Khi nào sẽ ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là gì và khi nào thì cơ quan công an sẽ ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp? Được giữ người trong trường hợp khẩn cấp bao lâu? Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là gì? Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn như sau: - Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. - Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Như vậy, giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn nhằm ngăn chặn những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chuẩn bị xảy ra hoặc đã xảy ra. Khi nào sẽ ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp? Theo khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người: - Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; - Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Như vậy, những người có thẩm quyền sẽ ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi thuộc các trường hợp trên. Được giữ người trong trường hợp khẩn cấp bao lâu? Theo khoản 4 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: - Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. - Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. - Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Như vậy, có thể nói thời hạn giữ người trong trường hợp khẩn cấp là 12 giờ kể từ khi giữ người hoặc nhận người bị giữ, nếu không có quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ thì người bị dự sẽ được trả tự do
Người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế?
Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế thì người đại diện pháp luật cũ của doanh nghiệp này có bị tạm hoãn xuất cảnh không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế? Về vấn đề này, ngày 18/9/2024, Tổng Cục thuế đã có Công văn 4136/TCT-QLN về nộp dần tiền thuế nợ và tạm hoãn xuất cảnh, theo đó, Tổng Cục thuế có hướng dẫn như sau: Tại khoản 5 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: “Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. Đồng thời, tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: - Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Từ những quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì thuộc một trong những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Còn đối với trường hợp có đủ căn cứ để xác định tại thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh, cá nhân này không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thì cá nhân đó không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. (2) Trường hợp nào được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh? Căn cứ Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp như sau: - Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; - Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; - Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; - Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. - Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác. Theo đó, cá nhân sẽ được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh khi thuộc một trong các trường hợp như đã nêu trên.
Biện pháp ngăn chặn có bị hủy bỏ khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra?
Khi đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra sẽ ngưng lại việc điều tra vụ án, vậy khi đó những biện pháp ngăn chặn được áp dụng cho người bị điều tra có được hủy bỏ không? (1) Các trường hợp đình chỉ điều tra Đình chỉ điều tra là việc cơ quan điều tra quyết định ngừng việc điều tra vụ án, điều tra bị can của vụ án khi có các căn cứ pháp lý để xác định rằng vụ án không có dấu hiệu cấu thành tội phạm hay không thể xác định người có hành vi phạm tội hoặc người phạm tội đã chết, người yêu cầu khởi tố rút đơn yêu cầu, hết thời hạn điều tra mà không đủ chứng cứ buộc tội,... Theo quy định tại Điều 230 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp: - Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự 2015; - Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Bên cạnh đó, Điều 443 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định các trường hợp mà cơ quan điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra: - Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả. - Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp: + Không có sự việc phạm tội; + Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm; + Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; + Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm; + Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, khi có các căn cứ pháp lý nêu trên thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với vụ án và bị can của vụ án. (2) Biện pháp ngăn chặn có bị hủy bỏ khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra không? Theo quy định tại Điều 109 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp - Bắt, tạm giữ, tạm giam - Bảo lĩnh - Đặt tiền để bảo đảm - Cấm đi khỏi nơi cư trú - Tạm hoãn xuất cảnh Vậy, trường hợp vụ án đã được cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra thì người đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn kể trên có được hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không? Theo khoản 2 Điều 33 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP có quy định về việc này như sau: "Khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), xử lý vật chứng, những vấn đề khác có liên quan và thực hiện việc thông báo, gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015; đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra phải có văn bản thông báo để Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ." Như vậy, khi có quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can thì cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế để phục vụ quá trình điều tra. Bên cạnh đó, nếu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì cơ quan điều tra phải gửi văn bản thông báo đình chỉ điều tra cho VKS để VKS ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Đề xuất biện pháp giám sát điện tử đối với người chưa thành niên phạm tội
Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên được chủ trì, phối hợp soạn thảo bởi TANDTC về xử lý chuyển hướng, hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Đáng chú ý, Dự thảo có đề cập đến hình thức giám sát điện tử như sau. Xem và tải về Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/12/Du_thao_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf Xem và tải về Dự thảo tờ trình Luật Tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/12/To_trinh_Quoc_hoi_ve_du_an_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf (1) Các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế với người chưa thành niên Cụ thể, các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế được áp dụng cho người chưa thành niên được liệt kê tại Điều 114 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên như sau: Biện pháp ngăn chặn Biện pháp cưỡng chế - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp. - Bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị truy nã, để tạm giam. - Tạm giữ. - Tạm giam. - Giám sát điện tử. - Giám sát tại nhà. - Áp giải, dẫn giải. - Kê biên tài sản. - Phong tỏa tài khoản. Như vậy, theo như đề xuất, sẽ có ít nhất là 06 biện pháp ngăn chặn và 03 biện pháp cưỡng chế đối với người chưa thành niên phạm tội. (2) Trường hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế Bên cạnh việc quy định các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đối với người chưa thành niên thì Dự thảo cũng quy định những trường hợp cụ thể để áp dụng các biện pháp này như sau: - Đối với các biện pháp như tạm giữ và áp giải đối với người chưa thành niên chỉ nên được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. - Đồng thời, theo Dự thảo, người chưa thành niên có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, đang bị truy nã và giải quyết như sau: + Trong thời hạn 06 giờ kể từ khi giữ người, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ người chưa thành niên phải thông báo ngay cho người đại diện của họ biết. + Sau khi giữ người cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 08 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. + Thời hạn tạm giữ nêu trên không quá 02 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ về trụ sở của mình. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ một lần nhưng không được quá 03 ngày. - Áp giải: Đối với người chưa thành niên bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị buộc tội, chỉ được áp giải khi có người đại diện cho họ có mặt. - Dẫn giải: Khi người chưa thành niên bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố và có đủ căn cứ xác định liên quan đến hành vi phạm tội, nếu đã được triệu tập hợp lệ 2 lần mà vẫn vắng mặt không lý do, sẽ áp dụng biện pháp dẫn giải. Tuy nhiên, việc dẫn giải chỉ được thực hiện khi có người đại diện cho họ có mặt. (3) Đề xuất áp dụng hình thức giám sát điện tử và giám sát tại nhà Cụ thể về biện pháp giảm sát điện tử theo Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên như sau: - Giám sát điện tử là biện pháp được áp dụng để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo người chưa thành niên tuân thủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Biện pháp này sẽ được áp dụng đối với người chưa thành niên bị buộc tội. - Quyết định gắn thiết bị có chức năng giám sát đối với người chưa thành niên được ban hành bởi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. - Thời hạn của biện pháp giám sát điện tử không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định. Về biện pháp giám sát tại nhà đối với người chưa thành niên phạm tội thì căn cứ dựa trên tính chất và mức độ của hành vi phạm tội mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể xem xét và ra quyết định áp dụng. Thời gian áp dụng biện pháp giám sát tại nhà cũng tương tự như giám sát điện tử là không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định. Theo đó, người đại diện của người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp giám sát tại nhà có trách nhiệm như sau: - Quản lý người chưa thành niên. - Theo dõi, giám sát và hỗ trợ người chưa thành niên tham gia chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương. - Báo cáo với cơ quan đã ra quyết định về việc giám sát tại nhà về tình hình quản lý, giám sát định kỳ hàng tuần hoặc khi có yêu cầu. - Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp quản lý, giám sát thực hiện kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên. Đồng thời, Chủ tịch UBND cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú có trách nhiệm phối hợp với người đại diện để thực hiện những nhiệm vụ như sau: - Giới thiệu tham gia các chương trình học tập, hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm. - Định hướng chương trình phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng được tổ chức tại địa phương. Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên hiện đang được tổ chức trưng cầu ý kiến rộng rãi từ các cá nhân, tổ chức và cơ quan trong và ngoài nước. Người dân có ý kiến có đóng góp có thể gửi về Cổng thông tin điện tử Tòa án Nhân dân Tối cao.
Có được đi khám bệnh ở nơi khác khi đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú không?
Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Ai có thẩm quyền ban hành lệnh này? Có được đi điều trị bệnh ở nơi khác khi đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú không? Bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên. (1) Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 123 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về cấm đi khỏi nơi cư trú như sau: “Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.” Như vậy, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng cho bị can, bị cáo có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng để đảm bảo rằng họ có mặt khi có lệnh triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Ngoài ra, bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp này còn phải thực hiện nghĩa vụ tuân thủ lệnh cấm: trong đó bao gồm: - Không được rời khỏi nơi cư trú mà không có sự cho phép của cơ quan đã ra lệnh cấm. - Luôn có mặt khi được triệu tập bởi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan. - Hành vi đúng mực: Không trốn chạy, không tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.cách tốt nhất để giải quyết vụ án nhanh chóng và công bằng. (2) Ai là người có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú? Những người có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định tại Khoản 3 Điều 123 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 bao gồm: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. - Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp. - Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng. Ngoài ra, người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. (3) Có được đi khám bệnh ở nơi khác khi đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú không? Căn cứ theo Khoản 5 Điều 123 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau: “Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.” Như vậy, trong trường hợp cá nhân đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, để được có thể đi điều trị bệnh ở nơi khác cần liên hệ, xin phép chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý để được sự đồng ý và cấp giấy phép để được tạm thời đi khỏi nơi cư trú. Mẫu Giấy phép tạm thời đi khỏi nơi cư trú được ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an. Xem và Tải về Mẫu Giấy phép tạm thời đi khỏi nơi cư trú tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/29/giay-phep-tam-thoi-di-khoi-noi-cu-tru.doc Tổng kết lại, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn được áp dụng cho bị cáo, bị can nhằm đảm bảo sự hiện diện của họ khi có lệnh triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trường hợp đang bị áp dụng lệnh cấm vẫn có thể đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên cần phải có được sự đồng ý và giấy phép của các cơ quan quản lý nơi bị can, bị cáo đang cư trú.
