Xin chào mọi người, Mình hiện đang học môn Luật dân sự phần chung. Ở phần thời hiệu, thời hạn thầy mình có đưa ra bài tập có thể tóm lượt như sau: Giả sử thời hiệu khởi kiện liên quan đến tranh chấp hợp đồng là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. A&B ký kết một hợp đồng mua bán. Ngày 15/6/2008, B vi phạm hợp đồng. Như vậy thời hạn khởi kiện sẽ tính từ ngày nào? Đáp án thầy cho là tính từ ngày 16/6/2008 đến 16/6/2010. Mình thắc mắc là tại sao không tính từ ngày 15/6/2008 vì mình hiểu "kể từ ngày" là bao hàm ngày diễn ra việc vi phạm. Do lúc đó vội chép đáp án không suy nghĩ về nhà đọc lại nên mới không hỏi thầy tại lớp. Hy vọng các bạn có thể giải thích giúp mình. Xin cảm ơn!
Thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật
Việc thực hiện hợp đồng dân sự được tiến hành sau khi các bên đã giao kết xong hợp đồng. Bởi, từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau theo những thỏa thuận các bên đã thống nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các cách thức mà pháp luật đã quy định đối với từng loại hợp đồng, cụ thể như sau: >>> Đối với hợp đồng đơn vụ Điều 409 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. >>> Đối với hợp đồng song vụ Điều 410 BLDS quy định về việc thực hiện hợp đồng song vụ như sau: – Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp hoãn thực hiện nghĩa vụ và Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên. – Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước. Bên cạnh đó, các bên cũng có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ trong trường hợp khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. >>> Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Điều 415 BLDS quy định việc về việc hực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba nhưu sau: – Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. – Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. – Về quyền từ chối của người thứ ba: Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. >>> Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản – Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: + Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; + Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; + Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; + Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; + Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. – Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: + Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; + Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
Re: Chủ tịch HĐQT ủy quyền cho Tổng giám đốc công ty?
MewBumm viết: Tôi có 01 câu hỏi mong muốn nhờ các Anh/Chị xem xét và tư vấn giúp. Tình huống đặt ra như sau: Công ty Tôi có 01 ủy quyền được Chủ tịch HĐQT ký ủy quyền cho Tổng giám đốc được ký kết các hợp đồng kinh tế. Tại thời điểm ký ủy quyền, Chủ tịch là Ông A; Tổng giám đốc là Ông B. Hiệu lực của ủy quyền 1 năm từ 1/1/2018 – 31/12/2018. Tuy nhiên, tới tháng 6/2018, cả Chủ tịch và Tổng giám đốc đều thay đổi. Cụ thể, Chủ tịch cũ không còn là Chủ tịch của Công ty mà chính Ông B (trước đó đang là Tổng giám đốc) lại là Chủ tịch của Công ty. Trong giấy ủy quyền ký ban đầu, Chủ tịch là Ông A ký chỉ nêu ủy quyền cho Tổng giám đốc được phép ký các hợp đồng trong thời hạn từ 1/1/2018 -31/12/2018 và không nói rõ tên Tổng giám đốc là ai. Vậy, giấy ủy quyền đó có hiệu lực đối với Ông C khi là Tân Tổng giám đốc không và có hiệu lực trong khoảng thời gian của ủy quyền không? Ý kiến của Tôi là KHÔNG vì cả người ủy quyền và người được ủy quyền đã không còn ở vị trí cũ do thay đổi mới hết. Hiện có 02 quan điểm khác nhau về vấn đề này. Do đó, kính mong Anh/Chị hỗ trợ, tư vấn cho chúng tôi để chúng tôi có thể hoàn thiện các thủ tục cần thiết khác (nếu có) đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan. Đương nhiên là có hiệu lực bạn nhé
Mất xe ở Mini Stop không được bồi thường là đúng luật?
