Re:ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ KỂ CẢ KHI VI PHẠM GIAO THÔNG
Mình nghĩ nhà làm Luật quy định như vậy để tránh trường hợp người đi nạn đưa đến nhưng bệnh viện từ chối vì sợ người bệnh không có trả tiền (dù làm vậy là vi phạm pháp luật nhưng thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp như thế). Do đó, khi bảo đảm có BHYT chi trả thì bệnh viện sẽ yên tâm chữa trị. Và có nên quy định thêm là sau đó xác định lỗi cho người bị tai nạn gây ra thì sẽ hoàn trả cho BHYT không nhỉ?
ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ KỂ CẢ KHI VI PHẠM GIAO THÔNG
Theo quy định cũ tại Luật Bảo hiểm Y tế 2008, khi người bị tai nạn giao thông do hành vi vi phạm của mình thì không được hưởng BHYT theo Khoản 12 Điều 23 như sau: Điều 23: Các trường hợp không được hưởng BHYT: 12. Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thấn do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014 đã bãi bỏ quy định đó. Như vậy, trường hợp bị tai nạn giao thông, không xét tới việc lỗi do ai, đều được BHYT chi trả. Đồng thời,nếu trong trường hợp cấp cứu, người bị tai nạn giao thông có tham gia BHYT sẽ được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trìn thẻ BHYT cùng giấy tờ cần thiết theo quy định tại điều 28 Luật Bảo hiểm Y tế 2008.
TAI NẠN LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ
Bất kỳ người nào tham gia lao động đều quan tâm đến những quyền lợi, chế độ mình được hưởng. Bên cạnh tiền lương, ngày nghỉ, bảo hiểm cũng là một vấn đề được nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong những trường hợp gặp rủi ro trong lao động. Theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Điều 144: Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.” Đồng thời, tại Điều 23 Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014 quy định bãi bỏ những trường hợp KHÔNG được hưởng BHYT, trong đó, có nội dung “khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động” Như vậy, theo pháp luật hiện hành, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ĐƯỢC hưởng BHYT. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể trường hợp này. Nếu người lao động bị tai nạn lao động sẽ được mức hưởng thế nào đối với từng trường hợp đúng tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến? Đồng thời, phần chi phí đồng chi trả giữa BHYT và người sử dụng lao động là bao nhiêu?
Hướng dẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 2015
1. Tỷ lệ đóng Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ 32,5% như sau: Các khoản đóng Doanh nghiệp đóng Người lao động đóng Tổng (%) BHXH 18 8 26 BHYT 3 1,5 4,5 BHTN 1 1 2 Tổng (%) 22 10,5 32,5 2. Mức tiền lương làm cơ sở đóng 2.1 Lao động thực hiện chế độ tiền lương do NN quy định - Căn cứ để đóng là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thêm niên nghề tính theo mức lương cơ sở. - Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng là 20 lần mức lương cơ sở 2.2 Lao động theo hợp đồng (thì căn cứ vào tiền lương tháng trong hợp đông) - Mức tiền lương tháng thấp nhấp để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở. - Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở. - Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng. 2.3 Mức lương tối thiểu vùng 2015 (theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP) - Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng - Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng - Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng - Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng 2.4 Mức lương cơ sở: 1.150.000 VNĐ/tháng (theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP) 3. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc - Người lao động theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị; Trường hợp có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên trước tháng 01/2015 mà hợp đồng lao động tiếp tục có giá trị trong năm 2015 chưa được tham gia BHTN thì cơ quan, đơn vị phải làm thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01/2015. 4. Lưu ý khi đóng BHYT - Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% tiền lương hàng tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản do tổ chức BHXH đóng. - Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. - Người lao động trong thời gian cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT. - Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời giant ham gia BHYT.
Re:ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ KỂ CẢ KHI VI PHẠM GIAO THÔNG
Mình nghĩ nhà làm Luật quy định như vậy để tránh trường hợp người đi nạn đưa đến nhưng bệnh viện từ chối vì sợ người bệnh không có trả tiền (dù làm vậy là vi phạm pháp luật nhưng thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp như thế). Do đó, khi bảo đảm có BHYT chi trả thì bệnh viện sẽ yên tâm chữa trị. Và có nên quy định thêm là sau đó xác định lỗi cho người bị tai nạn gây ra thì sẽ hoàn trả cho BHYT không nhỉ?
ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ KỂ CẢ KHI VI PHẠM GIAO THÔNG
Theo quy định cũ tại Luật Bảo hiểm Y tế 2008, khi người bị tai nạn giao thông do hành vi vi phạm của mình thì không được hưởng BHYT theo Khoản 12 Điều 23 như sau: Điều 23: Các trường hợp không được hưởng BHYT: 12. Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thấn do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014 đã bãi bỏ quy định đó. Như vậy, trường hợp bị tai nạn giao thông, không xét tới việc lỗi do ai, đều được BHYT chi trả. Đồng thời,nếu trong trường hợp cấp cứu, người bị tai nạn giao thông có tham gia BHYT sẽ được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trìn thẻ BHYT cùng giấy tờ cần thiết theo quy định tại điều 28 Luật Bảo hiểm Y tế 2008.
TAI NẠN LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ
Bất kỳ người nào tham gia lao động đều quan tâm đến những quyền lợi, chế độ mình được hưởng. Bên cạnh tiền lương, ngày nghỉ, bảo hiểm cũng là một vấn đề được nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong những trường hợp gặp rủi ro trong lao động. Theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Điều 144: Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.” Đồng thời, tại Điều 23 Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014 quy định bãi bỏ những trường hợp KHÔNG được hưởng BHYT, trong đó, có nội dung “khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động” Như vậy, theo pháp luật hiện hành, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ĐƯỢC hưởng BHYT. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể trường hợp này. Nếu người lao động bị tai nạn lao động sẽ được mức hưởng thế nào đối với từng trường hợp đúng tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến? Đồng thời, phần chi phí đồng chi trả giữa BHYT và người sử dụng lao động là bao nhiêu?
Hướng dẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 2015
1. Tỷ lệ đóng Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ 32,5% như sau: Các khoản đóng Doanh nghiệp đóng Người lao động đóng Tổng (%) BHXH 18 8 26 BHYT 3 1,5 4,5 BHTN 1 1 2 Tổng (%) 22 10,5 32,5 2. Mức tiền lương làm cơ sở đóng 2.1 Lao động thực hiện chế độ tiền lương do NN quy định - Căn cứ để đóng là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thêm niên nghề tính theo mức lương cơ sở. - Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng là 20 lần mức lương cơ sở 2.2 Lao động theo hợp đồng (thì căn cứ vào tiền lương tháng trong hợp đông) - Mức tiền lương tháng thấp nhấp để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở. - Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở. - Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng. 2.3 Mức lương tối thiểu vùng 2015 (theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP) - Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng - Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng - Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng - Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng 2.4 Mức lương cơ sở: 1.150.000 VNĐ/tháng (theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP) 3. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc - Người lao động theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị; Trường hợp có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên trước tháng 01/2015 mà hợp đồng lao động tiếp tục có giá trị trong năm 2015 chưa được tham gia BHTN thì cơ quan, đơn vị phải làm thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01/2015. 4. Lưu ý khi đóng BHYT - Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% tiền lương hàng tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản do tổ chức BHXH đóng. - Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. - Người lao động trong thời gian cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT. - Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời giant ham gia BHYT.