Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa?
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa? Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa là ngôn ngữ nào? Hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm cần thể hiện thông tin gì? 1. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa? Căn cứ Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, tên hàng hóa trên nhãn được quy định như sau: - Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. - Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. - Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Như vậy, tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất không bắt buộc in hoa, chỉ cần các đáp ứng các điều kiện như phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc; phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. 2. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa là ngôn ngữ nào? Căn cứ Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa được quy định như sau: (i) Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản (iv) Mục này. (ii) Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản (i) Mục này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. (iii) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. (iv) Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh: - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt. - Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc. - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa. - Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa. Như vậy, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt trừ các trường hợp khác. Đồng thời, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác nhưng phải tương ứng nội dung tiếng Việt, kích thước chữ không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. 3. Hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm cần thể hiện thông tin gì? Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, hóa chất, không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân bán hàng phải công khai các thông tin sau để người tiêu dùng nhận biết: - Tên hàng hóa. - Hạn sử dụng. - Cảnh báo an toàn (nếu có). - Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. - Hướng dẫn sử dụng. Như vậy, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm thì phải có các thông tin quan trọng giúp người tiêu dùng nhận biết và đảm bảo thông tin khi sử dụng. Tóm lại, tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất không bắt buộc phải in hoa. Tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu liên quan khi sản xuất.
Nhãn mỹ phẩm là gì? Nội dung nào trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt?
Nhãn mỹ phẩm là gì? Nội dung nào trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt? Cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở Trung ương là cơ quan nào? Nhãn mỹ phẩm là gì? Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Nhãn mỹ phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ngoài ra, ghi nhãn mỹ phẩm là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về mỹ phẩm lên nhãn để người dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng đúng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Trong đó, theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm là bao bì chứa đựng mỹ phẩm và lưu thông cùng với mỹ phẩm. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa. - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp. Nội dung nào trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt? Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 06/2011/TT-BYT về ngôn ngữ trình bày trên nhãn mỹ phẩm: Theo đó, những nội dung quy định tại Điều 18 của Thông tư 06/2011/TT-BYT phải được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt; riêng các thông tin tại điểm b, đ, i khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2011/TT-BYT phải ghi bằng tiếng Việt. Hay nói cách khác, những nội dung sau trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt: - Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư); - Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm. Cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở Trung ương là cơ quan nào? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở Trung ương là Cục Quản lý dược - Bộ Y tế. Cục Quản lý dược chỉ đạo hệ thống kiểm nghiệm trên phạm vi toàn quốc. Trong hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng mỹ phẩm, Cục Quản lý dược phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai và giám sát các hoạt động về hậu mại đối với các sản phẩm mỹ phẩm. Trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm của các cơ quan kiểm nghiệm nhà nước, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế là cơ quan kết luận chất lượng mỹ phẩm trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở địa phương là Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Y tế các tỉnh, thành phố Trung ương tổ chức triển khai các hoạt động về hậu mại đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu lưu thông trên địa bàn và xử lý các vấn đề về chất lượng mỹ phẩm theo quy định của pháp luật. Theo dõi, thống kê tình hình quản lý chất lượng mỹ phẩm tại địa phương. Kết luận chất lượng mỹ phẩm trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm của cơ sở kiểm nghiệm nhà nước về mỹ phẩm tại địa phương. Tóm lại: Nhãn mỹ phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Những nội dung sau trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt: - Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư); - Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.
Kích thước của nhãn mỹ phẩm do đối tượng nào xác định? Nhãn mỹ phẩm phải được gắn ở đâu?