Những nội dung về cấm tiếp xúc trong phòng, chống bạo lực gia đình
Cho tôi hỏi các biện pháp nào được xem là biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình? Người bị bạo lực gia đình có được yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cấm đến gần mình khoảng cách 100m không, thời gian cấm là bao lâu? 1. Các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình gồm: - Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; - Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; - Cấm tiếp xúc; - Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; - Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình; - Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình; - Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; - Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; - Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; - Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình. => Theo đó, cấm tiếp xúc là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. Biện pháp này nhằm cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình. 2. Trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc Theo Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc như sau: - Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp khi nhận thấy có hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. => Theo đó, người bị bạo lực gia đình có quyền đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc. Việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. Trường hợp là không phải người bị bạo lực gia đình mà là một tổ chức, cá nhân khác đề nghị thì phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu số 06 ban hành kèm Nghị định 76/2023/NĐ-CP và phải được người bị bạo lực gia đình đồng ý cho phép đề nghị cấm tiếp xúc. Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 76/2023/NĐ-CP: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định 76/2023/NĐ-CP ban hành quyết định cấm tiếp xúc hoặc tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc. Thời gian cấm tiếp xúc không quá 03 ngày cho mỗi lần quyết định cấm tiếp xúc. 3. Vi phạm quyết định cấm tiếp xúc Theo Điều 19 Nghị định 76/2023/NĐ-CP, ngoại trừ các trường hợp được tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì người bị xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc khi vi phạm một trong các trường hợp sau: - Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn; - Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của mình, người bị bạo lực gia đình có thể đề nghị UBND xã ra quyết định cấm tiếp xúc. Quyết định cấm tiếp xúc có thời hạn không quá 03 ngày, người bị cấm tiếp xúc không được đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn.
Cấm đi khỏi nơi cứ trú theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong những biện pháp ngăn chặn đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định rõ biện pháp này. Cấm đi khỏi nơi cư trú Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Nghĩa vụ của bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú Theo quy định bị can, bị cáo cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ: - Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép; - Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; - Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; - Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Trong trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan nêu trên thì bị tạm giam. Thẩm quyền quyết định và thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú Theo quy định tại khoản 3 Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì những người sau đây, có thẩm quyền quyết định ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. Theo quy định thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Đồng thời, người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền. Theo quy định của điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 ở trên, ta thấy biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với mọi loại tội phạm; người được áp dụng biện pháp này phải có có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, phải làm giấy cam đoan, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của người đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó.
Phân biệt 05 biện pháp bắt người theo quy định BLTTHS 2015
Có lẽ không ít người đã từng chứng kiến cảnh bắt, giữ người phạm tội trên truyền hình (qua các bộ phim, ký sự điều tra,...) nhỉ. Và, không loại trừ trường hợp có người thậm chí đã chứng kiến trực tiếp luôn ấy =)). Theo quy định hiện hành tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có tổng cộng 05 trường hợp bắt người phạm tội, gồm: (1) bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, (2) bắt người phạm tội quả tang, (3) bắt người đang bị truy nã, (4) bắt bị can, bị cáo để tạm giam, (5) bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Trong khoa học pháp lý hình sự, đây được gọi là các “biện pháp ngăn chặn”, mục đích nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Vậy, bạn đã hiểu rõ sự khác biệt giữa 05 biện pháp này chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì cùng theo dõi bảng phân biệt dưới đây để tìm hiểu rõ nhé. TIÊU CHÍ Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp Bắt người phạm tội quả tang Bắt người đang bị truy nã Bắt bị can, bị cáo để tạm giam Bắt người bị yêu cầu dẫn độ Trường hợp áp dụng Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau: - Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tức mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù); - Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; - Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Người đang thực hiện tội phạm hoặc; - Người ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Người đang có quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền. Khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Bị can là người bị khởi tố về hình sự - Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bắt người bị yêu cầu dẫn độ để: - Tạm giam hoặc; - Thi hành quyết định dẫn độ. Dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các nước. Theo đó nước được yêu cầu sẽ bắt giữ và chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc người đã bị Tòa án của nước yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để nước này truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt. Người có thẩm quyền – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; – Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, – Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, – Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; – Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; – Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. – Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. – Người bắt cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; – Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; – Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. Trình