăn và khu vực phục vụ hành khách được ngăn cách bằng vách ngăn lửng hoặc được bố trí khu vực riêng biệt; - Nền khu vực phục vụ ăn uống phải dùng loại vật liệu dễ làm vệ sinh; - Khu vực phục vụ ăn uống phải được thông gió tự nhiên và trang bị hệ thống quạt mát, quạt hút mùi. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng trường hợp có thể thông gió bằng phương pháp cơ giới và thiết bị điều hòa nhiệt độ theo quy định tại TCVN 5687: 2010; - Khu vực ăn uống phải đảm bảo luôn sạch sẽ, đáp ứng đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường, các sản phẩm ăn uống phục vụ khách hàng phải đảm bảo các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Hóa đơn điện tử sai địa chỉ của người bán thì xử lý như thế nào?
Khi xuất hoá đơn điện tử nhưng sai địa chỉ của người bán thì sẽ xử lý thế nào nếu chưa gửi cho người mua hoặc đã gửi cho người mua? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên. Hóa đơn điện tử sai địa chỉ của người bán thì xử lý như thế nào? Theo khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định xử lý hóa đơn có sai sót như sau: - Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế. - Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau: Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/28/mau-so-04.doc Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP Ngoài ra, Công văn 58353/CTHN-TTHT năm 2023 cũng có hướng dẫn như sau: Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đã gửi cho người mua sau đó phát hiện sai sót về địa chỉ người bán, các nội dung khác không sai sót thì Chi nhánh Công ty thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Chi nhánh Công ty thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP . Như vậy, trường hợp hoá đơn điện tử đã xuất, chưa gửi cho người mua mà phát hiện sai địa chỉ thì sẽ thông báo với cơ quan thuế hủy hóa đơn điện tử đã lập và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Trường hợp hoá đơn điện tử đã xuất, đã gửi cho người mua mà phát hiện sai địa chỉ thì sẽ thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót, không phải lập lại hoá đơn và bên bán sẽ thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót. Mua bán từ bao nhiêu tiền thì phải xuất hoá đơn? Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Như vậy, khi có hoạt động mua bán thì bên bán có nghĩa vụ xuất hóa đơn giao cho người mua không phụ thuộc vào giá trị của đơn hàng. Thời điểm lập hoá đơn mua bán là khi nào? Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hoá đơn như sau: - Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng). - Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. Như vậy, thời điểm lập hoá đơn mua bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
Tiền trao cháo múc nghĩa là gì? Mua hàng chưa trả tiền thì người bán có phải lập hóa đơn?
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, người xưa thường có câu "Tiền trao cháo múc". Vậy câu thành ngữ này mang ý nghĩa gì? 1. "Tiền trao cháo múc" nghĩa là gì? "Tiền trao cháo múc" là một câu thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt, mang ý nghĩa sâu sắc về sự minh bạch, sòng phẳng trong các giao dịch mua bán, trao đổi. Về mặt nghĩa đen, câu thành ngữ này thể hiện hai hành động diễn ra đồng thời: "Tiền trao": Chỉ hành vi thanh toán tiền, tức là đưa tiền cho người bán. "Cháo múc": Chỉ hành vi nhận hàng hóa, tức là nhận hàng hóa từ người bán. Nói một cách đơn giản, "Tiền trao cháo múc" khuyên mọi người nên thực hiện các giao dịch một cách rõ ràng, dứt khoát. Khi đã hoàn tất việc thanh toán và nhận hàng, hai bên không còn ràng buộc gì với nhau nữa, tránh để xảy ra những tranh chấp, mâu thuẫn sau này. Tuy nhiên, ý nghĩa của câu thành ngữ này không chỉ dừng lại ở việc thanh toán sòng phẳng. Nó còn mang những giá trị giáo dục và ý nghĩa xã hội sâu sắc như: - Tôn trọng pháp luật: Việc thực hiện giao dịch minh bạch, rõ ràng thể hiện sự tôn trọng đối với pháp luật và các quy định chung của xã hội. - Nâng cao uy tín trong kinh doanh: Câu thành ngữ này nhắc nhở các doanh nghiệp cần thực hiện các giao dịch một cách minh bạch, rõ ràng với khách hàng, đối tác. Việc thanh toán đúng hạn, đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, tạo dựng niềm tin và thu hút khách hàng. - Giảm thiểu tranh chấp: Việc thanh toán sòng phẳng giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên tham gia giao dịch. 2. Mua hàng chưa trả tiền thì người bán có phải lập hóa đơn? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP giải thích thì hóa đơn được hiểu là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Trong đó: - Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, bao gồm: + Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn. + Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế - Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Về nguyên tắc, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP cũng có quy định: thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Như vậy, từ các quy định trên, có thể thấy trong trường hợp người mua hàng chưa trả tiền thì người bán vẫn phải lập hoá đơn. Thời điểm lập hoá đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Tóm lại, "Tiền trao cháo múc" là một lời khuyên răn mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện quan niệm về sự minh bạch, sòng phẳng trong các giao dịch mua bán, trao đổi. Việc tuân thủ nguyên tắc "Tiền trao cháo múc" sẽ giúp mọi người có thể thực hiện các giao dịch một cách an toàn, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền?