Kích thước của nhãn mỹ phẩm do đối tượng nào xác định? Nhãn mỹ phẩm phải được gắn ở đâu? Những thông tin nào phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm? Nhãn mỹ phẩm phải được gắn ở đâu? Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 06/2011/TT-BYT về vị trí nhãn mỹ phẩm: Theo đó, nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Lưu ý: Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc. Trong đó, theo quy định tại khoản 8, 12 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Nhãn mỹ phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm là bao bì chứa đựng mỹ phẩm và lưu thông cùng với mỹ phẩm. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa. - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp. Kích thước của nhãn mỹ phẩm do đối tượng nào xác định? Đối chiếu theo quy định tại Điều 17 Thông tư 06/2011/TT-BYT về kích thước, hình thức và nội dung của nhãn mỹ phẩm: Theo đó, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá mỹ phẩm nhưng phải bảo đảm thông tin ghi trên nhãn phải dễ đọc bằng mắt thường. Lưu ý số 1: Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm. Lưu ý số 2: Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trình bày trên nhãn mỹ phẩm phải rõ ràng. Màu sắc của chữ và số phải tương phản với nền của nhãn. Những thông tin nào phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm? Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN. Những thông tin sau phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm: - Tên của sản phẩm và chức năng của nó, trừ khi dạng trình bày sản phẩm đã thể hiện rõ ràng chức năng của sản phẩm; - Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm; - Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này (không phải ghi tỷ lệ phần trăm của các thành phần); - Tên nước sản xuất; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư); - Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh; - Số lô sản xuất; - Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm. Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn; - Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm. Ngoài ra, trong trường hợp kích thước, dạng hoặc chất liệu bao gói không thể in được đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2011/TT-BYT trên nhãn gốc, những nội dung bắt buộc này phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn mỹ phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Các thông tin sau đây bắt buộc phải được ghi trên nhãn gốc của bao bì trực tiếp của sản phẩm: - Tên sản phẩm; - Số lô sản xuất. Tóm lại, kích thước của nhãn mỹ phẩm do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tự xác định. Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc.
Có bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên bao bì bên trong không khi ngoài vỏ hộp đã có hạn sử dụng?
Trường hợp trên vỏ bọc trực tiếp sản phẩm (gói nhỏ bên trong hộp) không đủ diện tích để thể hiện thông tin và vỏ hộp đã có đầy đủ thông tin thì gói nhỏ bên trong có cần phải thể hiện hết thông tin nửa không? Thế nào là bao bì thương phẩm của sản phẩm? Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì bao bì thương phẩm được xác định là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Trong đó, bao bì thương phẩm của hàng hóa bao gồm hai loại đó là: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Cụ thể: - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp. (Như vỏ hộp, vỏ bọc bên ngoài các sản phẩm,...) Bao bì chứa đựng hàng hóa có khác bao bì thương phẩm của sản phẩm? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN thì các loại bao bì như bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa; Túi đựng hàng hóa khi mua hàng; Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ không phải là bao bì thương phẩm. Như vậy, theo các quy định đưa ra nêu trên thì gói nhỏ bên trong hộp (bao bì trực tiếp) và vỏ hộp (bao bì ngoài) của sản phẩm đều được xác định là bao bì thương phẩm. Đồng thời, cũng cần lưu ý để phân biệt những bao bì được sử dụng với mục đích lưu trữ, đựng hàng hóa khi mua hàng, bao bì để dựng hàng hóa dạng rời,... nêu trên để tránh nhầm lẫn đây là bao bì thương phẩm (VD: các túi ni lông khi mua hàng hóa,...). Vậy hạn sử dụng có phải thể hiện hết trên những bao bì thương phẩm của sản phẩm không? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Đồng thời, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) thì nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trong đó, theo quy định của Phụ lục I này thì hạn sử dụng là nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn (đối với những hàng hóa có hạn sử dụng). (VD: Các đồ thực phẩm đóng gói, thuốc, hóa chất,...). Có thể thấy, hạn sử dụng đối với một số hàng hóa như đề cập trên có thời hạn sử dụng là một nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa của sản phẩm. Đồng thời nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm (là nội dung bắt buộc). Do đó trường hợp này mình phải in cả hạn sử dụng lên bao bì trực tiếp và bao bì sản phẩm mới đúng quy định của pháp luật.