tự, thủ tục bắt - Khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp: + Người thi hành lệnh, quyết định phải: đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt. + Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải: có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. + Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải: có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. - Sau đó, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. Được bắt người bất kỳ khi nào, bắt người mà không cần lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt của cơ quan có thẩm quyền. Khi bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: + Người thi hành lệnh, quyết định phải: đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt. + Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải: có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. + Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải: có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. Việc cần làm sau khi bị bắt Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Đối với trường hợp bắt người bị truy nã, sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Lưu ý Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án. - Được bắt người vào ban đêm. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Không được bắt người vào ban đêm (ban đêm được hiểu là từ 22 giờ đến 06 sáng hôm sau). Thông báo Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho: – Gia đình người bị giữ, bị bắt, – Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú – Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho: – Gia đình người bị giữ, bị bắt, – Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú – Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt. Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
10 biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự theo BLTTHS 2015
STT Tên biện pháp Hoàn cảnh áp dụng Cá nhân/tổ chức áp dụng 1 Giữ người trong trường hợp khẩn cấp. -Khi có đủ căn cứ để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - Người đó là người cùng thực hiện tội phạm hoặc là bị hại hoặc có mặt tại nơi xảy ra hành vi tội phạm, chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; - Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp bao gồm: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; - Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; - Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. 2 Bắt người (đối với người phạm tội quả tang) Phát hiện thấy một người đang thực hiện tội phạm, hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm. Bất kì người nào cũng có thể bắt và giải ngay tới cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. 3 Bắt người (đối với người đang bị truy nã) Phát hiện người đang bị truy nã Bất kì người nào cũng có thể bắt và giải ngay tới cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. 4 Bắt bị can, bị cáo để tạm giam Những người có quyền phát lệnh: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. 5 Tạm giữ Áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Những người có quyền ra lệnh giữ người cũng có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. 6 Tạm giam Áp dụng với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc cũng có thể áp dụng khi là tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: - Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; - Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; - Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; - Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; - Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. - Hoặc cũng có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. Những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng có thẩm quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. 7 Bảo lĩnh Được áp dụng thay cho biện pháp tạm giam khi căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và của thân nhân bị can, bị cáo. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. 8 Đặt tiền để bảo đảm Cũng là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam, theo đó căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo để xem xét ra quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm 9 Cấm đi khỏi nơi cư trú Sp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Những người có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam và thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. 10 Tạm hoãn xuất cảnh Khi có căn cứ cho rằng người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ; bị can, bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn. Những người có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam và thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Phân biệt xử phạt hành chính và biện pháp ngăn chặn hành chính
Hành vi vi phạm hành chinh là các hành vi xâm phạm đến các quan hệ quản lý Nhà nước (nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự). Trong cưỡng chế hành chính, hoạt động xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn được sử dụng phổ biến nhất. Hai biện pháp này được sử dụng với các mục đích khác nhau và được quy định rõ trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Xử phạt hành chính Biện pháp ngăn chặn Khái niệm Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Ngăn chặn hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có thể: Có vi phạm hoặc không có vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm hành chính có thể xảy ra. Mục đích Xử phạt nhằm mục đích răn đe đối với các hành vi vi phạm hành chính Ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính xảy ra Cơ sở áp dụng Có vi phạm hành chính xảy ra. Cơ sở áp dụng ngăn chặn hành chính có thể khi không vi phạm hành chính, trước khi có vi phạm hoặc vi phạm đang xảy ra. Các biện pháp áp dụng - Cảnh cáo; - Phạt tiền; - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); - Trục xuất. (Khoản 1 điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính) - Tạm giữ người; - Áp giải người vi phạm; - Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; - Khám người; - Khám phương tiện vận tải, đồ vật; - Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; - Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; - Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn. Thẩm quyền Chủ tịch UBND các cấp (Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính) Công an nhân dân (Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính) Bộ đội biên phòng (điều 40), Cảnh sát biển (điều 41), Hải quan (Điều 42), Kiểm lâm (Điều 43), cơ quan Thuế (Điều 44), Quản lý thị trường (Điều 45), Thanh tra (Điều 46), Tòa án nhân dân (Điều 48), Cơ quan thi hành án dân sự (Điều 49),… Các cơ quan xử lý các hành vi vi phạm đến quan hệ hành chính do mình quản lý theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định tại khoản 1 điều 123 luật xử lý vi phạm hành chính.