Tôi có thắc mắc: Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền? (Câu hỏi chị Thanh Mai - TP.HCM) Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Của rẻ là của ôi là một câu tục ngữ Việt Nam đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông ta, thể hiện quan niệm về giá trị của những thứ được mua với giá rẻ. Câu tục ngữ này có thể được hiểu theo hai nghĩa chính: - Nghĩa đen: Câu tục ngữ này nghĩa đen là những thứ được mua với giá rẻ thường có chất lượng không tốt, không bền, dễ hư hỏng hoặc là hàng giả, hàng nhái. - Nghĩa bóng: Câu tục ngữ này cũng có thể được hiểu theo nghĩa bóng, khuyên nhủ con người nên cẩn trọng, sáng suốt khi mua sắm, không nên ham rẻ mà mua những thứ không tốt, không phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền? Theo Mục 4 Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT có quy định hàng kém chất lượng là các loại hàng hóa như sau: Hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng kém chất lượng: - Hàng hoá có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo, tiếp thị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. - Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. - Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo công bố nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật. - Hàng hoá cũ tân trang, sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới để lừa dối khách hàng , bán theo đơn giá của hàng mới. - Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng của hàng hoá, nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. Ngoài ra, theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa cụ thể như: Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; ..... Thông qua các quy định trên, trường hợp bán hàng hóa kém chất lượng thông qua hình thức giả mạo bao bì, tân trang, sửa chữa lại hàng hóa cũ sẽ bị xử phạt theo các mức dưới đây: - Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị dưới 03 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 05 triệu đồng. - Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 03 - dưới 05 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 05 - dưới 10 triệu đồng. - Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10 - dưới 20 triệu đồng. - Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20 - dưới 30 triệu đồng. - Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30 -dưới 50 triệu đồng. - Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên *Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức có cùng vi phạm thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. Trường hợp nào không phải bồi thường cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa? Theo khoản 2 Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 có quy định, người bán không phải bồi thường cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nếu thuộc các trường hợp dưới đây: - Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng; - Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện; - Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó; - Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại; - Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng. Như vậy, câu tục ngữ "Của rẻ là của ôi" mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện kinh nghiệm sống quý báu của cha ông ta, khuyên nhủ mọi người nên cẩn trọng khi mua sắm, đặc biệt là khi thấy những món đồ có giá rẻ bất ngờ. Trên thực tế, việc bán hàng rẻ nhưng kém chất lượng để thu hút khách hàng sẽ bị xử phạt tiền tùy theo mức độ quy phạm tương ứng.
Bãi đỗ xe trạm dừng nghỉ chân đường bộ cần đáp ứng tiêu chuẩn ra sao?
