Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện theo quy định pháp luật năm 2024
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện được thành lập để quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án trên cùng một địa bàn. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng Căn cứ quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) có đề cập các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể sẽ căn cứ vào quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án: - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; - Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc; - Tổ chức tư vấn quản lý dự án. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện Căn cứ quy định tại Điều 63 Luật Xây dựng 2014 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập để quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư công khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án trên cùng một địa bàn cấp huyện. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sẽ được Chủ tịch Ủy Ban nhân dân cấp huyện giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết. Ban quản lý dự án cấp huyện sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, bao gồm: - Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án; - Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án; - Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Và có nghĩa vụ thực hiện các công việc: - Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng; - Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này; - Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; - Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư; - Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này; - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng được thành lập và hoạt động theo quy định trên.
Ban quản lý khu công nghệ cao có được tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể không?
Thỏa ước lao động tập thể là gì? Doanh nghiệp phải gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan nào? Ban quản lý khu công nghệ cao có được tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể không? Thỏa ước lao động tập thể là gì? Doanh nghiệp phải gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan nào? Thỏa ước lao động tập thể được định nghĩa tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác. Lưu ý: Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Việc gửi thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Điều 77 Bộ luật Lao động 2019: Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Ban quản lý khu công nghệ cao có được tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao trong quản lý lao động được quy định tại khoản 12 Điều 47 Nghị định 10/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: (1) Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lao động làm việc trong khu công nghệ cao, bao gồm: - Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động; - Tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể; - Tiếp nhận báo cáo tình hình thay đổi về lao động; - Tiếp nhận báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động; - Tiếp nhận thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; - Tiếp nhận thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm; - Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp, hoạt động đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày; (2) Tiếp nhận thông báo cho thôi việc nhiều người lao động của người sử dụng lao động theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (3) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động để theo dõi tình hình sử dụng lao động trong khu công nghệ cao; báo cáo tình hình sử dụng lao động và tình hình thực hiện quản lý lao động của khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật; (4) Theo dõi, tổng hợp nhu cầu lao động và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để cung ứng lao động cho khu công nghệ cao; (5) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức công đoàn khu công nghệ cao để giải quyết các tranh chấp lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy, Ban quản lý khu công nghệ cao có thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lao động làm việc trong khu công nghệ cao trong đó bao gồm việc tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể. Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Lao động 2019 thì hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể được quy định như sau: (1) Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết. Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện. (2) Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể. (3) Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể. Tóm lại, Ban quản lý khu công nghệ cao có tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể đối với lao động làm việc trong khu công nghệ cao.
Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do ai bổ nhiệm và có trách nhiệm gì?
Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do ai bổ nhiệm và có trách nhiệm gì? Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao được quy định như thế nào? Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do ai bổ nhiệm và có trách nhiệm gì? Đối chiếu với quy định tại khoản 1, 2 Điều 48 Nghị định 10/2024/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban quản lý khu công nghệ cao: Theo đó, Ban quản lý khu công nghệ cao có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Trong đó, Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, các Phó Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao được quy định như thế nào? Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định 10/2024/NĐ-CP thì: Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao gồm: - Bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ); - Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ triển khai hoạt động công nghệ cao và - Các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghệ cao, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao và quy định của pháp luật. Lưu ý: theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 48 Nghị định 10/2024/NĐ-CP thì: (i) Việc thành lập bộ máy giúp việc phải bảo đảm phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sau đây: - Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các ngành, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao; - Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu từ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III; - Được bố trí 01 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức; - Được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức; - Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghệ cao thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ. (ii) Việc thành lập, tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Tóm lại: Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của khu công nghệ cao.
Ban quản lý khu công nghệ cao có được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại KCNC không?