Khi nào sẽ ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là gì và khi nào thì cơ quan công an sẽ ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp? Được giữ người trong trường hợp khẩn cấp bao lâu? Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là gì? Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn như sau: - Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. - Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Như vậy, giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn nhằm ngăn chặn những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chuẩn bị xảy ra hoặc đã xảy ra. Khi nào sẽ ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp? Theo khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người: - Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; - Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Như vậy, những người có thẩm quyền sẽ ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi thuộc các trường hợp trên. Được giữ người trong trường hợp khẩn cấp bao lâu? Theo khoản 4 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: - Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. - Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. - Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Như vậy, có thể nói thời hạn giữ người trong trường hợp khẩn cấp là 12 giờ kể từ khi giữ người hoặc nhận người bị giữ, nếu không có quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ thì người bị dự sẽ được trả tự do
Người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế?
Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế thì người đại diện pháp luật cũ của doanh nghiệp này có bị tạm hoãn xuất cảnh không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế? Về vấn đề này, ngày 18/9/2024, Tổng Cục thuế đã có Công văn 4136/TCT-QLN về nộp dần tiền thuế nợ và tạm hoãn xuất cảnh, theo đó, Tổng Cục thuế có hướng dẫn như sau: Tại khoản 5 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: “Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. Đồng thời, tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: - Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Từ những quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì thuộc một trong những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Còn đối với trường hợp có đủ căn cứ để xác định tại thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh, cá nhân này không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thì cá nhân đó không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. (2) Trường hợp nào được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh? Căn cứ Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp như sau: - Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; - Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; - Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; - Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. - Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác. Theo đó, cá nhân sẽ được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh khi thuộc một trong các trường hợp như đã nêu trên.
Biện pháp ngăn chặn có bị hủy bỏ khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra?
Khi đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra sẽ ngưng lại việc điều tra vụ án, vậy khi đó những biện pháp ngăn chặn được áp dụng cho người bị điều tra có được hủy bỏ không? (1) Các trường hợp đình chỉ điều tra Đình chỉ điều tra là việc cơ quan điều tra quyết định ngừng việc điều tra vụ án, điều tra bị can của vụ án khi có các căn cứ pháp lý để xác định rằng vụ án không có dấu hiệu cấu thành tội phạm hay không thể xác định người có hành vi phạm tội hoặc người phạm tội đã chết, người yêu cầu khởi tố rút đơn yêu cầu, hết thời hạn điều tra mà không đủ chứng cứ buộc tội,... Theo quy định tại Điều 230 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp: - Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự 2015; - Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Bên cạnh đó, Điều 443 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định các trường hợp mà cơ quan điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra: - Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả. - Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp: + Không có sự việc phạm tội; + Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm; + Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; + Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm; + Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, khi có các căn cứ pháp lý nêu trên thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với vụ án và bị can của vụ án. (2) Biện pháp ngăn chặn có bị hủy bỏ khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra không? Theo quy định tại Điều 109 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp - Bắt, tạm giữ, tạm giam - Bảo lĩnh - Đặt tiền để bảo đảm - Cấm đi khỏi nơi cư trú - Tạm hoãn xuất cảnh Vậy, trường hợp vụ án đã được cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra thì người đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn kể trên có được hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không? Theo khoản 2 Điều 33 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP có quy định về việc này như sau: "Khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), xử lý vật chứng, những vấn đề khác có liên quan và thực hiện việc thông báo, gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015; đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra phải có văn bản thông báo để Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ." Như vậy, khi có quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can thì cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế để phục vụ quá trình điều tra. Bên cạnh đó, nếu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì cơ quan điều tra phải gửi văn bản thông báo đình chỉ điều tra cho VKS để VKS ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Đề xuất biện pháp giám sát điện tử đối với người chưa thành niên phạm tội
Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên được chủ trì, phối hợp soạn thảo bởi TANDTC về xử lý chuyển hướng, hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Đáng chú ý, Dự thảo có đề cập đến hình thức giám sát điện tử như sau. Xem và tải về Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/12/Du_thao_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf Xem và tải về Dự thảo tờ trình Luật Tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/12/To_trinh_Quoc_hoi_ve_du_an_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf (1) Các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế với người chưa thành niên Cụ thể, các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế được áp dụng cho người chưa thành niên được liệt kê tại Điều 114 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên như sau: Biện pháp ngăn chặn Biện pháp cưỡng chế - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp. - Bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị truy nã, để tạm giam. - Tạm giữ. - Tạm giam. - Giám sát điện tử. - Giám sát tại nhà. - Áp giải, dẫn giải. - Kê biên tài sản. - Phong tỏa tài khoản. Như vậy, theo như đề xuất, sẽ có ít nhất là 06 biện pháp ngăn chặn và 03 biện pháp cưỡng chế đối với người chưa thành niên phạm tội. (2) Trường hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế Bên cạnh việc quy định các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đối với người chưa thành niên thì Dự thảo cũng quy định những trường hợp cụ thể để áp dụng các biện pháp này như sau: - Đối với các biện pháp như tạm giữ và áp giải đối với người chưa thành niên chỉ nên được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. - Đồng thời, theo Dự thảo, người chưa thành niên có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, đang bị truy nã và giải quyết như sau: + Trong thời hạn 06 giờ kể từ khi giữ người, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ người chưa thành niên phải thông báo ngay cho người đại diện của họ biết. + Sau khi giữ người cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 08 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. + Thời hạn tạm giữ nêu trên không quá 02 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ về trụ sở của mình. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ một lần nhưng không được quá 03 ngày. - Áp giải: Đối với người chưa thành niên bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị buộc tội, chỉ được áp giải khi có người đại diện cho họ có mặt. - Dẫn giải: Khi người chưa thành niên bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố và có đủ căn cứ xác định liên quan đến hành vi phạm tội, nếu đã được triệu tập hợp lệ 2 lần mà vẫn vắng mặt không lý do, sẽ áp dụng biện pháp dẫn giải. Tuy nhiên, việc dẫn giải chỉ được thực hiện khi có người đại diện cho họ có mặt. (3) Đề xuất áp dụng hình thức giám sát điện tử và giám sát tại nhà Cụ thể về biện pháp giảm sát điện tử theo Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên như sau: - Giám sát điện tử là biện pháp được áp dụng để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo người chưa thành niên tuân thủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Biện pháp này sẽ được áp dụng đối với người chưa thành niên bị buộc tội. - Quyết định gắn thiết bị có chức năng giám sát đối với người chưa thành niên được ban hành bởi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. - Thời hạn của biện pháp giám sát điện tử không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định. Về biện pháp giám sát tại nhà đối với người chưa thành niên phạm tội thì căn cứ dựa trên tính chất và mức độ của hành vi phạm tội mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể xem xét và ra quyết định áp dụng. Thời gian áp dụng biện pháp giám sát tại nhà cũng tương tự như giám sát điện tử là không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định. Theo đó, người đại diện của người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp giám sát tại nhà có trách nhiệm như sau: - Quản lý người chưa thành niên. - Theo dõi, giám sát và hỗ trợ người chưa thành niên tham gia chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương. - Báo cáo với cơ quan đã ra quyết định về việc giám sát tại nhà về tình hình quản lý, giám sát định kỳ hàng tuần hoặc khi có yêu cầu. - Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp quản lý, giám sát thực hiện kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên. Đồng thời, Chủ tịch UBND cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú có trách nhiệm phối hợp với người đại diện để thực hiện những nhiệm vụ như sau: - Giới thiệu tham gia các chương trình học tập, hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm. - Định hướng chương trình phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng được tổ chức tại địa phương. Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên hiện đang được tổ chức trưng cầu ý kiến rộng rãi từ các cá nhân, tổ chức và cơ quan trong và ngoài nước. Người dân có ý kiến có đóng góp có thể gửi về Cổng thông tin điện tử Tòa án Nhân dân Tối cao.
Có được đi khám bệnh ở nơi khác khi đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú không?
Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Ai có thẩm quyền ban hành lệnh này? Có được đi điều trị bệnh ở nơi khác khi đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú không? Bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên. (1) Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 123 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về cấm đi khỏi nơi cư trú như sau: “Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.” Như vậy, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng cho bị can, bị cáo có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng để đảm bảo rằng họ có mặt khi có lệnh triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Ngoài ra, bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp này còn phải thực hiện nghĩa vụ tuân thủ lệnh cấm: trong đó bao gồm: - Không được rời khỏi nơi cư trú mà không có sự cho phép của cơ quan đã ra lệnh cấm. - Luôn có mặt khi được triệu tập bởi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan. - Hành vi đúng mực: Không trốn chạy, không tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.cách tốt nhất để giải quyết vụ án nhanh chóng và công bằng. (2) Ai là người có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú? Những người có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định tại Khoản 3 Điều 123 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 bao gồm: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. - Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp. - Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng. Ngoài ra, người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. (3) Có được đi khám bệnh ở nơi khác khi đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú không? Căn cứ theo Khoản 5 Điều 123 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau: “Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.” Như vậy, trong trường hợp cá nhân đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, để được có thể đi điều trị bệnh ở nơi khác cần liên hệ, xin phép chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý để được sự đồng ý và cấp giấy phép để được tạm thời đi khỏi nơi cư trú. Mẫu Giấy phép tạm thời đi khỏi nơi cư trú được ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an. Xem và Tải về Mẫu Giấy phép tạm thời đi khỏi nơi cư trú tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/29/giay-phep-tam-thoi-di-khoi-noi-cu-tru.doc Tổng kết lại, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn được áp dụng cho bị cáo, bị can nhằm đảm bảo sự hiện diện của họ khi có lệnh triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trường hợp đang bị áp dụng lệnh cấm vẫn có thể đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên cần phải có được sự đồng ý và giấy phép của các cơ quan quản lý nơi bị can, bị cáo đang cư trú.