Trạm dừng chân đường bộ thường được xây dựng gần các đường cao tốc để cho các xe khách trên đường dài có thể đến để nghỉ ngơi, mua sắm và vệ sinh. Vậy, bãi đỗ xe trạm dừng chân giao thông đường bộ cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? 1. Bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Căn cứ 2.3.2. QCVN 43: 2012/BGTVT quy định về bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe như sau: - Khu vực bãi đỗ xe: Thiết kế hướng đỗ xe hợp lý để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của từng loại phương tiện, đảm bảo an toàn, thuận tiện; - Diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của xe ô tô khách, xe ô tô tải là 40 m2 và cho xe ô tô con là 25m2. Có vạch sơn để phân định rõ từng vị trí đỗ xe. Có vị trí đỗ xe riêng cho người khuyết tật với diện tích tối thiểu 25m2 (Theo QCVN 07:2010/BXD); - Đường lưu thông trong trạm dừng nghỉ phải có các biển báo hiệu, vạch kẻ đường; có bán kính quay xe phù hợp (nhưng bán kính tối thiểu không nhỏ hơn 10m tính theo tim đường được quy định tại QCVN 07:2010/BXD để đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông an toàn trong khu vực trạm dừng nghỉ; - Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được thiết kế theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo lưu thông, hạn chế tối thiểu xung đột giữa dòng phương tiện vào và ra và với người đi bộ. 2. Nơi nghỉ ngơi của trạm dừng chân dành cho lái xe và hành khách Quy định về nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách được quy định tại 2.3.3. QCVN 43: 2012/BGTVT như sau: - Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe phải được trang bị ghế ngả, quạt điện hoặc điều hòa nhiệt độ. - Không gian nghỉ ngơi là khu vực kết cấu kiến trúc có mái che hoặc khu vực trong cây xanh, thảm cỏ có bố trí ghế ngồi (không kể khu vực các công trình dịch vụ thương mại), số lượng ghế ngồi được tính toán căn cứ theo lưu lượng khách vào trạm dừng nghỉ, đảm bảo khách vào trạm dừng nghỉ có nơi nghỉ ngơi khi không sử dụng các dịch vụ thương mại của trạm dừng nghỉ. 3. Quy định về khu vệ sinh của trạm dừng chân Căn cứ 2.3.4. QCVN 43: 2012/BGTVT quy định về khu vệ sinh trạm dừng chân được xây dựng như sau: - Khu vệ sinh phải được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các khu vực ăn uống và nghỉ ngơi của hành khách. Khu vệ sinh phải bố trí vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng; nơi vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có biển báo theo quy ước quốc tế; - Khu vệ sinh phải đảm bảo chống thấm, chống ẩm ướt, thoát mùi hôi thối, thông thoáng, tường, mặt sàn và thiết bị phải luôn sạch sẽ. Số lượng, chất lượng các loại thiết bị vệ sinh phải phù hợp với quy định của từng loại công trình theo TCXDVN 276:2003; - Khu vệ sinh phải được thông gió tự nhiên trực tiếp; nếu thông gió tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì phải dùng thông gió cơ giới theo quy định tại TCVN 5687:2010; - Nền, mặt tường khu vệ sinh phải dùng loại vật liệu không hút nước, không hút bẩn, chịu xâm thực, dễ làm vệ sinh; - Tại các vị trí bố trí chậu để rửa tay nên bố trí bàn, gương, móc treo. 4. Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa được xây dựng thế nào? Theo 2.3.6. QCVN 43: 2012/BGTVT quy định về khu vực giới thiệu và bán hàng hóa như sau: - Việc bố trí nội thất, kệ, quầy bán hàng phải bảo đảm đồng thời hai yếu tố thẩm mỹ và thông thoáng. Việc bố trí không gian nội thất nên cơ động, linh hoạt, dễ dàng thay đổi khi cần thiết; - Không gian mua hàng của khách phải đảm bảo thuận tiện để hành khách đi lại, đứng xem, chọn hàng, thử hàng, mua hàng. 5. Tiêu chuẩn đối với khu vực phục vụ ăn uống, giải khát của trạm dừng chân Căn cứ 2.3.7. QCVN 43: 2012/BGTVT về khu vực phục vụ ăn uống, giải khát được quy định như sau: - Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát cho hành khách và lái xe phải được bố trí một khu vực riêng; - Khu vực phục vụ ăn uống phải được bố trí bàn ăn, ghế ngồi và thùng rác đảm bảo vệ sinh môi trường; - Khu vực chế biến thức ăn và khu vực phục vụ hành khách được ngăn cách bằng vách ngăn lửng hoặc được bố trí khu vực riêng biệt; - Nền khu vực phục vụ ăn uống phải dùng loại vật liệu dễ làm vệ sinh; - Khu vực phục vụ ăn uống phải được thông gió tự nhiên và trang bị hệ thống quạt mát, quạt hút mùi. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng trường hợp có thể thông gió bằng phương pháp cơ giới và thiết bị điều hòa nhiệt độ theo quy định tại TCVN 5687: 2010; - Khu vực ăn uống phải đảm bảo luôn sạch sẽ, đáp ứng đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường, các sản phẩm ăn uống phục vụ khách hàng phải đảm bảo các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.