Ban quản lý khu công nghệ cao có được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại KCNC không? Có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng hay không? Ban quản lý khu công nghệ cao có được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại KCNC không? Theo quy định tại khoản 8 Điều 47 Nghị định 10/2024/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao trong quản lý đầu tư: Theo đó, Ban quản lý khu công nghệ cao là cơ quan đăng ký đầu tư, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại khu công nghệ cao: (1) Chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy chế lựa chọn nhà đầu tư do Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao ban hành trên cơ sở lựa chọn áp dụng các điều, khoản của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư; (2) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, hiệu đính, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư; (3) Ký kết văn bản thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục đảm bảo thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định này và các quy định tại pháp luật về đầu tư; (4) Quyết định ngừng hoặc ngừng một phần, chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật về đầu tư; (5) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC); (6) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về thương mại; (7) Thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đối với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác trong khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; (8) Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại khu công nghệ cao trên cơ sở ủy quyền của Bộ Công Thương; (9) Xác nhận dự án đầu tư đáp ứng nguyên tắc hoạt động công nghệ cao đối với trường hợp dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định này; (10) Giám sát, đánh giá các dự án đầu tư tại khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền; - Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại khu công nghệ cao đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với khu công nghệ cao quy định tại Điều 31 Luật Công nghệ cao) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao); (11) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao; - Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư; huy động các nguồn lực xã hội từ tài trợ của các tổ chức, cá nhân, hiệp hội và nhà đầu tư để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư; - Được thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược về đầu tư, xây dựng và phát triển khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật; (12) Cung cấp các thông tin và kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư; thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư khác tại khu công nghệ cao theo thẩm quyền. Như vậy, Ban quản lý khu công nghệ cao được quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại khu công nghệ cao trên cơ sở ủy quyền của Bộ Công Thương. Ban quản lý khu công nghệ cao có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng hay không? Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 10/2024/NĐ-CP về chức năng, địa vị pháp lý của Ban quản lý khu công nghệ cao: Theo đó, Ban quản lý khu công nghệ cao được sử dụng con dấu hình quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng. Ngoài ra: (i) Ban quản lý khu công nghệ cao là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan. (ii) Ban quản lý khu công nghệ cao có tư cách pháp nhân và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Tóm lại, Ban quản lý khu công nghệ cao được quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại khu công nghệ cao trên cơ sở ủy quyền của Bộ Công Thương.
Thắc mắc về ban quản lý dự án?
Xã tôi có kế hoạch tu sửa 1 số hạng mục trường Tiểu học có giá trị gần 1 tỷ đồng, Chủ tịch UBND cho thành lập ban quản lý dự án, nhưng mọi việc từ khảo sát, lập dự toán đến tổ chức thi công đều không thông qua BQLDA, thi công gần xong vẫn không có hồ sơ xây dựng nên BQL không thực hiện việc quản lý. Xin hỏi như vậy BQL không tham gia quản lý có đúng không? Xin cảm ơn.
UBND cấp xã có được phép thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp xã không?
Đối với trường hợp: UBND cấp xã có được phép thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp xã không? Nếu không được phép thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thì UBND xã phải thực hiện quản lý đầu tư xây dựng đối với các công trình do xã làm chủ đầu tư theo quy định nào?
Ban quản lý nhà chung cư buộc tôi phải trả nợ phí quản lý từ thời người chủ đầu tiên?
Kính thưa Luật sư, Tôi xin trình bày sự việc như sau: Tháng 9/2020 tôi có mua căn hộ chung cư từ ông B, được biết căn hộ được bàn giao cho cư dân - bà A năm 2005 nhưng bà A không ở cho đến khi bán cho ông B vào năm 2018. Thời điểm tôi dọn vào ở, căn hộ có điện, nước và các dịch vụ đầy đủ (ông B sinh sống tại đó từ 2018-9/2020). Tuy nhiên, Ban quản lý tòa nhà (BQL) gởi thông báo yêu cầu tôi phải đóng gần 40 triệu đồng là khoản nợ phí quản lý và phí bảo trì từ năm 2005-2013, nếu không căn hộ của tôi sẽ bị ngưng dịch vụ. Cần phải nói rõ rằng BQL hiện tại chỉ quản lý tòa nhà từ cuối năm 2013, các thành viên thuộc ban quản trị hiện tại ứng cử năm 2016 (BQL thu hộ phí bảo trì cho ban quản trị). Trước đây, ông B đã phải trả khoản nợ tương tự từ cuối năm 2013-2018 là thời gian bà A là chủ hộ. BQL lý luận rằng tôi mua căn hộ có nợ thì tôi phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ đó. Tôi rất bối rối vì 1 luật sư tư vấn cho tôi rằng căn hộ không mang nợ mà bà A mới là người phải chịu trách nhiệm về khoản nợ, trong khi 1 luật sư khác thì đồng quan điểm với lý luận của BQL. Xin hỏi BQL làm như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không, thưa Luật sư? Trách nhiệm trả khoản nợ này thuộc về ai - tôi, ông B hay bà A? BQL có quyền ngưng dịch vụ không khi tôi mua bán có công chứng đàng hoàng? Nếu BQL đúng thì họ phải cung cấp cho tôi chứng từ gì? - biên bản bàn giao công nợ thiếu tên người đại diện bên nhận và chỉ có mộc treo của cty bàn giao, không có mộc đỏ cuối văn bản có giá trị pháp lý hay không? Kính mong Luật sư giải đáp giúp tôi tháo gỡ những gút mắc. Xin chân thành biết ơn! Nguyễn Hương
Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân không?