Vừa rồi đọc báo thấy có một trường hợp ở TP HCM có một bạn sinh viên đến cửa hàng tiện lợi mua đồ, quay ra thì xe bị mất và có nói rằng bên cửa hàng không có dấu hiệu bồi thường chiếc xe cho bạn ấy. Đọc thấy lạ, đi mua đồ, để xe bị mất quay sang yêu cầu cửa hàng bồi thường, chuyện này có cái gì đó không đúng cho lắm. Trong nội dung bài báo mình đọc được thì đại diện của Cửa hàng trả lời rằng vì bạn sinh viên này để xe ngoài phạm vi giám sát của camera, ngoài phạm vi khuôn viên của cửa hàng nên cửa hàng không có trách nhiệm phải bồi thường. Vì nếu bồi thường là cổ súy cho cái sai. Ngoài ra, trước cửa hàng đã dán khuyến cáo về thời gian giữ xe của cửa hàng, theo đó cửa hàng chỉ giữ xe khi có bảo vệ. Ngoài ra còn có thông báo: “Nếu quý khách lưu trú tại cửa hàng trên 10 phút vui lòng gửi xe ở bãi xe kế bên (có tính phí)”. Mình cũng trích lại lời kể của bạn sinh viên này khi đến cửa hàng tiện lợi: “Khi đến cửa hàng, hành lang để xe khá kín chỗ nên tôi phải để ở phần vỉa hè của siêu thị. Lúc vào phía trong mua đồ, để chắc ăn tôi còn hỏi nhân viên về vé xe. Tuy nhiên, người này nói rằng không có vé nên tôi vào thẳng” Để nhận định rằng trường hợp mất tài sản này trách nhiệm bồi thường thuộc về ai mình xin bóc tách từng trường hợp cụ thể có thể xảy ra khi vào một cửa hàng tiện lợi mua đồ và bị mất xe, từ đó có thể nhận định được trường hợp trên rơi vào trường hợp nào và trách nhiệm bồi thường thuộc về ai. I. Trường hợp cửa hàng tiện lợi có thuê bảo vệ 1. Cửa hàng tiện lợi thuê bảo vệ nội bộ (bảo vệ do chính cửa hàng thuê về để làm việc) Trường hợp cửa hàng tiện lợi thuê bảo vệ nội bộ về để làm công việc trông giữ xe cho cửa hàng, và bạn A tới cửa hàng mua đồ, người bảo vệ lại dắt xe cho ngay ngắn, gọn gàng sau đó quay ra thấy mất xe. Lúc này, giữa bạn sinh viên kia và người bảo vệ đã phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định tại Điều 544 Bộ luật dân sự Và việc để mất xe thì người bảo vệ kia phải có trách nhiệm đền cho khách hàng theo quy định tại Khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự (nếu không có trường hợp bất khả kháng khác). Bất kể trường hợp người bảo vệ có ghim phiếu gửi xe hay không thì kể từ lúc bạn đi vào bãi gửi xe có bảo vệ ở đó, thì giữa hai bên đã phát sinh quan hệ hợp đồng gửi giữ tài sản. Nếu có phiếu gửi xe thì tốt, còn nếu không có thì khách mua hàng phải chứng minh được mình đã có gửi xe ở bãi nếu như người bảo vệ chối (trích xuất cam an ninh hoặc người làm chứng…) Ngoài ra, lúc này cửa hàng cũng phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra. 2. Cửa hàng tiện lợi thuê dịch vụ bảo vệ của một công ty bảo vệ Cũng như trường hợp trên, khách hàng tới cửa hàng tiện lợi mua đồ và quay ra thì thấy mất xe. Tương tự, người bảo vệ có trách nhiệm phải bồi thường chiếc xe cho khách hàng của cửa hàng vì giữa người bảo vệ và khách hàng đã phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản. Tuy nhiên trường hợp này việc cửa hàng tiện lợi có phải bồi thường hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa cửa hàng với công ty dịch vụ bảo vệ. Bởi trong thực tế có thể hợp đồng dịch vụ giữa cửa hàng