Lưu ý: Biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng, chống rửa tiền
Rửa tiền là một hoạt động phi pháp được luật pháp quy định mức hình phạt lên đến 15 năm đối với cá nhân; đối với pháp nhân ngoài việc phạt tiền lên đến 20 tỷ đồng mà còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi rửa tiền Căn cứ tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể: (1) Đối với cá nhân Khung 01: Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu thực hiện một trong các hành vi: - Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có; - Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có vào việc kinh doanh hoặc hoạt động khác; - Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; - Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có. Khung 02: Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; - Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng; - Thu lợi bất chính từ 50 - dưới 100 triệu đồng; - Tái phạm nguy hiểm. Khung 03: Phạt tù từ 10 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: - Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500 triệu đồng trở lên; - Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên; - Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia. Ngoài ra, với người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (2) Đối với pháp nhân thương mại Với pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền bị xử lý như sau: - Phạt tiền từ 01 - 05 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự. - Phạt tiền từ 05 - 10 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015. - Phạt tiền từ 10 - 20 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 01 - 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 324 Bộ luật Hình sự. - Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự, cụ thể: + Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường; hoặc + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 01 - 05 tỷ đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm. Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba trong phòng, chống rửa tiền Căn cứ tại Điều 14 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 quy định việc nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba như sau: - Đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Là tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan có thiết lập quan hệ với khách hàng, không bao gồm các mối quan hệ đại lý và thuê ngoài; + Thực hiện nhận biết khách hàng theo quy định của Luật này hoặc các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp bên thứ ba là tổ chức ở nước ngoài; + Lưu trữ và cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin nhận biết khách hàng cho đối tượng báo cáo khi được yêu cầu; thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; + Là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp bên thứ ba là tổ chức tài chính và công ty mẹ là tổ chức tài chính, đối tượng báo cáo phải bảo đảm bên thứ ba đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và công ty mẹ của bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu về nhận biết khách hàng, cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo quy định tại các điều 9, 17, 38 và 40 của Luật Phòng chống rửa tiền 2012 hoặc các khuyến nghị liên quan của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp công ty mẹ của tổ chức tài chính là tổ chức nước ngoài và phải được áp dụng, kiểm soát trong toàn hệ thống; áp dụng các chính sách để giảm rủi ro đối với các lĩnh vực có rủi ro cao về rửa tiền. - Đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả nhận biết khách hàng của bên thứ ba. Biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng, chống rửa tiền Tại Điều 9 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 quy định nhận biết khách hàng như sau: - Nhận biết khách hàng bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin quy định tại các điều 10, 11, 12, 13 và 14 của Luật này. - Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây: + Khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với tổ chức tài chính; + Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản; + Nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền; + Nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây: + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ kinh doanh bất động sản; + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch mua, bán kim khí quý, đá quý bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi kinh doanh dịch vụ kế toán; thực hiện thủ tục công chứng, thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất; quản lý tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý công ty; tham gia vào hoạt động mua, bán doanh nghiệp; + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
Doanh nghiệp bị thiệt hại do bên thứ ba ảnh hưởng dịch covid?
Kính chào luật sư Cho em hỏi doanh nghiệp bị thiệt hại do bên thứ ba ảnh hưởng dịch covid thì doanh nghiệp có thể được xem như dừng sản xuất do dịch covid không ạ
Việc thỏa thuận thanh toán cho bên thứ ba thực hiện theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành "10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau: “Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng."
Chào các anh, chị, bạn trong giới luật học. mọi người cho em hỏi khái niệm Bên thứ ba ra sao ạ? hiện tại em tìm miết mà ko thấy văn bản nào hướng dẫn hết ạ. xin cảm ơn rất nhiều ạ. ví dụ như trong giao dịch với công ty thì mình sẽ có bên được đại diện là công ty. bên đại diện là người đại diện theo pháp luật và bên thứ ba là bên xác lập giao dịch với công ty thông qua người đại diện đúng không ạ? help me please!!!
Có được ủy quyền thanh toán qua bên thứ ba hay không?
Câu hỏi: Có được ủy quyền thanh toán qua bên thứ ba hay không? Và điều kiện ở đây là gì? Câu trả lời: Điểm c khoản 4 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định: "4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: ... c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng". Như vậy theo quy định trên thì các khoản thanh toán qua bên thứ ba đều có thể được công nhân tuy nhiên bắt buộc phải quy định rõ trong hợp đồng giữa bên mua và bên bán. Ngoài ra đối tượng bên thứ ba ở đây cũng phải có tư cách pháp nhân hoặc năng lực hành vi dân sự một cách đầy đủ.
Quy định về ngay tình của bên thứ ba trong các văn bản pháp luật
Người thứ ba ngay tình là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản nhưng ngay tình. Do vậy, việc bảo vệ quyền lợi của đối tượng này trong giao dịch dân sự đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó, cũng có nhiều văn bản pháp luật có liên quan quy định về bảo vệ sự ngay tình của bên thứ ba. 1. Luật Đấu giá tài sản 2016 Về nguyên tắc, đối với bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu, người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản mới có quyền thực hiện các giao dịch đối với các tài sản này. Vì vậy, chỉ được coi là ngay tình khi người thứ ba nhận được tài sản này thông qua trình tự bán đấu giá tài sản. Theo Luật Đấu giá tài sản 2016 tại khoản 2 Điều 7 quy định: Trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá thì quyền sở hữu vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình. Cũng theo khoản 3 Điều 7: Trường hợp có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản đấu giá trước khi tài sản được đưa ra đấu giá nhưng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của Luật này thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người mua được tài sản đấu giá ngay tình. Vì vậy, văn bản mua được tài sản bán đấu giá là cơ sở để người mua xác định quyền sở hữu tài sản của mình là hợp pháp. 2. Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013 quy định 02 vấn đề sau: Một là, điểm d khoản 2 Điều 106 quy định: Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây: Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai”. Việc quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là phù hợp với nguyên tắc đăng ký bất động sản góp phần bảo đảm tính ổn định của quan hệ dân sự. Hai là, khoản 1 Điều 168 quy định: hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất phải có giấy chứng nhận. Như vậy, những giao dịch với người thứ ba nêu trên đã vi phạm điều kiện chưa có giấy chứng nhận, nếu căn cứ vào Điều 129 BLDS năm 2015 có thể không công nhận giao dịch với người thứ ba ngay tình. 3. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Bản án, quyết định của Tòa án là cơ sở để xác định quyền sở hữu hợp pháp của người thứ ba khi thực hiện giao dịch dân sự với người mà theo bản án hay quyết định của Tòa án là họ có quyền sở hữu thì coi là hoàn toàn hợp pháp. Trường hợp một người được công nhận là chủ sở hữu tài sản theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, sau đó người này không đăng ký quyền sở hữu tài sản mà chỉ căn cứ trên bản án, quyết định đó xác lập giao dịch với người thứ ba thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực mặc dù sau đó bản án, quyết định đó bị hủy, sửa. 4. Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 Khoản 4 Điều 4 quy định: “Nhà nước giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường [..] đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự”. Như vậy, Luật này đã có sự ghi nhận trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với các chủ thể có lỗi là người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, thi hành án… các giao dịch trong BLDS 2015. Từ đó, bảo vệ quyền lợi bên thứ ba ngay tình chịu thiệt hại trong các giao dịch do lỗi của người thi hành công vụ gây ra. 5. Nghị định 43/2014/NĐ-CP Khoản 5 Điều 87: “Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật trong các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai, nếu người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật". Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba ngay tình khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không biết nó thuộc trường hợp có thể bị thu hồi. Mặc dù được quy định trong nhiều văn bản khác nhau nhưng chung quy lại, các quy định trên cũng nhằm chung một mục đích là bảo vệ bên thứ ba ngay tình trong các giao dịch dân sự. Bài viết còn sơ khai, các bạn quan tâm đến vấn đề này thì bổ sung giúp mình nhé!