Việc xác định Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân hay không thì phải xem lại Ban quản lý thuộc trường hợp nào theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP "7. Sửa đổi, bổ sung ...khoản 3 Điều 17 như sau: Điều 17. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực ... 3. Cơ chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực: a) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập là đơn vị sự nghiệp đặc thù, áp dụng cơ chế tự chủ tài chính tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; b) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người đại diện có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập là đơn vị thành viên hạch toán độc lập hoặc là đơn vị hạch toán phụ thuộc sử dụng tư cách pháp nhân của công ty mẹ để quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức lại, thành lập theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo kinh phí hoặc được cấp kinh phí hoạt động trong trường hợp là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ. c) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao”."
Ban Quản Lý và Ban Quản Trị Chung cư
Kính gửi Luật Sư, Tôi là cư dân ở 1 tòa chung cư tại Hà Nội. Hiện nay, tôi phát hiện ra khá nhiều sai phạm trong việc Ban Quản Trị bao che cho những sai phạm của Ban Quản Lý ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của cư dân. Ban Quản Lý được Ban Quản Trị chọn (theo kết quả mời thầu) vào làm việc tại chung cư tôi sinh sống từ tháng 1 năm 2018. Khi ấy cư dân chúng tôi cũng khá bức xúc về kết quả trúng thầu khi có mình Ban Quản Lý này (chưa có kinh nghiệm quản lý nhà chung cư) đạt yêu cầu về hồ sơ. Tuy nhiên, vì cũng chưa có bằng chứng gì về sự minh bạch khi chấm thầu nên chúng tôi cũng không thể phản đối. Đến nay thì tôi có tìm được bằng chứng, là email của 1 thành viên BQT (tôi gọi tắt là anh T) gửi thuyết phục các thành viên còn lại chọn BQL này và nói rõ là các nhà thầu khác mời vào chỉ để làm quân xanh, quân đỏ. Và từ tháng 5 năm 2018, cũng chính anh T lại trở thành cán bộ quản lý chung cư làm việc cho BQL này. Vậy tôi muốn hỏi, điều này có vi phạm luật quản lý nhà chung cư hay không? Ngoài ra, anh T cũng là Giám đốc kỹ thuật cho 1 nhà thầu cung cấp thẻ cho chung cư này luôn. Nhà thầu này cung cấp thẻ và dịch vụ kém chất lượng nhưng vẫn được BQT phê duyệt để cung cấp cho cư dân. Ngoài anh T, còn có anh TH, nhân viên của nhà thầu cung cấp thẻ đồng Kỹ sư trưởng của Ban Quản Lý tòa nhà chung cư. Vậy tôi xin luật sư tư vấn dùm, việc cùng lúc đảm nhiệm chức vụ ở Ban Quản Lý và nhà thầu cung cấp dịch vụ có vi phạm luật không khi ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích cư dân. Vì Ban Quản Lý đóng vai trò quản lý giám sát cho các nhà thầu cung cấp dịch vụ khác, nhưng 1 người làm cả 2 bên thì việc giám sát quản lý đâu còn ý nghĩa gì. Những điều tôi nói ở đây đều có bằng chứng, liệu tôi có thể kiến nghị lên cấp chính quyền nào để bảo vệ lợi ích cho chính tôi và cư dân khác. Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện theo quy định pháp luật năm 2024
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện được thành lập để quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án trên cùng một địa bàn. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng Căn cứ quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) có đề cập các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể sẽ căn cứ vào quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án: - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; - Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc; - Tổ chức tư vấn quản lý dự án. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện Căn cứ quy định tại Điều 63 Luật Xây dựng 2014 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập để quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư công khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án trên cùng một địa bàn cấp huyện. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sẽ được Chủ tịch Ủy Ban nhân dân cấp huyện giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết. Ban quản lý dự án cấp huyện sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, bao gồm: - Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án; - Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án; - Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Và có nghĩa vụ thực hiện các công việc: - Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng; - Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này; - Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; - Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư; - Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này; - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng được thành lập và hoạt động theo quy định trên.
