Quy định mới về thành lập Ban Thanh tra nhân dân từ ngày 15/8/2023
Ngày 14/8/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022. Theo đó, từ ngày 15/8/2023 mỗi xã, phường, thị trấn sẽ thành lập Ban Thanh tra nhân dân theo nội dung sau: (1) Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn - Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư. + Trên cơ sở đề nghị của Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xem xét, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; hướng dẫn bầu, bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã phường, thị trấn. + Việc tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu, cho thôi, bầu bổ sung làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 59/2023/NĐ-CP. - Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 thành viên, UBMTTQVN cấp xã quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc bảo đảm mỗi thôn, tổ dân phố có đại diện tham gia là thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Đối với xã, phường, thị trấn có dưới 05 thôn, tổ dân phố thì được bầu tối đa 05 thành viên Ban Thanh tra nhân dân. - Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Phó Trưởng ban do UBMTTQVN cấp xã quyết định căn cứ vào số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn nhưng không quá 02 người. (2) Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoạt động ra sao? - Xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra: + Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 38 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 theo từng quý, 06 tháng, hằng năm và nhiệm kỳ. Kế hoạch gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác cho việc thực hiện Kế hoạch hoạt động. Kế hoạch hoạt động có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất. + Trên cơ sở Kế hoạch hoạt động, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể để gửi UBMTTQVN, Chủ tịch UBND cấp xã và đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát. - Phương thức hoạt động của Ban Thanh tra: + Tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn. + Làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, đối chiếu, tổng hợp thông tin và đánh giá, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị. + Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị bằng văn bản. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. - Chế độ báo cáo của Ban Thanh tra: Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng quý, 06 tháng năm, nhiệm kỳ, đột xuất khi có yêu cầu hoặc phát sinh. (3) Phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn - Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Thường xuyên liên hệ, phối hợp chặt chẽ với Nhân dân để tiếp nhận, phản hồi kịp thời ý kiến phản ánh của Nhân dân. - Giữ mối liên hệ chặt chẽ với HĐND, UBND cấp xã để giải quyết kịp thời ý kiến phản ánh của Nhân dân theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. - HĐND, UBND cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Xem thêm Nghị định 59/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.
So sánh thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhân dân
Thanh tra - Ảnh minh họa Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bài viết sau nhầm giúp người đọc phân biệt cơ bản các loại thanh tra Tiêu chí Thanh tra hành chính Thanh tra chuyên ngành Thanh tra nhân dân Khái niệm Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra) Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó (Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra) Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (Khoản 8 Điều 3) Lĩnh vực hoạt động Nội bộ hệ thống Theo ngành lĩnh vực Xã hội Thẩm quyền quyết định thanh tra Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra (Khoản 2 Điều 43). Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra (Khoản 1 Điều 51). Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động ̣(Khoản 1 Điều 69) Thời hạn thanh tra Thanh tra Chính phủ tiến hành: không quá 60 ngày, có thể kéo dài không quá 90 ngày. Trường hợp đặc biệt không quá 150 ngày. Thanh tra Tỉnh, Bộ tiến hành: không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày Thanh tra huyện: không quá 30 ngày, kéo dài không quá 45 ngày. (Điều 45 Luật Thanh tra 2010) Đối với đoàn thanh tra: Thanh tra cấp trung ương (bộ, tổng cục, cục thuộc bộ): không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; nhưng không quá 45 ngày. Thanh tra độc lập: Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Gia hạn không quá 5 ngày. (Điều 56 Luật Thanh tra 2010, Điều 16, 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó (Điều 74) Quyền hạn Quyền hạn lớn, kể cả quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi về nhân sự (cụ thể xem thêm ở Điều 46) Không có quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi nhân sự nhưng có quyền xử phạt hành chính. Thực hiện thanh tra các vụ vi phạm phức tạp, nghiêm trọng (cụ thể xem ở Điều 15, 18, 19, 21, 24, 27) Quyền hạn thanh tra chỉ hạn chế ở quyền kiến nghị. Đôi khí tổ chức thanh tra nhân dân cũng thực hiện quyết định thanh tra của thủ trưởng (cụ thể xem tại Điều 47)
Ban thanh tra nhân dân thuộc cơ quan nào?
Chào mọi người, mình hiện tại là công chức cấp xã, mình được chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giao cho mình việc tổ chức và thành lập Ban thanh tra nhân dân, tức mình sẽ thực hiện công việc kiêm nhiệm tổ chức hội nghị, đại đội, bầu và kiểm phiếu. Theo như mình có đọc ở các trang mạng thì việc thành lập ban thanh tra nhân dân như sau: - Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm. - Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên. Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người. - Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế. Vậy mọi người cho mình hỏi một số vấn đề ạ: Thứ nhất, có phải tất cả mọi người ai cũng được ứng cử và được hội đồng thành viên bầu không, ví dụ như nếu chủ tịch ủy ban nhân dân xã ứng cử và được bầu vào ban thanh tra nhân dân thì có được chấp nhận và hợp lệ hay không? Thứ hai, trường hợp ban thanh tra có một số thành viên không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị công đoàn đề nghị bãi nhiệm, vậy ban thanh tra nhân dân có phải là một cơ quan trực thuộc của công đoàn hay không? hay là một cơ quan độc lập? Mình cảm ơn mọi người rất nhiều ạ?