và công ty bảo vệ có điều khoản khác quy định về việc bồi thường tải sản nếu xảy ra mất mát, hư hại. Nếu như không có một thỏa thuận nào khác, thông thường thì nếu xảy ra mất mát trong trường hơp này. Thì người bảo vệ và công ty bảo vệ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường tài sản bị mất mát của khách hàng. II. Trường hợp cửa hàng không có bảo vệ và xảy ra mất xe Trường hợp này thì đương nhiên… mất thì chịu thôi. Vì giữa cửa hàng và khách hàng không có phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản. Giao dịch giữa bạn sinh viên và cửa hàng chỉ là giao dịch mua bán tài sản, không phát sinh trách nhiệm trông giữ xe. Ở các cửa hàng tiện lợi, thường có cái bảng ghi chú “mất xe tự chịu trách nhiệm”, nghe thì có vẻ là một thông báo đấy, nhưng thực tế cái thông báo này không hề có giá trị pháp lý. Vì đương nhiên là mất xe thì phải tự chịu rồi, cửa hàng không có nghĩa vụ trông giữ xe cho khách hàng. Ngay cả thông báo “Gửi xe trên 10p thì gửi ở kế bên” của cửa hàng cũng là mang tính khuyến cáo khách hàng chứ cũng không có giá trị pháp lý. Như vậy, từ những nhận định trên có thể thấy rằng trường hợp của bạn sinh viên kia, đại diện cửa hàng nói không phải bồi thường là không sai với quy định pháp luật hiện hành. Cũng từ những trường hợp mình bóc tách ở trên, cũng mong rằng mọi người lưu ý hơn khi đi ăn uống, mua sắm ở các shop quần áo hay các nhà hàng có kiểu trông giữ xe tương tự.
Chi tiết tính hợp pháp của di chúc theo BLDS 2015
Pháp luật về thừa kế là phần mà mình thấy đa số các bạn sinh viên Luật có vẻ là thích học nhất, các phần bài tập chia thừa kê cũng là những bài tập thú vị nhất trong phân môn pháp luật về dân sự. Thực thê sau khi đi làm cũng vậy, đặc biệt là những bạn có định hướng theo nghề Công chứng thì khỏi phải bàn, việc công chứng các bản thỏa thuận tài sản, công chứng di chúc… là việc thừa xuyên phải tiếp cận. Thông qua bài viết này, mình sẽ điểm lại các quy định pháp luật về di chúc để các bạn tiện theo dõi cũng như tiện ôn lại kiến thức phần này luôn. Di chúc theo quy định hiện hành có 02 hình thức, là chi chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Di chúc bằng văn bản thì có 04 trường hợp: - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có công chứng; - Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Di chúc miệng là di chúc được xác lập khi tính mạng của một người bị cái chết đe dọa, không thể lập di chúc bằng văn bản. Tính hợp pháp của di chúc (bao gồm bằng miệng và văn bản) được xác định như sau: sau: Điều kiện Tính hợp pháp Không Có Người lập di chúc Không mẫn sáng suốt Di chúc hợp pháp Di chúc không hợp pháp Không bị lừa dối Không bị đe dọa Không bị cưỡng ép Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi Phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc Người bị hạn chế về thể chất Phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực Người không biết chữ Nội dung của di chúc Vi phạm điều cấm Di chúc không hợp pháp Trái với đạo đức xã hội Trái với quy định của pháp luật Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015
Điều 420 BLDS 2015 không khả thi ở Việt Nam?
Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 là quy định hoàn toàn mới trong lịch sử xây dựng pháp luật dân sự ở Việt Nam. Điều 420 nói về quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng khi có hoàn cảnh thay đổi. Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. 2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. 3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi. 4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Hôm nay khi nghiên cứu tới quy định này, mới chợt thấy là nó quá hay và có phần nào khá “lý tưởng”. Cho nên câu hỏi mình đặt ra ở đây là tính khả thi của quy định này trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam. Một ví dụ vui vui về quy định này mình xin lấy làm minh họa như sau: A (nam) và B (nữ) có thỏa thuận một “hợp đồng hôn nhân”. Theo đó, A và B thỏa thuận đến khi nào B tốt nghiệp Đại học thì hai người sẽ tiến hành đăng ký kết hôn, và sống đời sống vợ chồng hợp pháp, yêu thương lo lắng cho nhau. (thật ra A và B có quan hệ yêu đương, nhưng để chắc kèo nên A mới đề nghị lập hợp đồng). Ngược lại, A sẽ lo toàn bộ chi phí học đại học cho B, đến khi kết hôn còn tặng B một khoản tiền là 1 tỷ đồng. Xét về mặt pháp lý, hợp đồng này không vi phạm điều cấm nào của Luật. Nhưng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, có xảy ra biến cố. Đó là B bị tai nạn đẫn đến bị vô sinh, A đã dùng mọi cách có thể để chữa chạy cho B nhưng không được (thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan, cả A và B đều không lường trước được việc này khi ký hợp đồng, dùng mọi biện pháp để khắc phục hậu quả nhưng không thành). Nếu biết trước B bị vô sinh thì A đã không ký hợp đồng hôn nhân với B. Chính vì vậy, B đề nghị A thương lượng lại nội dung hợp đồng. Rằng A vẫn thực hiện hợp đồng hôn nhân với B nhưng không muốn phải chi trả 1 tỷ cho B nữa. (A nhận thấy bị thiệt nếu tiếp tục thực hiện điều khoản thỏa thuận này). Bò qua một bên việc tình cảm giữa 02 người mà chỉ tính đến các thỏa thuận trong hợp đồng này. Nếu bạn là B, bạn có đồng ý thương lượng lại hợp đồng này hay không? (A áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 420) Với góc nhìn cá nhân mình, đương nhiên mình không đồng ý thỏa thuận lại vì thỏa thuận lại mình sẽ bị thiệt so với trước đó. Nếu B không đồng ý thỏa thuận lại hợp đồng thì A có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm sửa đổi nội dung hợp đồng hoặc tuyên bố chấm dứt hợp đồng. (Khoản 3 Điều 420). Mình lấy ví dụ để các bạn dễ hình dung, quan hệ hợp đồng giữa A và B là quan hệ hợp đồng hôn nhân, ngoài ra trong xã hội có rất nhiều giao dịch khác mang. Phổ biến nhất có thể nói là hợp đồng thương mại. Trong quan hệ hợp đồng thương mại, một bên nếu muốn bên kia thỏa thuận lại nội dung hợp đồng thì phải chứng minh được điều kiện thay đổi phải đáp ứng đúng và đủ quy định tại Khoản 1 Điều 420 theo quy định của Bộ luật dân sự. Và chứng minh được rồi thì chưa chắc bên kia đã đồng ý thương lượng lại hợp đồng. Thực tế mà nói, hợp đồng các bên ký kết rồi nhiều trường hợp không tuân thủ hợp đồng, cố tình vi phạm hợp đồng… huống gì việc phải ngồi lại đàm phán thay đổi nội dung hợp đồng khi quyền lợi của mình không bị ảnh hường (chi phí cơ hội bỏ ra rất nhiều), đó là còn chưa kể các hợp đồng thương mại thì thời gian thực hiện hợp đồng không quá dài. Việc ngồi lại đàm phán hợp đồng, tính khả thi của quy định này là một dấu hỏi lớn. Không biết, sau hơn 01 năm áp dụng BLDS 2015, có trường hợp nào áp dụng Điều 420 chưa nhỉ? Mem Dân luật nào trải qua rồi xin ít chỉ giáo ạ.