Ban quản lý khu công nghệ cao có được tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể không?
Thỏa ước lao động tập thể là gì? Doanh nghiệp phải gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan nào? Ban quản lý khu công nghệ cao có được tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể không? Thỏa ước lao động tập thể là gì? Doanh nghiệp phải gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan nào? Thỏa ước lao động tập thể được định nghĩa tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác. Lưu ý: Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Việc gửi thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Điều 77 Bộ luật Lao động 2019: Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Ban quản lý khu công nghệ cao có được tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao trong quản lý lao động được quy định tại khoản 12 Điều 47 Nghị định 10/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: (1) Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lao động làm việc trong khu công nghệ cao, bao gồm: - Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động; - Tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể; - Tiếp nhận báo cáo tình hình thay đổi về lao động; - Tiếp nhận báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động; - Tiếp nhận thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; - Tiếp nhận thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm; - Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp, hoạt động đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày; (2) Tiếp nhận thông báo cho thôi việc nhiều người lao động của người sử dụng lao động theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (3) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động để theo dõi tình hình sử dụng lao động trong khu công nghệ cao; báo cáo tình hình sử dụng lao động và tình hình thực hiện quản lý lao động của khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật; (4) Theo dõi, tổng hợp nhu cầu lao động và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để cung ứng lao động cho khu công nghệ cao; (5) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức công đoàn khu công nghệ cao để giải quyết các tranh chấp lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy, Ban quản lý khu công nghệ cao có thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lao động làm việc trong khu công nghệ cao trong đó bao gồm việc tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể. Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Lao động 2019 thì hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể được quy định như sau: (1) Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết. Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện. (2) Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể. (3) Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể. Tóm lại, Ban quản lý khu công nghệ cao có tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể đối với lao động làm việc trong khu công nghệ cao.
Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do ai bổ nhiệm và có trách nhiệm gì?
Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do ai bổ nhiệm và có trách nhiệm gì? Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao được quy định như thế nào? Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do ai bổ nhiệm và có trách nhiệm gì? Đối chiếu với quy định tại khoản 1, 2 Điều 48 Nghị định 10/2024/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban quản lý khu công nghệ cao: Theo đó, Ban quản lý khu công nghệ cao có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Trong đó, Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, các Phó Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao được quy định như thế nào? Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định 10/2024/NĐ-CP thì: Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao gồm: - Bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ); - Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ triển khai hoạt động công nghệ cao và - Các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghệ cao, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao và quy định của pháp luật. Lưu ý: theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 48 Nghị định 10/2024/NĐ-CP thì: (i) Việc thành lập bộ máy giúp việc phải bảo đảm phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sau đây: - Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các ngành, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao; - Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu từ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III; - Được bố trí 01 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức; - Được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức; - Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghệ cao thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ. (ii) Việc thành lập, tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Tóm lại: Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của khu công nghệ cao.
Ban quản lý khu công nghệ cao có được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại KCNC không?