Lưu ý: Biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng, chống rửa tiền
Rửa tiền là một hoạt động phi pháp được luật pháp quy định mức hình phạt lên đến 15 năm đối với cá nhân; đối với pháp nhân ngoài việc phạt tiền lên đến 20 tỷ đồng mà còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi rửa tiền Căn cứ tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể: (1) Đối với cá nhân Khung 01: Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu thực hiện một trong các hành vi: - Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có; - Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có vào việc kinh doanh hoặc hoạt động khác; - Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; - Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có. Khung 02: Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; - Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng; - Thu lợi bất chính từ 50 - dưới 100 triệu đồng; - Tái phạm nguy hiểm. Khung 03: Phạt tù từ 10 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: - Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500 triệu đồng trở lên; - Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên; - Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia. Ngoài ra, với người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (2) Đối với pháp nhân thương mại Với pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền bị xử lý như sau: - Phạt tiền từ 01 - 05 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự. - Phạt tiền từ 05 - 10 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015. - Phạt tiền từ 10 - 20 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 01 - 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 324 Bộ luật Hình sự. - Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự, cụ thể: + Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường; hoặc + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 01 - 05 tỷ đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm. Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba trong phòng, chống rửa tiền Căn cứ tại Điều 14 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 quy định việc nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba như sau: - Đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Là tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan có thiết lập quan hệ với khách hàng, không bao gồm các mối quan hệ đại lý và thuê ngoài; + Thực hiện nhận biết khách hàng theo quy định của Luật này hoặc các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp bên thứ ba là tổ chức ở nước ngoài; + Lưu trữ và cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin nhận biết khách hàng cho đối tượng báo cáo khi được yêu cầu; thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; + Là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp bên thứ ba là tổ chức tài chính và công ty mẹ là tổ chức tài chính, đối tượng báo cáo phải bảo đảm bên thứ ba đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và công ty mẹ của bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu về nhận biết khách hàng, cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo quy định tại các điều 9, 17, 38 và 40 của Luật Phòng chống rửa tiền 2012 hoặc các khuyến nghị liên quan của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp công ty mẹ của tổ chức tài chính là tổ chức nước ngoài và phải được áp dụng, kiểm soát trong toàn hệ thống; áp dụng các chính sách để giảm rủi ro đối với các lĩnh vực có rủi ro cao về rửa tiền. - Đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả nhận biết khách hàng của bên thứ ba. Biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng, chống rửa tiền Tại Điều 9 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 quy định nhận biết khách hàng như sau: - Nhận biết khách hàng bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin quy định tại các điều 10, 11, 12, 13 và 14 của Luật này. - Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây: + Khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với tổ chức tài chính; + Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản; + Nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền; + Nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây: + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ kinh doanh bất động sản; + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch mua, bán kim khí quý, đá quý bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi kinh doanh dịch vụ kế toán; thực hiện thủ tục công chứng, thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất; quản lý tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý công ty; tham gia vào hoạt động mua, bán doanh nghiệp; + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
Doanh nghiệp bị thiệt hại do bên thứ ba ảnh hưởng dịch covid?
Kính chào luật sư Cho em hỏi doanh nghiệp bị thiệt hại do bên thứ ba ảnh hưởng dịch covid thì doanh nghiệp có thể được xem như dừng sản xuất do dịch covid không ạ
Việc thỏa thuận thanh toán cho bên thứ ba thực hiện theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành "10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau: “Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng."
Chào các anh, chị, bạn trong giới luật học. mọi người cho em hỏi khái niệm Bên thứ ba ra sao ạ? hiện tại em tìm miết mà ko thấy văn bản nào hướng dẫn hết ạ. xin cảm ơn rất nhiều ạ. ví dụ như trong giao dịch với công ty thì mình sẽ có bên được đại diện là công ty. bên đại diện là người đại diện theo pháp luật và bên thứ ba là bên xác lập giao dịch với công ty thông qua người đại diện đúng không ạ? help me please!!!
Có được ủy quyền thanh toán qua bên thứ ba hay không?