Những nội dung về cấm tiếp xúc trong phòng, chống bạo lực gia đình
Cho tôi hỏi các biện pháp nào được xem là biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình? Người bị bạo lực gia đình có được yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cấm đến gần mình khoảng cách 100m không, thời gian cấm là bao lâu? 1. Các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình gồm: - Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; - Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; - Cấm tiếp xúc; - Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; - Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình; - Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình; - Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; - Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; - Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; - Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình. => Theo đó, cấm tiếp xúc là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. Biện pháp này nhằm cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình. 2. Trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc Theo Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc như sau: - Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp khi nhận thấy có hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. => Theo đó, người bị bạo lực gia đình có quyền đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc. Việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. Trường hợp là không phải người bị bạo lực gia đình mà là một tổ chức, cá nhân khác đề nghị thì phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu số 06 ban hành kèm Nghị định 76/2023/NĐ-CP và phải được người bị bạo lực gia đình đồng ý cho phép đề nghị cấm tiếp xúc. Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 76/2023/NĐ-CP: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định 76/2023/NĐ-CP ban hành quyết định cấm tiếp xúc hoặc tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc. Thời gian cấm tiếp xúc không quá 03 ngày cho mỗi lần quyết định cấm tiếp xúc. 3. Vi phạm quyết định cấm tiếp xúc Theo Điều 19 Nghị định 76/2023/NĐ-CP, ngoại trừ các trường hợp được tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì người bị xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc khi vi phạm một trong các trường hợp sau: - Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn; - Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của mình, người bị bạo lực gia đình có thể đề nghị UBND xã ra quyết định cấm tiếp xúc. Quyết định cấm tiếp xúc có thời hạn không quá 03 ngày, người bị cấm tiếp xúc không được đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn.
Cấm đi khỏi nơi cứ trú theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong những biện pháp ngăn chặn đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định rõ biện pháp này. Cấm đi khỏi nơi cư trú Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Nghĩa vụ của bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú Theo quy định bị can, bị cáo cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ: - Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép; - Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; - Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; - Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Trong trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan nêu trên thì bị tạm giam. Thẩm quyền quyết định và thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú Theo quy định tại khoản 3 Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì những người sau đây, có thẩm quyền quyết định ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. Theo quy định thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Đồng thời, người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền. Theo quy định của điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 ở trên, ta thấy biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với mọi loại tội phạm; người được áp dụng biện pháp này phải có có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, phải làm giấy cam đoan, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của người đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó.
Phân biệt 05 biện pháp bắt người theo quy định BLTTHS 2015
Có lẽ không ít người đã từng chứng kiến cảnh bắt, giữ người phạm tội trên truyền hình (qua các bộ phim, ký sự điều tra,...) nhỉ. Và, không loại trừ trường hợp có người thậm chí đã chứng kiến trực tiếp luôn ấy =)). Theo quy định hiện hành tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có tổng cộng 05 trường hợp bắt người phạm tội, gồm: (1) bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, (2) bắt người phạm tội quả tang, (3) bắt người đang bị truy nã, (4) bắt bị can, bị cáo để tạm giam, (5) bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Trong khoa học pháp lý hình sự, đây được gọi là các “biện pháp ngăn chặn”, mục đích nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Vậy, bạn đã hiểu rõ sự khác biệt giữa 05 biện pháp này chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì cùng theo dõi bảng phân biệt dưới đây để tìm hiểu rõ nhé. TIÊU CHÍ Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp Bắt người phạm tội quả tang Bắt người đang bị truy nã Bắt bị can, bị cáo để tạm giam Bắt người bị yêu cầu dẫn độ Trường hợp áp dụng Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau: - Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tức mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù); - Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; - Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Người đang thực hiện tội phạm hoặc; - Người ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Người đang có quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền. Khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Bị can là người bị khởi tố về hình sự - Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bắt người bị yêu cầu dẫn độ để: - Tạm giam hoặc; - Thi hành quyết định dẫn độ. Dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các nước. Theo đó nước được yêu cầu sẽ bắt giữ và chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc người đã bị Tòa án của nước yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để nước này truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt. Người có thẩm quyền – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; – Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, – Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, – Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; – Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; – Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. – Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. – Người bắt cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; – Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; – Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. Trình