Quy định mới về thành lập Ban Thanh tra nhân dân từ ngày 15/8/2023
Ngày 14/8/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022. Theo đó, từ ngày 15/8/2023 mỗi xã, phường, thị trấn sẽ thành lập Ban Thanh tra nhân dân theo nội dung sau: (1) Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn - Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư. + Trên cơ sở đề nghị của Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xem xét, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; hướng dẫn bầu, bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã phường, thị trấn. + Việc tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu, cho thôi, bầu bổ sung làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 59/2023/NĐ-CP. - Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 thành viên, UBMTTQVN cấp xã quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc bảo đảm mỗi thôn, tổ dân phố có đại diện tham gia là thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Đối với xã, phường, thị trấn có dưới 05 thôn, tổ dân phố thì được bầu tối đa 05 thành viên Ban Thanh tra nhân dân. - Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Phó Trưởng ban do UBMTTQVN cấp xã quyết định căn cứ vào số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn nhưng không quá 02 người. (2) Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoạt động ra sao? - Xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra: + Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 38 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 theo từng quý, 06 tháng, hằng năm và nhiệm kỳ. Kế hoạch gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác cho việc thực hiện Kế hoạch hoạt động. Kế hoạch hoạt động có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất. + Trên cơ sở Kế hoạch hoạt động, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể để gửi UBMTTQVN, Chủ tịch UBND cấp xã và đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát. - Phương thức hoạt động của Ban Thanh tra: + Tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn. + Làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, đối chiếu, tổng hợp thông tin và đánh giá, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị. + Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị bằng văn bản. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. - Chế độ báo cáo của Ban Thanh tra: Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng quý, 06 tháng năm, nhiệm kỳ, đột xuất khi có yêu cầu hoặc phát sinh. (3) Phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn - Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Thường xuyên liên hệ, phối hợp chặt chẽ với Nhân dân để tiếp nhận, phản hồi kịp thời ý kiến phản ánh của Nhân dân. - Giữ mối liên hệ chặt chẽ với HĐND, UBND cấp xã để giải quyết kịp thời ý kiến phản ánh của Nhân dân theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. - HĐND, UBND cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Xem thêm Nghị định 59/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.
So sánh thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhân dân
Thanh tra - Ảnh minh họa Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bài viết sau nhầm giúp người đọc phân biệt cơ bản các loại thanh tra Tiêu chí Thanh tra hành chính Thanh tra chuyên ngành Thanh tra nhân dân Khái niệm Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra) Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó (Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra) Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (Khoản 8 Điều 3) Lĩnh vực hoạt động Nội bộ hệ thống Theo ngành lĩnh vực Xã hội Thẩm quyền quyết định thanh tra Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra (Khoản 2 Điều 43). Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra (Khoản 1 Điều 51). Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động ̣(Khoản 1 Điều 69) Thời hạn thanh tra Thanh tra Chính phủ tiến hành: không quá 60 ngày, có thể kéo dài không quá 90 ngày. Trường hợp đặc biệt không quá 150 ngày. Thanh tra Tỉnh, Bộ tiến hành: không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày Thanh tra huyện: không quá 30 ngày, kéo dài không quá 45 ngày. (Điều 45 Luật Thanh tra 2010) Đối với đoàn thanh tra: Thanh tra cấp trung ương (bộ, tổng cục, cục thuộc bộ): không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; nhưng không quá 45 ngày. Thanh tra độc lập: Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Gia hạn không quá 5 ngày. (Điều 56 Luật Thanh tra 2010, Điều 16, 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó (Điều 74) Quyền hạn Quyền hạn lớn, kể cả quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi về nhân sự (cụ thể xem thêm ở Điều 46) Không có quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi nhân sự nhưng có quyền xử phạt hành chính. Thực hiện thanh tra các vụ vi phạm phức tạp, nghiêm trọng (cụ thể xem ở Điều 15, 18, 19, 21, 24, 27) Quyền hạn thanh tra chỉ hạn chế ở quyền kiến nghị. Đôi khí tổ chức thanh tra nhân dân cũng thực hiện quyết định thanh tra của thủ trưởng (cụ thể xem tại Điều 47)
Ban thanh tra nhân dân thuộc cơ quan nào?
Chào mọi người, mình hiện tại là công chức cấp xã, mình được chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giao cho mình việc tổ chức và thành lập Ban thanh tra nhân dân, tức mình sẽ thực hiện công việc kiêm nhiệm tổ chức hội nghị, đại đội, bầu và kiểm phiếu. Theo như mình có đọc ở các trang mạng thì việc thành lập ban thanh tra nhân dân như sau: - Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm. - Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên. Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người. - Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế. Vậy mọi người cho mình hỏi một số vấn đề ạ: Thứ nhất, có phải tất cả mọi người ai cũng được ứng cử và được hội đồng thành viên bầu không, ví dụ như nếu chủ tịch ủy ban nhân dân xã ứng cử và được bầu vào ban thanh tra nhân dân thì có được chấp nhận và hợp lệ hay không? Thứ hai, trường hợp ban thanh tra có một số thành viên không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị công đoàn đề nghị bãi nhiệm, vậy ban thanh tra nhân dân có phải là một cơ quan trực thuộc của công đoàn hay không? hay là một cơ quan độc lập? Mình cảm ơn mọi người rất nhiều ạ?