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa?
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa? Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa là ngôn ngữ nào? Hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm cần thể hiện thông tin gì? 1. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa? Căn cứ Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, tên hàng hóa trên nhãn được quy định như sau: - Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. - Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. - Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Như vậy, tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất không bắt buộc in hoa, chỉ cần các đáp ứng các điều kiện như phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc; phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. 2. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa là ngôn ngữ nào? Căn cứ Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa được quy định như sau: (i) Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản (iv) Mục này. (ii) Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản (i) Mục này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. (iii) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. (iv) Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh: - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt. - Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc. - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa. - Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa. Như vậy, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt trừ các trường hợp khác. Đồng thời, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác nhưng phải tương ứng nội dung tiếng Việt, kích thước chữ không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. 3. Hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm cần thể hiện thông tin gì? Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, hóa chất, không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân bán hàng phải công khai các thông tin sau để người tiêu dùng nhận biết: - Tên hàng hóa. - Hạn sử dụng. - Cảnh báo an toàn (nếu có). - Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. - Hướng dẫn sử dụng. Như vậy, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm thì phải có các thông tin quan trọng giúp người tiêu dùng nhận biết và đảm bảo thông tin khi sử dụng. Tóm lại, tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất không bắt buộc phải in hoa. Tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu liên quan khi sản xuất.
Nhãn mỹ phẩm là gì? Nội dung nào trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt?
Nhãn mỹ phẩm là gì? Nội dung nào trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt? Cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở Trung ương là cơ quan nào? Nhãn mỹ phẩm là gì? Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Nhãn mỹ phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ngoài ra, ghi nhãn mỹ phẩm là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về mỹ phẩm lên nhãn để người dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng đúng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Trong đó, theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm là bao bì chứa đựng mỹ phẩm và lưu thông cùng với mỹ phẩm. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa. - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp. Nội dung nào trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt? Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 06/2011/TT-BYT về ngôn ngữ trình bày trên nhãn mỹ phẩm: Theo đó, những nội dung quy định tại Điều 18 của Thông tư 06/2011/TT-BYT phải được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt; riêng các thông tin tại điểm b, đ, i khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2011/TT-BYT phải ghi bằng tiếng Việt. Hay nói cách khác, những nội dung sau trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt: - Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư); - Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm. Cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở Trung ương là cơ quan nào? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở Trung ương là Cục Quản lý dược - Bộ Y tế. Cục Quản lý dược chỉ đạo hệ thống kiểm nghiệm trên phạm vi toàn quốc. Trong hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng mỹ phẩm, Cục Quản lý dược phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai và giám sát các hoạt động về hậu mại đối với các sản phẩm mỹ phẩm. Trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm của các cơ quan kiểm nghiệm nhà nước, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế là cơ quan kết luận chất lượng mỹ phẩm trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở địa phương là Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Y tế các tỉnh, thành phố Trung ương tổ chức triển khai các hoạt động về hậu mại đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu lưu thông trên địa bàn và xử lý các vấn đề về chất lượng mỹ phẩm theo quy định của pháp luật. Theo dõi, thống kê tình hình quản lý chất lượng mỹ phẩm tại địa phương. Kết luận chất lượng mỹ phẩm trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm của cơ sở kiểm nghiệm nhà nước về mỹ phẩm tại địa phương. Tóm lại: Nhãn mỹ phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Những nội dung sau trên nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt: - Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư); - Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.
Kích thước của nhãn mỹ phẩm do đối tượng nào xác định? Nhãn mỹ phẩm phải được gắn ở đâu?