tự, thủ tục bắt - Khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp: + Người thi hành lệnh, quyết định phải: đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt. + Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải: có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. + Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải: có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. - Sau đó, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. Được bắt người bất kỳ khi nào, bắt người mà không cần lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt của cơ quan có thẩm quyền. Khi bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: + Người thi hành lệnh, quyết định phải: đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt. + Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải: có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. + Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải: có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. Việc cần làm sau khi bị bắt Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Đối với trường hợp bắt người bị truy nã, sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Lưu ý Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án. - Được bắt người vào ban đêm. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Không được bắt người vào ban đêm (ban đêm được hiểu là từ 22 giờ đến 06 sáng hôm sau). Thông báo Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho: – Gia đình người bị giữ, bị bắt, – Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú – Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho: – Gia đình người bị giữ, bị bắt, – Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú – Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt. Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
10 biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự theo BLTTHS 2015
STT Tên biện pháp Hoàn cảnh áp dụng Cá nhân/tổ chức áp dụng 1 Giữ người trong trường hợp khẩn cấp. -Khi có đủ căn cứ để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - Người đó là người cùng thực hiện tội phạm hoặc là bị hại hoặc có mặt tại nơi xảy ra hành vi tội phạm, chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; - Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp bao gồm: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; - Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; - Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. 2 Bắt người (đối với người phạm tội quả tang) Phát hiện thấy một người đang thực hiện tội phạm, hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm. Bất kì người nào cũng có thể bắt và giải ngay tới cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. 3 Bắt người (đối với người đang bị truy nã) Phát hiện người đang bị truy nã Bất kì người nào cũng có thể bắt và giải ngay tới cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. 4 Bắt bị can, bị cáo để tạm giam Những người có quyền phát lệnh: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. 5 Tạm giữ Áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Những người có quyền ra lệnh giữ người cũng có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. 6 Tạm giam Áp dụng với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc cũng có thể áp dụng khi là tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: - Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; - Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; - Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; - Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; - Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. - Hoặc cũng có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. Những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng có thẩm quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. 7 Bảo lĩnh Được áp dụng thay cho biện pháp tạm giam khi căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và của thân nhân bị can, bị cáo. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. 8 Đặt tiền để bảo đảm Cũng là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam, theo đó căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo để xem xét ra quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm 9 Cấm đi khỏi nơi cư trú Sp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Những người có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam và thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. 10 Tạm hoãn xuất cảnh Khi có căn cứ cho rằng người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ; bị can, bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn. Những người có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam và thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Phân biệt xử phạt hành chính và biện pháp ngăn chặn hành chính
Hành vi vi phạm hành chinh là các hành vi xâm phạm đến các quan hệ quản lý Nhà nước (nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự). Trong cưỡng chế hành chính, hoạt động xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn được sử dụng phổ biến nhất. Hai biện pháp này được sử dụng với các mục đích khác nhau và được quy định rõ trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Xử phạt hành chính Biện pháp ngăn chặn Khái niệm Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Ngăn chặn hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có thể: Có vi phạm hoặc không có vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm hành chính có thể xảy ra. Mục đích Xử phạt nhằm mục đích răn đe đối với các hành vi vi phạm hành chính Ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính xảy ra Cơ sở áp dụng Có vi phạm hành chính xảy ra. Cơ sở áp dụng ngăn chặn hành chính có thể khi không vi phạm hành chính, trước khi có vi phạm hoặc vi phạm đang xảy ra. Các biện pháp áp dụng - Cảnh cáo; - Phạt tiền; - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); - Trục xuất. (Khoản 1 điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính) - Tạm giữ người; - Áp giải người vi phạm; - Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; - Khám người; - Khám phương tiện vận tải, đồ vật; - Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; - Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; - Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn. Thẩm quyền Chủ tịch UBND các cấp (Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính) Công an nhân dân (Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính) Bộ đội biên phòng (điều 40), Cảnh sát biển (điều 41), Hải quan (Điều 42), Kiểm lâm (Điều 43), cơ quan Thuế (Điều 44), Quản lý thị trường (Điều 45), Thanh tra (Điều 46), Tòa án nhân dân (Điều 48), Cơ quan thi hành án dân sự (Điều 49),… Các cơ quan xử lý các hành vi vi phạm đến quan hệ hành chính do mình quản lý theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định tại khoản 1 điều 123 luật xử lý vi phạm hành chính.