Xin chào mọi người, Mình hiện đang học môn Luật dân sự phần chung. Ở phần thời hiệu, thời hạn thầy mình có đưa ra bài tập có thể tóm lượt như sau: Giả sử thời hiệu khởi kiện liên quan đến tranh chấp hợp đồng là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. A&B ký kết một hợp đồng mua bán. Ngày 15/6/2008, B vi phạm hợp đồng. Như vậy thời hạn khởi kiện sẽ tính từ ngày nào? Đáp án thầy cho là tính từ ngày 16/6/2008 đến 16/6/2010. Mình thắc mắc là tại sao không tính từ ngày 15/6/2008 vì mình hiểu "kể từ ngày" là bao hàm ngày diễn ra việc vi phạm. Do lúc đó vội chép đáp án không suy nghĩ về nhà đọc lại nên mới không hỏi thầy tại lớp. Hy vọng các bạn có thể giải thích giúp mình. Xin cảm ơn!
Thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật
Việc thực hiện hợp đồng dân sự được tiến hành sau khi các bên đã giao kết xong hợp đồng. Bởi, từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau theo những thỏa thuận các bên đã thống nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các cách thức mà pháp luật đã quy định đối với từng loại hợp đồng, cụ thể như sau: >>> Đối với hợp đồng đơn vụ Điều 409 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. >>> Đối với hợp đồng song vụ Điều 410 BLDS quy định về việc thực hiện hợp đồng song vụ như sau: – Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp hoãn thực hiện nghĩa vụ và Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên. – Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước. Bên cạnh đó, các bên cũng có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ trong trường hợp khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. >>> Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Điều 415 BLDS quy định việc về việc hực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba nhưu sau: – Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. – Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. – Về quyền từ chối của người thứ ba: Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. >>> Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản – Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: + Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; + Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; + Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; + Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; + Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. – Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: + Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; + Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
Re: Chủ tịch HĐQT ủy quyền cho Tổng giám đốc công ty?
MewBumm viết: Tôi có 01 câu hỏi mong muốn nhờ các Anh/Chị xem xét và tư vấn giúp. Tình huống đặt ra như sau: Công ty Tôi có 01 ủy quyền được Chủ tịch HĐQT ký ủy quyền cho Tổng giám đốc được ký kết các hợp đồng kinh tế. Tại thời điểm ký ủy quyền, Chủ tịch là Ông A; Tổng giám đốc là Ông B. Hiệu lực của ủy quyền 1 năm từ 1/1/2018 – 31/12/2018. Tuy nhiên, tới tháng 6/2018, cả Chủ tịch và Tổng giám đốc đều thay đổi. Cụ thể, Chủ tịch cũ không còn là Chủ tịch của Công ty mà chính Ông B (trước đó đang là Tổng giám đốc) lại là Chủ tịch của Công ty. Trong giấy ủy quyền ký ban đầu, Chủ tịch là Ông A ký chỉ nêu ủy quyền cho Tổng giám đốc được phép ký các hợp đồng trong thời hạn từ 1/1/2018 -31/12/2018 và không nói rõ tên Tổng giám đốc là ai. Vậy, giấy ủy quyền đó có hiệu lực đối với Ông C khi là Tân Tổng giám đốc không và có hiệu lực trong khoảng thời gian của ủy quyền không? Ý kiến của Tôi là KHÔNG vì cả người ủy quyền và người được ủy quyền đã không còn ở vị trí cũ do thay đổi mới hết. Hiện có 02 quan điểm khác nhau về vấn đề này. Do đó, kính mong Anh/Chị hỗ trợ, tư vấn cho chúng tôi để chúng tôi có thể hoàn thiện các thủ tục cần thiết khác (nếu có) đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan. Đương nhiên là có hiệu lực bạn nhé
Mất xe ở Mini Stop không được bồi thường là đúng luật?
