Ai sẽ được làm Bí thư chi bộ Đảng? Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ là gì?
Bí thư chi bộ là những người đứng đầu cơ sở Đảng, giữ vai trò lãnh đạo, có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ trên mọi mặt công tác theo quy định của Điều lệ Đảng. Vậy, ai sẽ được làm Bí thư chi bộ? Bí thư chi bộ có những nhiệm vụ nào? Bí thư chi bộ là chức danh nào? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn có chức trách sau: Là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn. Như vậy, Bí thư chi bộ là cán bộ chuyên trách cấp xã. Ai sẽ được làm Bí thư chi bộ? 1) Tiêu chuẩn chung Tiêu chuẩn chung đối với Bí thư chi bộ được quy định tại Điều 3 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV như sau: Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây: - Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương. - Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. - Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 2) Tiêu chuẩn cụ thể Theo Khoản 4 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV, tiêu chuẩn cụ thể đối với Bí thư chi bộ là: - Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu. - Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông. - Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên. - Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế. Như vậy, người đủ các điều kiện như trên, nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm sẽ được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng. Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ là gì? Theo Khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định Bí thư có những nhiệm vụ sau: - Nắm vững: + Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; + Nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; - Chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ. - Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. - Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường Vụ Đảng uỷ. Trên đây là giải đáp thông tin về các tiêu chuẩn và nhiệm vụ của Bí thư chi bộ Đảng. Người đọc có thể tham khảo để cập nhật thêm cho mình những kiến thức pháp luật.
Quỹ Hỗ trợ nông dân được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin trong trường hợp nào?
Quỹ Hỗ trợ nông dân được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin trong trường hợp nào? Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ do đối tượng nào phê duyệt? Quỹ Hỗ trợ nông dân được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin trong trường hợp nào? Đối chiếu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 37/2023/NĐ-CP về trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân: Theo đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân được quyền được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ Hỗ trợ nông dân nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Ngoài ra, Quỹ Hỗ trợ nông dân còn có những quyền sau: - Tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân; - Được lựa chọn các phương án vay vốn đáp ứng đủ điều kiện để cho vay theo quy định tại Nghị định này; - Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và các quy định của pháp luật có liên quan; - Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị, cá nhân có liên quan để vận động nguồn vốn hợp pháp tài trợ cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân do đối tượng nào có thẩm quyền phê duyệt? Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 37/2023/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân: Theo đó, Đối tượng xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân là: Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân; Đối tượng có thẩm quyền phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân là: Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp. Lưu ý: Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trên cơ sở Điều lệ mẫu theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 37/2023/NĐ-CP. Trong đó, điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Tên gọi và địa điểm đặt trụ sở chính; - Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, người đại diện pháp luật; - Nguyên tắc và phạm vi hoạt động; - Vốn điều lệ; - Cơ cấu tổ chức và quản lý; - Chức năng, nhiệm vụ; - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý, Ban điều hành và Ban Kiểm soát; - Tiêu chuẩn, điều kiện, quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh người quản lý; - Việc tuyển dụng lao động, quy hoạch và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo khác; - Chế độ kế toán, tài chính và kiểm toán; - Quy trình sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động; - Mối quan hệ và trách nhiệm giữa Quỹ Hỗ trợ nông dân với các cơ quan quản lý nhà nước và các khách hàng vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân; - Xử lý tranh chấp, chia tách, sáp nhập và giải thể; - Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý. Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã có được xây dựng kế hoạch vận động cá nhân trên địa bàn đóng góp cho Quỹ Hỗ trợ nông dân không? Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 47 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch vận động cán bộ hội viên nông dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đóng góp, ủng hộ nguồn vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân. Lưu ý: ngoài trách nhiệm trên Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã còn có trách nhiệm về những vấn đề sau: - Lập các phương án vay vốn chung của nhóm hội viên Hội nông dân; tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân trong quá trình triển khai phương án vay vốn; theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ vay đầy đủ, đúng hạn; - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình quản lý và sử dụng vốn vay theo quy chế nội bộ mẫu về cho vay, quản lý nợ do Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP Tóm lại, Quỹ Hỗ trợ nông dân được quyền được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ Hỗ trợ nông dân nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Ai sẽ được làm Bí thư chi bộ Đảng? Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ là gì?