Ban quản lý khu công nghệ cao có được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại KCNC không? Có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng hay không? Ban quản lý khu công nghệ cao có được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại KCNC không? Theo quy định tại khoản 8 Điều 47 Nghị định 10/2024/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao trong quản lý đầu tư: Theo đó, Ban quản lý khu công nghệ cao là cơ quan đăng ký đầu tư, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại khu công nghệ cao: (1) Chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy chế lựa chọn nhà đầu tư do Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao ban hành trên cơ sở lựa chọn áp dụng các điều, khoản của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư; (2) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, hiệu đính, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư; (3) Ký kết văn bản thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục đảm bảo thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định này và các quy định tại pháp luật về đầu tư; (4) Quyết định ngừng hoặc ngừng một phần, chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật về đầu tư; (5) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC); (6) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về thương mại; (7) Thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đối với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác trong khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; (8) Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại khu công nghệ cao trên cơ sở ủy quyền của Bộ Công Thương; (9) Xác nhận dự án đầu tư đáp ứng nguyên tắc hoạt động công nghệ cao đối với trường hợp dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định này; (10) Giám sát, đánh giá các dự án đầu tư tại khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền; - Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại khu công nghệ cao đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với khu công nghệ cao quy định tại Điều 31 Luật Công nghệ cao) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao); (11) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao; - Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư; huy động các nguồn lực xã hội từ tài trợ của các tổ chức, cá nhân, hiệp hội và nhà đầu tư để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư; - Được thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược về đầu tư, xây dựng và phát triển khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật; (12) Cung cấp các thông tin và kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư; thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư khác tại khu công nghệ cao theo thẩm quyền. Như vậy, Ban quản lý khu công nghệ cao được quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại khu công nghệ cao trên cơ sở ủy quyền của Bộ Công Thương. Ban quản lý khu công nghệ cao có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng hay không? Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 10/2024/NĐ-CP về chức năng, địa vị pháp lý của Ban quản lý khu công nghệ cao: Theo đó, Ban quản lý khu công nghệ cao được sử dụng con dấu hình quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng. Ngoài ra: (i) Ban quản lý khu công nghệ cao là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan. (ii) Ban quản lý khu công nghệ cao có tư cách pháp nhân và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Tóm lại, Ban quản lý khu công nghệ cao được quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại khu công nghệ cao trên cơ sở ủy quyền của Bộ Công Thương.
Thắc mắc về ban quản lý dự án?
Xã tôi có kế hoạch tu sửa 1 số hạng mục trường Tiểu học có giá trị gần 1 tỷ đồng, Chủ tịch UBND cho thành lập ban quản lý dự án, nhưng mọi việc từ khảo sát, lập dự toán đến tổ chức thi công đều không thông qua BQLDA, thi công gần xong vẫn không có hồ sơ xây dựng nên BQL không thực hiện việc quản lý. Xin hỏi như vậy BQL không tham gia quản lý có đúng không? Xin cảm ơn.
UBND cấp xã có được phép thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp xã không?
Đối với trường hợp: UBND cấp xã có được phép thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp xã không? Nếu không được phép thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thì UBND xã phải thực hiện quản lý đầu tư xây dựng đối với các công trình do xã làm chủ đầu tư theo quy định nào?
Ban quản lý nhà chung cư buộc tôi phải trả nợ phí quản lý từ thời người chủ đầu tiên?
Kính thưa Luật sư, Tôi xin trình bày sự việc như sau: Tháng 9/2020 tôi có mua căn hộ chung cư từ ông B, được biết căn hộ được bàn giao cho cư dân - bà A năm 2005 nhưng bà A không ở cho đến khi bán cho ông B vào năm 2018. Thời điểm tôi dọn vào ở, căn hộ có điện, nước và các dịch vụ đầy đủ (ông B sinh sống tại đó từ 2018-9/2020). Tuy nhiên, Ban quản lý tòa nhà (BQL) gởi thông báo yêu cầu tôi phải đóng gần 40 triệu đồng là khoản nợ phí quản lý và phí bảo trì từ năm 2005-2013, nếu không căn hộ của tôi sẽ bị ngưng dịch vụ. Cần phải nói rõ rằng BQL hiện tại chỉ quản lý tòa nhà từ cuối năm 2013, các thành viên thuộc ban quản trị hiện tại ứng cử năm 2016 (BQL thu hộ phí bảo trì cho ban quản trị). Trước đây, ông B đã phải trả khoản nợ tương tự từ cuối năm 2013-2018 là thời gian bà A là chủ hộ. BQL lý luận rằng tôi mua căn hộ có nợ thì tôi phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ đó. Tôi rất bối rối vì 1 luật sư tư vấn cho tôi rằng căn hộ không mang nợ mà bà A mới là người phải chịu trách nhiệm về khoản nợ, trong khi 1 luật sư khác thì đồng quan điểm với lý luận của BQL. Xin hỏi BQL làm như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không, thưa Luật sư? Trách nhiệm trả khoản nợ này thuộc về ai - tôi, ông B hay bà A? BQL có quyền ngưng dịch vụ không khi tôi mua bán có công chứng đàng hoàng? Nếu BQL đúng thì họ phải cung cấp cho tôi chứng từ gì? - biên bản bàn giao công nợ thiếu tên người đại diện bên nhận và chỉ có mộc treo của cty bàn giao, không có mộc đỏ cuối văn bản có giá trị pháp lý hay không? Kính mong Luật sư giải đáp giúp tôi tháo gỡ những gút mắc. Xin chân thành biết ơn! Nguyễn Hương
Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân không?