Vừa rồi đọc báo thấy có một trường hợp ở TP HCM có một bạn sinh viên đến cửa hàng tiện lợi mua đồ, quay ra thì xe bị mất và có nói rằng bên cửa hàng không có dấu hiệu bồi thường chiếc xe cho bạn ấy. Đọc thấy lạ, đi mua đồ, để xe bị mất quay sang yêu cầu cửa hàng bồi thường, chuyện này có cái gì đó không đúng cho lắm. Trong nội dung bài báo mình đọc được thì đại diện của Cửa hàng trả lời rằng vì bạn sinh viên này để xe ngoài phạm vi giám sát của camera, ngoài phạm vi khuôn viên của cửa hàng nên cửa hàng không có trách nhiệm phải bồi thường. Vì nếu bồi thường là cổ súy cho cái sai. Ngoài ra, trước cửa hàng đã dán khuyến cáo về thời gian giữ xe của cửa hàng, theo đó cửa hàng chỉ giữ xe khi có bảo vệ. Ngoài ra còn có thông báo: “Nếu quý khách lưu trú tại cửa hàng trên 10 phút vui lòng gửi xe ở bãi xe kế bên (có tính phí)”. Mình cũng trích lại lời kể của bạn sinh viên này khi đến cửa hàng tiện lợi: “Khi đến cửa hàng, hành lang để xe khá kín chỗ nên tôi phải để ở phần vỉa hè của siêu thị. Lúc vào phía trong mua đồ, để chắc ăn tôi còn hỏi nhân viên về vé xe. Tuy nhiên, người này nói rằng không có vé nên tôi vào thẳng” Để nhận định rằng trường hợp mất tài sản này trách nhiệm bồi thường thuộc về ai mình xin bóc tách từng trường hợp cụ thể có thể xảy ra khi vào một cửa hàng tiện lợi mua đồ và bị mất xe, từ đó có thể nhận định được trường hợp trên rơi vào trường hợp nào và trách nhiệm bồi thường thuộc về ai. I. Trường hợp cửa hàng tiện lợi có thuê bảo vệ 1. Cửa hàng tiện lợi thuê bảo vệ nội bộ (bảo vệ do chính cửa hàng thuê về để làm việc) Trường hợp cửa hàng tiện lợi thuê bảo vệ nội bộ về để làm công việc trông giữ xe cho cửa hàng, và bạn A tới cửa hàng mua đồ, người bảo vệ lại dắt xe cho ngay ngắn, gọn gàng sau đó quay ra thấy mất xe. Lúc này, giữa bạn sinh viên kia và người bảo vệ đã phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định tại Điều 544 Bộ luật dân sự Và việc để mất xe thì người bảo vệ kia phải có trách nhiệm đền cho khách hàng theo quy định tại Khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự (nếu không có trường hợp bất khả kháng khác). Bất kể trường hợp người bảo vệ có ghim phiếu gửi xe hay không thì kể từ lúc bạn đi vào bãi gửi xe có bảo vệ ở đó, thì giữa hai bên đã phát sinh quan hệ hợp đồng gửi giữ tài sản. Nếu có phiếu gửi xe thì tốt, còn nếu không có thì khách mua hàng phải chứng minh được mình đã có gửi xe ở bãi nếu như người bảo vệ chối (trích xuất cam an ninh hoặc người làm chứng…) Ngoài ra, lúc này cửa hàng cũng phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra. 2. Cửa hàng tiện lợi thuê dịch vụ bảo vệ của một công ty bảo vệ Cũng như trường hợp trên, khách hàng tới cửa hàng tiện lợi mua đồ và quay ra thì thấy mất xe. Tương tự, người bảo vệ có trách nhiệm phải bồi thường chiếc xe cho khách hàng của cửa hàng vì giữa người bảo vệ và khách hàng đã phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản. Tuy nhiên trường hợp này việc cửa hàng tiện lợi có phải bồi thường hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa cửa hàng với công ty dịch vụ bảo vệ. Bởi trong thực tế có thể hợp đồng dịch vụ giữa cửa hàng và công ty bảo vệ có điều khoản khác quy định về việc bồi thường tải sản nếu xảy ra mất mát, hư hại. Nếu như không có một thỏa thuận nào khác, thông thường thì nếu xảy ra mất mát trong trường hơp này. Thì người bảo vệ và công ty bảo vệ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường tài sản bị mất mát của khách hàng. II. Trường hợp cửa hàng không có bảo vệ và xảy ra mất xe Trường hợp này thì đương nhiên… mất thì chịu thôi. Vì giữa cửa hàng và khách hàng không có phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản. Giao dịch giữa bạn sinh viên và cửa hàng chỉ là giao dịch mua bán tài sản, không phát sinh trách nhiệm trông giữ xe. Ở các cửa hàng tiện lợi, thường có cái bảng ghi chú “mất xe tự chịu trách nhiệm”, nghe thì có vẻ là một thông báo đấy, nhưng thực tế cái thông báo này không hề có giá trị pháp lý. Vì đương nhiên là mất xe thì phải tự chịu rồi, cửa hàng không có nghĩa vụ trông giữ xe cho khách hàng. Ngay cả thông báo “Gửi xe trên 10p thì gửi ở kế bên” của cửa hàng cũng là mang tính khuyến cáo khách hàng chứ cũng không có giá trị pháp lý. Như vậy, từ những nhận định trên có thể thấy rằng trường hợp của bạn sinh viên kia, đại diện cửa hàng nói không phải bồi thường là không sai với quy định pháp luật hiện hành. Cũng từ những trường hợp mình bóc tách ở trên, cũng mong rằng mọi người lưu ý hơn khi đi ăn uống, mua sắm ở các shop quần áo hay các nhà hàng có kiểu trông giữ xe tương tự.
Chi tiết tính hợp pháp của di chúc theo BLDS 2015
Pháp luật về thừa kế là phần mà mình thấy đa số các bạn sinh viên Luật có vẻ là thích học nhất, các phần bài tập chia thừa kê cũng là những bài tập thú vị nhất trong phân môn pháp luật về dân sự. Thực thê sau khi đi làm cũng vậy, đặc biệt là những bạn có định hướng theo nghề Công chứng thì khỏi phải bàn, việc công chứng các bản thỏa thuận tài sản, công chứng di chúc… là việc thừa xuyên phải tiếp cận. Thông qua bài viết này, mình sẽ điểm lại các quy định pháp luật về di chúc để các bạn tiện theo dõi cũng như tiện ôn lại kiến thức phần này luôn. Di chúc theo quy định hiện hành có 02 hình thức, là chi chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Di chúc bằng văn bản thì có 04 trường hợp: - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có công chứng; - Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Di chúc miệng là di chúc được xác lập khi tính mạng của một người bị cái chết đe dọa, không thể lập di chúc bằng văn bản. Tính hợp pháp của di chúc (bao gồm bằng miệng và văn bản) được xác định như sau: sau: Điều kiện Tính hợp pháp Không Có Người lập di chúc Không mẫn sáng suốt Di chúc hợp pháp Di chúc không hợp pháp Không bị lừa dối Không bị đe dọa Không bị cưỡng ép Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi Phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc Người bị hạn chế về thể chất Phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực Người không biết chữ Nội dung của di chúc Vi phạm điều cấm Di chúc không hợp pháp Trái với đạo đức xã hội Trái với quy định của pháp luật Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015
Điều 420 BLDS 2015 không khả thi ở Việt Nam?
Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 là quy định hoàn toàn mới trong lịch sử xây dựng pháp luật dân sự ở Việt Nam. Điều 420 nói về quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng khi có hoàn cảnh thay đổi. Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. 2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. 3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi. 4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Hôm nay khi nghiên cứu tới quy định này, mới chợt thấy là nó quá hay và có phần nào khá “lý tưởng”. Cho nên câu hỏi mình đặt ra ở đây là tính khả thi của quy định này trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam. Một ví dụ vui vui về quy định này mình xin lấy làm minh họa như sau: A (nam) và B (nữ) có thỏa thuận một “hợp đồng hôn nhân”. Theo đó, A và B thỏa thuận đến khi nào B tốt nghiệp Đại học thì hai người sẽ tiến hành đăng ký kết hôn, và sống đời sống vợ chồng hợp pháp, yêu thương lo lắng cho nhau. (thật ra A và B có quan hệ yêu đương, nhưng để chắc kèo nên A mới đề nghị lập hợp đồng). Ngược lại, A sẽ lo toàn bộ chi phí học đại học cho B, đến khi kết hôn còn tặng B một khoản tiền là 1 tỷ đồng. Xét về mặt pháp lý, hợp đồng này không vi phạm điều cấm nào của Luật. Nhưng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, có xảy ra biến cố. Đó là B bị tai nạn đẫn đến bị vô sinh, A đã dùng mọi cách có thể để chữa chạy cho B nhưng không được (thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan, cả A và B đều không lường trước được việc này khi ký hợp đồng, dùng mọi biện pháp để khắc phục hậu quả nhưng không thành). Nếu biết trước B bị vô sinh thì A đã không ký hợp đồng hôn nhân với B. Chính vì vậy, B đề nghị A thương lượng lại nội dung hợp đồng. Rằng A vẫn thực hiện hợp đồng hôn nhân với B nhưng không muốn phải chi trả 1 tỷ cho B nữa. (A nhận thấy bị thiệt nếu tiếp tục thực hiện điều khoản thỏa thuận này). Bò qua một bên việc tình cảm giữa 02 người mà chỉ tính đến các thỏa thuận trong hợp đồng này. Nếu bạn là B, bạn có đồng ý thương lượng lại hợp đồng này hay không? (A áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 420) Với góc nhìn cá nhân mình, đương nhiên mình không đồng ý thỏa thuận lại vì thỏa thuận lại mình sẽ bị thiệt so với trước đó. Nếu B không đồng ý thỏa thuận lại hợp đồng thì A có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm sửa đổi nội dung hợp đồng hoặc tuyên bố chấm dứt hợp đồng. (Khoản 3 Điều 420). Mình lấy ví dụ để các bạn dễ hình dung, quan hệ hợp đồng giữa A và B là quan hệ hợp đồng hôn nhân, ngoài ra trong xã hội có rất nhiều giao dịch khác mang. Phổ biến nhất có thể nói là hợp đồng thương mại. Trong quan hệ hợp đồng thương mại, một bên nếu muốn bên kia thỏa thuận lại nội dung hợp đồng thì phải chứng minh được điều kiện thay đổi phải đáp ứng đúng và đủ quy định tại Khoản 1 Điều 420 theo quy định của Bộ luật dân sự. Và chứng minh được rồi thì chưa chắc bên kia đã đồng ý thương lượng lại hợp đồng. Thực tế mà nói, hợp đồng các bên ký kết rồi nhiều trường hợp không tuân thủ hợp đồng, cố tình vi phạm hợp đồng… huống gì việc phải ngồi lại đàm phán thay đổi nội dung hợp đồng khi quyền lợi của mình không bị ảnh hường (chi phí cơ hội bỏ ra rất nhiều), đó là còn chưa kể các hợp đồng thương mại thì thời gian thực hiện hợp đồng không quá dài. Việc ngồi lại đàm phán hợp đồng, tính khả thi của quy định này là một dấu hỏi lớn. Không biết, sau hơn 01 năm áp dụng BLDS 2015, có trường hợp nào áp dụng Điều 420 chưa nhỉ? Mem Dân luật nào trải qua rồi xin ít chỉ giáo ạ.