Bí thư chi bộ là những người đứng đầu cơ sở Đảng, giữ vai trò lãnh đạo, có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ trên mọi mặt công tác theo quy định của Điều lệ Đảng. Vậy, ai sẽ được làm Bí thư chi bộ? Bí thư chi bộ có những nhiệm vụ nào? Bí thư chi bộ là chức danh nào? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn có chức trách sau: Là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn. Như vậy, Bí thư chi bộ là cán bộ chuyên trách cấp xã. Ai sẽ được làm Bí thư chi bộ? 1) Tiêu chuẩn chung Tiêu chuẩn chung đối với Bí thư chi bộ được quy định tại Điều 3 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV như sau: Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây: - Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương. - Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. - Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 2) Tiêu chuẩn cụ thể Theo Khoản 4 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV, tiêu chuẩn cụ thể đối với Bí thư chi bộ là: - Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu. - Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông. - Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên. - Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế. Như vậy, người đủ các điều kiện như trên, nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm sẽ được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng. Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ là gì? Theo Khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định Bí thư có những nhiệm vụ sau: - Nắm vững: + Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; + Nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; - Chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ. - Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. - Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường Vụ Đảng uỷ. Trên đây là giải đáp thông tin về các tiêu chuẩn và nhiệm vụ của Bí thư chi bộ Đảng. Người đọc có thể tham khảo để cập nhật thêm cho mình những kiến thức pháp luật.
Quỹ Hỗ trợ nông dân được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin trong trường hợp nào?
Quỹ Hỗ trợ nông dân được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin trong trường hợp nào? Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ do đối tượng nào phê duyệt? Quỹ Hỗ trợ nông dân được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin trong trường hợp nào? Đối chiếu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 37/2023/NĐ-CP về trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân: Theo đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân được quyền được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ Hỗ trợ nông dân nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Ngoài ra, Quỹ Hỗ trợ nông dân còn có những quyền sau: - Tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân; - Được lựa chọn các phương án vay vốn đáp ứng đủ điều kiện để cho vay theo quy định tại Nghị định này; - Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và các quy định của pháp luật có liên quan; - Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị, cá nhân có liên quan để vận động nguồn vốn hợp pháp tài trợ cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân do đối tượng nào có thẩm quyền phê duyệt? Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 37/2023/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân: Theo đó, Đối tượng xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân là: Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân; Đối tượng có thẩm quyền phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân là: Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp. Lưu ý: Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trên cơ sở Điều lệ mẫu theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 37/2023/NĐ-CP. Trong đó, điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Tên gọi và địa điểm đặt trụ sở chính; - Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, người đại diện pháp luật; - Nguyên tắc và phạm vi hoạt động; - Vốn điều lệ; - Cơ cấu tổ chức và quản lý; - Chức năng, nhiệm vụ; - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý, Ban điều hành và Ban Kiểm soát; - Tiêu chuẩn, điều kiện, quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh người quản lý; - Việc tuyển dụng lao động, quy hoạch và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo khác; - Chế độ kế toán, tài chính và kiểm toán; - Quy trình sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động; - Mối quan hệ và trách nhiệm giữa Quỹ Hỗ trợ nông dân với các cơ quan quản lý nhà nước và các khách hàng vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân; - Xử lý tranh chấp, chia tách, sáp nhập và giải thể; - Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý. Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã có được xây dựng kế hoạch vận động cá nhân trên địa bàn đóng góp cho Quỹ Hỗ trợ nông dân không? Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 47 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch vận động cán bộ hội viên nông dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đóng góp, ủng hộ nguồn vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân. Lưu ý: ngoài trách nhiệm trên Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã còn có trách nhiệm về những vấn đề sau: - Lập các phương án vay vốn chung của nhóm hội viên Hội nông dân; tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân trong quá trình triển khai phương án vay vốn; theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ vay đầy đủ, đúng hạn; - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình quản lý và sử dụng vốn vay theo quy chế nội bộ mẫu về cho vay, quản lý nợ do Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP Tóm lại, Quỹ Hỗ trợ nông dân được quyền được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ Hỗ trợ nông dân nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.