Câu hỏi: Có được ủy quyền thanh toán qua bên thứ ba hay không? Và điều kiện ở đây là gì? Câu trả lời: Điểm c khoản 4 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định: "4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: ... c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng". Như vậy theo quy định trên thì các khoản thanh toán qua bên thứ ba đều có thể được công nhân tuy nhiên bắt buộc phải quy định rõ trong hợp đồng giữa bên mua và bên bán. Ngoài ra đối tượng bên thứ ba ở đây cũng phải có tư cách pháp nhân hoặc năng lực hành vi dân sự một cách đầy đủ.
Quy định về ngay tình của bên thứ ba trong các văn bản pháp luật
Người thứ ba ngay tình là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản nhưng ngay tình. Do vậy, việc bảo vệ quyền lợi của đối tượng này trong giao dịch dân sự đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó, cũng có nhiều văn bản pháp luật có liên quan quy định về bảo vệ sự ngay tình của bên thứ ba. 1. Luật Đấu giá tài sản 2016 Về nguyên tắc, đối với bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu, người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản mới có quyền thực hiện các giao dịch đối với các tài sản này. Vì vậy, chỉ được coi là ngay tình khi người thứ ba nhận được tài sản này thông qua trình tự bán đấu giá tài sản. Theo Luật Đấu giá tài sản 2016 tại khoản 2 Điều 7 quy định: Trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá thì quyền sở hữu vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình. Cũng theo khoản 3 Điều 7: Trường hợp có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản đấu giá trước khi tài sản được đưa ra đấu giá nhưng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của Luật này thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người mua được tài sản đấu giá ngay tình. Vì vậy, văn bản mua được tài sản bán đấu giá là cơ sở để người mua xác định quyền sở hữu tài sản của mình là hợp pháp. 2. Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013 quy định 02 vấn đề sau: Một là, điểm d khoản 2 Điều 106 quy định: Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây: Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai”. Việc quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là phù hợp với nguyên tắc đăng ký bất động sản góp phần bảo đảm tính ổn định của quan hệ dân sự. Hai là, khoản 1 Điều 168 quy định: hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất phải có giấy chứng nhận. Như vậy, những giao dịch với người thứ ba nêu trên đã vi phạm điều kiện chưa có giấy chứng nhận, nếu căn cứ vào Điều 129 BLDS năm 2015 có thể không công nhận giao dịch với người thứ ba ngay tình. 3. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Bản án, quyết định của Tòa án là cơ sở để xác định quyền sở hữu hợp pháp của người thứ ba khi thực hiện giao dịch dân sự với người mà theo bản án hay quyết định của Tòa án là họ có quyền sở hữu thì coi là hoàn toàn hợp pháp. Trường hợp một người được công nhận là chủ sở hữu tài sản theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, sau đó người này không đăng ký quyền sở hữu tài sản mà chỉ căn cứ trên bản án, quyết định đó xác lập giao dịch với người thứ ba thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực mặc dù sau đó bản án, quyết định đó bị hủy, sửa. 4. Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 Khoản 4 Điều 4 quy định: “Nhà nước giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường [..] đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự”. Như vậy, Luật này đã có sự ghi nhận trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với các chủ thể có lỗi là người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, thi hành án… các giao dịch trong BLDS 2015. Từ đó, bảo vệ quyền lợi bên thứ ba ngay tình chịu thiệt hại trong các giao dịch do lỗi của người thi hành công vụ gây ra. 5. Nghị định 43/2014/NĐ-CP Khoản 5 Điều 87: “Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật trong các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai, nếu người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật". Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba ngay tình khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không biết nó thuộc trường hợp có thể bị thu hồi. Mặc dù được quy định trong nhiều văn bản khác nhau nhưng chung quy lại, các quy định trên cũng nhằm chung một mục đích là bảo vệ bên thứ ba ngay tình trong các giao dịch dân sự. Bài viết còn sơ khai, các bạn quan tâm đến vấn đề này thì bổ sung giúp mình nhé!