Kích thước của nhãn mỹ phẩm do đối tượng nào xác định? Nhãn mỹ phẩm phải được gắn ở đâu? Những thông tin nào phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm? Nhãn mỹ phẩm phải được gắn ở đâu? Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 06/2011/TT-BYT về vị trí nhãn mỹ phẩm: Theo đó, nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Lưu ý: Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc. Trong đó, theo quy định tại khoản 8, 12 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Nhãn mỹ phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm là bao bì chứa đựng mỹ phẩm và lưu thông cùng với mỹ phẩm. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa. - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp. Kích thước của nhãn mỹ phẩm do đối tượng nào xác định? Đối chiếu theo quy định tại Điều 17 Thông tư 06/2011/TT-BYT về kích thước, hình thức và nội dung của nhãn mỹ phẩm: Theo đó, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá mỹ phẩm nhưng phải bảo đảm thông tin ghi trên nhãn phải dễ đọc bằng mắt thường. Lưu ý số 1: Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm. Lưu ý số 2: Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trình bày trên nhãn mỹ phẩm phải rõ ràng. Màu sắc của chữ và số phải tương phản với nền của nhãn. Những thông tin nào phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm? Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN. Những thông tin sau phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm: - Tên của sản phẩm và chức năng của nó, trừ khi dạng trình bày sản phẩm đã thể hiện rõ ràng chức năng của sản phẩm; - Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm; - Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này (không phải ghi tỷ lệ phần trăm của các thành phần); - Tên nước sản xuất; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư); - Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh; - Số lô sản xuất; - Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm. Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn; - Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm. Ngoài ra, trong trường hợp kích thước, dạng hoặc chất liệu bao gói không thể in được đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2011/TT-BYT trên nhãn gốc, những nội dung bắt buộc này phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn mỹ phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Các thông tin sau đây bắt buộc phải được ghi trên nhãn gốc của bao bì trực tiếp của sản phẩm: - Tên sản phẩm; - Số lô sản xuất. Tóm lại, kích thước của nhãn mỹ phẩm do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tự xác định. Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc.
Có bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên bao bì bên trong không khi ngoài vỏ hộp đã có hạn sử dụng?
Trường hợp trên vỏ bọc trực tiếp sản phẩm (gói nhỏ bên trong hộp) không đủ diện tích để thể hiện thông tin và vỏ hộp đã có đầy đủ thông tin thì gói nhỏ bên trong có cần phải thể hiện hết thông tin nửa không? Thế nào là bao bì thương phẩm của sản phẩm? Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì bao bì thương phẩm được xác định là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Trong đó, bao bì thương phẩm của hàng hóa bao gồm hai loại đó là: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Cụ thể: - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp. (Như vỏ hộp, vỏ bọc bên ngoài các sản phẩm,...) Bao bì chứa đựng hàng hóa có khác bao bì thương phẩm của sản phẩm? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN thì các loại bao bì như bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa; Túi đựng hàng hóa khi mua hàng; Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ không phải là bao bì thương phẩm. Như vậy, theo các quy định đưa ra nêu trên thì gói nhỏ bên trong hộp (bao bì trực tiếp) và vỏ hộp (bao bì ngoài) của sản phẩm đều được xác định là bao bì thương phẩm. Đồng thời, cũng cần lưu ý để phân biệt những bao bì được sử dụng với mục đích lưu trữ, đựng hàng hóa khi mua hàng, bao bì để dựng hàng hóa dạng rời,... nêu trên để tránh nhầm lẫn đây là bao bì thương phẩm (VD: các túi ni lông khi mua hàng hóa,...). Vậy hạn sử dụng có phải thể hiện hết trên những bao bì thương phẩm của sản phẩm không? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Đồng thời, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) thì nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trong đó, theo quy định của Phụ lục I này thì hạn sử dụng là nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn (đối với những hàng hóa có hạn sử dụng). (VD: Các đồ thực phẩm đóng gói, thuốc, hóa chất,...). Có thể thấy, hạn sử dụng đối với một số hàng hóa như đề cập trên có thời hạn sử dụng là một nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa của sản phẩm. Đồng thời nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm (là nội dung bắt buộc). Do đó trường hợp này mình phải in cả hạn sử dụng lên bao bì trực tiếp và bao bì sản phẩm mới đúng quy định của pháp luật.