Việc xác định Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân hay không thì phải xem lại Ban quản lý thuộc trường hợp nào theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP "7. Sửa đổi, bổ sung ...khoản 3 Điều 17 như sau: Điều 17. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực ... 3. Cơ chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực: a) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập là đơn vị sự nghiệp đặc thù, áp dụng cơ chế tự chủ tài chính tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; b) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người đại diện có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập là đơn vị thành viên hạch toán độc lập hoặc là đơn vị hạch toán phụ thuộc sử dụng tư cách pháp nhân của công ty mẹ để quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức lại, thành lập theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo kinh phí hoặc được cấp kinh phí hoạt động trong trường hợp là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ. c) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao”."
Ban Quản Lý và Ban Quản Trị Chung cư
Kính gửi Luật Sư, Tôi là cư dân ở 1 tòa chung cư tại Hà Nội. Hiện nay, tôi phát hiện ra khá nhiều sai phạm trong việc Ban Quản Trị bao che cho những sai phạm của Ban Quản Lý ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của cư dân. Ban Quản Lý được Ban Quản Trị chọn (theo kết quả mời thầu) vào làm việc tại chung cư tôi sinh sống từ tháng 1 năm 2018. Khi ấy cư dân chúng tôi cũng khá bức xúc về kết quả trúng thầu khi có mình Ban Quản Lý này (chưa có kinh nghiệm quản lý nhà chung cư) đạt yêu cầu về hồ sơ. Tuy nhiên, vì cũng chưa có bằng chứng gì về sự minh bạch khi chấm thầu nên chúng tôi cũng không thể phản đối. Đến nay thì tôi có tìm được bằng chứng, là email của 1 thành viên BQT (tôi gọi tắt là anh T) gửi thuyết phục các thành viên còn lại chọn BQL này và nói rõ là các nhà thầu khác mời vào chỉ để làm quân xanh, quân đỏ. Và từ tháng 5 năm 2018, cũng chính anh T lại trở thành cán bộ quản lý chung cư làm việc cho BQL này. Vậy tôi muốn hỏi, điều này có vi phạm luật quản lý nhà chung cư hay không? Ngoài ra, anh T cũng là Giám đốc kỹ thuật cho 1 nhà thầu cung cấp thẻ cho chung cư này luôn. Nhà thầu này cung cấp thẻ và dịch vụ kém chất lượng nhưng vẫn được BQT phê duyệt để cung cấp cho cư dân. Ngoài anh T, còn có anh TH, nhân viên của nhà thầu cung cấp thẻ đồng Kỹ sư trưởng của Ban Quản Lý tòa nhà chung cư. Vậy tôi xin luật sư tư vấn dùm, việc cùng lúc đảm nhiệm chức vụ ở Ban Quản Lý và nhà thầu cung cấp dịch vụ có vi phạm luật không khi ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích cư dân. Vì Ban Quản Lý đóng vai trò quản lý giám sát cho các nhà thầu cung cấp dịch vụ khác, nhưng 1 người làm cả 2 bên thì việc giám sát quản lý đâu còn ý nghĩa gì. Những điều tôi nói ở đây đều có bằng chứng, liệu tôi có thể kiến nghị lên cấp chính quyền nào để bảo vệ lợi ích cho chính tôi và cư dân khác. Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư