Anh em như thể tay chân - Pháp luật quy định thế nào về tình nghĩa anh em?
Anh chị em trong một gia đình được ví như tay và chân trên cùng một cơ thể, vậy pháp luật quy định thế nào về tình nghĩa anh chị em trong một gia đình? (1) Anh chị em trong cùng gia đình có nghĩa vụ gì với nhau? “Anh em như thể tay chân - Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” là câu ca dao tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ con cháu. Hình ảnh "Anh em như thể tay chân" gợi lên sự so sánh, ví von mối quan hệ anh em khăng khít, gắn bó như hai bộ phận quan trọng trên cơ thể con người. Tay và chân hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động. Còn hình ảnh "rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần" thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá rách lá lành đùm bọc lẫn nhau. Khi gặp khó khăn, hoạn nạn, anh em luôn sẵn sàng giúp đỡ, san sẻ, cùng nhau vượt qua. Câu ca dao như một lời dạy cho con cháu rằng mối quan hệ anh em ruột thịt là mối quan hệ vô cùng đặc biệt, không thể tách rời. Giữa anh em luôn có sự gắn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và đó cũng là truyền thống mà ông cha ta gìn giữ. Để tiếp tục truyền thống tốt đẹp đó, tình nghĩa anh, chị, em trong gia đình không chỉ dừng lại ở lời dạy, lời khuyên từ thế hệ đi trước mà nó còn được quy định trong pháp luật của nước ta ngày nay. Theo Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Quy định này của Luật Hôn nhân và gia đình càng nhấn mạnh thêm tình nghĩa của người trong một gia đình. Nếu đã là anh, chị, em trong một gia đình thì phải yêu thương, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn như khi cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho con. (2) Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em Theo quy định tại Điều 112 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Pháp luật quy định người đã thành niên, có khả năng lao động có nghĩa vụ chăm sóc anh, chị, em của mình nếu người đó chưa thành niên hoặc mất khả năng lao động. Điều này thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, không chỉ anh chị mới có trách nhiệm nuôi dưỡng em, mà em cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng anh chị nếu anh chị không có sức lao động. Tuy nhiên, nghĩa vụ này chỉ phát sinh khi cha mẹ qua đời hoặc cha mẹ không có khả năng lao động mà thôi. (3) Quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật Theo tại Điều 52 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ cho em chưa thành niên trong các trường hợp: - Em chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ - Em chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ (điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ Luật Dân sự 2015) Quy định này như một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của anh, chị ,em trong gia đình khi không còn cha mẹ hoặc cha mẹ bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Với tư cách là người giám hộ, anh, chị phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, quản lí tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích pháp của em mình, đại diện cho người em trong các giao dịch dân sự, thực hiện việc khám chữa bệnh cho em mình theo quy định của pháp luật (4) Quyền thừa kế di sản Theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, trong trường hợp di sản của anh, chị ,em được chia thừa kế theo pháp luật thì anh chị em sẽ ở hàng thừa kế thứ hai: “Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại” Như vậy, nếu người chết không có vợ, con và cha, mẹ đều đã qua đời thì anh, chị, em ruột của người chết sẽ là người được hưởng thừa kế di sản. Có thể thấy, tình nghĩa anh em là một giá trị truyền thống quý báu cần được trân trọng và gìn giữ. Pháp luật đã có những quy định để bảo vệ tình nghĩa anh em, tuy nhiên, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ anh em tốt đẹp cần dựa trên sự yêu thương, thấu hiểu và lòng vị tha của mỗi người.
Anh chị em ruột ở cùng nhà từ trước 1975 có được cùng mua nhà hơp thức hóa không?
Kính thưa các Luật Sư Chúng tôi là anh em ruột cùng cha mẹ. ở cùng một căn nhà từ trước ngày giải phóng năm 1975 cho đến nay. nhà không có giấy tờ chứng nhận ( chỉ có giấy xin cấp nhà ở do cha tôi làm đơn xin và được sự đồng ý của đại diện Ủy Hội Quốc Tế ký nhận trước năm 1975 ) khi cha tôi muốn làm giấy tờ ( Mua hợp Thức Hóa ) nhưng vì lớn tuổi không tiện đi lại và có công chứng ủy quyền cho anh tôi đại diện thay mặt cha tôi đứng ra lo thủ tục mua nhà hợp thức hóa. Trong khi giấy tờ chưa xong thì cha tôi mât. và anh của chúng tôi vẫn tiếp tục làm giấy tờ nhà.( chúng tôi nhiều lần có hỏi giấy tờ đến đâu rồi. thì anh bảo chưa xong và nói đóng tiền nhiều lắm chắc làm không nổi ) và chúng tôi không hiểu lý do làm sao anh được cấp giấy chủ sở hửu nhà, mà không cần được sự đồng ý hay ký tên nhà tất cả 5 anh em và con cháu 6 người tổng cộng là 11 người.cho đến khi anh của chúng tôi đem giấy chủ quyền đem thế chấp cho ngân hàng, Thì chúng tôi phát hiện và ngăn chặn và dán giấy nhà tranh chấp trước nhà, phòng ngừa anh kêu người bán nhà. nhưng anh vẫn kêu người bán nhà đầu tiên là những người trong xóm, vì họ ở gần và biết rỏ về nguồn góc căn nhà nên không ai dám mua. Thế là anh bỏ nhà đi và vẫn kêu người bán nhà. có khoản 2 đến 3 người đến xem nhà thấy dán giấy nhà tranh chấp họ quay lui không mua nữa. vậy mà không hiểu sao anh vẩn bán và sang tên cho người khác, và người mua nhà đến đòi chúng tôi giao nhà, khi đến đòi nhà không biết là căn nào phải hỏi những người hàng xóm Theo sự tình nêu trên xin các Luật Sư giải đáp cho chúng tôi biết chúng tôi phải làm sao. 1) Tại sao nhà nhiều người mà anh được quyền đứng tên mà tòa án cho là anh mua nhà là hợp pháp. 2) Trong quá trình làm giấy chủ quyền không kê khai có anh em mà vẫn được cấp giấy chủ quyền. 3) Người Mua nhà không cần tới xem nhà mà vẫn mua. 4) Người mua nhà không kiện người bán nhà ( vì không giao nhà ) mà kiện chúng tôi. Chúng tôi rất cần sự giúp đở của các Luật Sư, vì mất căn nhà là anh em, vợ chồng , con cháu không biết ra sao, ở đâu xin chân thành sự giúp đở của các Luật Sư. Xin nhận nơi đây lòng chân thành cám ơn.
Anh em như thể tay chân - Pháp luật quy định thế nào về tình nghĩa anh em?
Anh chị em trong một gia đình được ví như tay và chân trên cùng một cơ thể, vậy pháp luật quy định thế nào về tình nghĩa anh chị em trong một gia đình? (1) Anh chị em trong cùng gia đình có nghĩa vụ gì với nhau? “Anh em như thể tay chân - Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” là câu ca dao tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ con cháu. Hình ảnh "Anh em như thể tay chân" gợi lên sự so sánh, ví von mối quan hệ anh em khăng khít, gắn bó như hai bộ phận quan trọng trên cơ thể con người. Tay và chân hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động. Còn hình ảnh "rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần" thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá rách lá lành đùm bọc lẫn nhau. Khi gặp khó khăn, hoạn nạn, anh em luôn sẵn sàng giúp đỡ, san sẻ, cùng nhau vượt qua. Câu ca dao như một lời dạy cho con cháu rằng mối quan hệ anh em ruột thịt là mối quan hệ vô cùng đặc biệt, không thể tách rời. Giữa anh em luôn có sự gắn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và đó cũng là truyền thống mà ông cha ta gìn giữ. Để tiếp tục truyền thống tốt đẹp đó, tình nghĩa anh, chị, em trong gia đình không chỉ dừng lại ở lời dạy, lời khuyên từ thế hệ đi trước mà nó còn được quy định trong pháp luật của nước ta ngày nay. Theo Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Quy định này của Luật Hôn nhân và gia đình càng nhấn mạnh thêm tình nghĩa của người trong một gia đình. Nếu đã là anh, chị, em trong một gia đình thì phải yêu thương, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn như khi cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho con. (2) Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em Theo quy định tại Điều 112 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Pháp luật quy định người đã thành niên, có khả năng lao động có nghĩa vụ chăm sóc anh, chị, em của mình nếu người đó chưa thành niên hoặc mất khả năng lao động. Điều này thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, không chỉ anh chị mới có trách nhiệm nuôi dưỡng em, mà em cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng anh chị nếu anh chị không có sức lao động. Tuy nhiên, nghĩa vụ này chỉ phát sinh khi cha mẹ qua đời hoặc cha mẹ không có khả năng lao động mà thôi. (3) Quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật Theo tại Điều 52 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ cho em chưa thành niên trong các trường hợp: - Em chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ - Em chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ (điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ Luật Dân sự 2015) Quy định này như một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của anh, chị ,em trong gia đình khi không còn cha mẹ hoặc cha mẹ bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Với tư cách là người giám hộ, anh, chị phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, quản lí tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích pháp của em mình, đại diện cho người em trong các giao dịch dân sự, thực hiện việc khám chữa bệnh cho em mình theo quy định của pháp luật (4) Quyền thừa kế di sản Theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, trong trường hợp di sản của anh, chị ,em được chia thừa kế theo pháp luật thì anh chị em sẽ ở hàng thừa kế thứ hai: “Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại” Như vậy, nếu người chết không có vợ, con và cha, mẹ đều đã qua đời thì anh, chị, em ruột của người chết sẽ là người được hưởng thừa kế di sản. Có thể thấy, tình nghĩa anh em là một giá trị truyền thống quý báu cần được trân trọng và gìn giữ. Pháp luật đã có những quy định để bảo vệ tình nghĩa anh em, tuy nhiên, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ anh em tốt đẹp cần dựa trên sự yêu thương, thấu hiểu và lòng vị tha của mỗi người.
Anh chị em ruột ở cùng nhà từ trước 1975 có được cùng mua nhà hơp thức hóa không?
Kính thưa các Luật Sư Chúng tôi là anh em ruột cùng cha mẹ. ở cùng một căn nhà từ trước ngày giải phóng năm 1975 cho đến nay. nhà không có giấy tờ chứng nhận ( chỉ có giấy xin cấp nhà ở do cha tôi làm đơn xin và được sự đồng ý của đại diện Ủy Hội Quốc Tế ký nhận trước năm 1975 ) khi cha tôi muốn làm giấy tờ ( Mua hợp Thức Hóa ) nhưng vì lớn tuổi không tiện đi lại và có công chứng ủy quyền cho anh tôi đại diện thay mặt cha tôi đứng ra lo thủ tục mua nhà hợp thức hóa. Trong khi giấy tờ chưa xong thì cha tôi mât. và anh của chúng tôi vẫn tiếp tục làm giấy tờ nhà.( chúng tôi nhiều lần có hỏi giấy tờ đến đâu rồi. thì anh bảo chưa xong và nói đóng tiền nhiều lắm chắc làm không nổi ) và chúng tôi không hiểu lý do làm sao anh được cấp giấy chủ sở hửu nhà, mà không cần được sự đồng ý hay ký tên nhà tất cả 5 anh em và con cháu 6 người tổng cộng là 11 người.cho đến khi anh của chúng tôi đem giấy chủ quyền đem thế chấp cho ngân hàng, Thì chúng tôi phát hiện và ngăn chặn và dán giấy nhà tranh chấp trước nhà, phòng ngừa anh kêu người bán nhà. nhưng anh vẫn kêu người bán nhà đầu tiên là những người trong xóm, vì họ ở gần và biết rỏ về nguồn góc căn nhà nên không ai dám mua. Thế là anh bỏ nhà đi và vẫn kêu người bán nhà. có khoản 2 đến 3 người đến xem nhà thấy dán giấy nhà tranh chấp họ quay lui không mua nữa. vậy mà không hiểu sao anh vẩn bán và sang tên cho người khác, và người mua nhà đến đòi chúng tôi giao nhà, khi đến đòi nhà không biết là căn nào phải hỏi những người hàng xóm Theo sự tình nêu trên xin các Luật Sư giải đáp cho chúng tôi biết chúng tôi phải làm sao. 1) Tại sao nhà nhiều người mà anh được quyền đứng tên mà tòa án cho là anh mua nhà là hợp pháp. 2) Trong quá trình làm giấy chủ quyền không kê khai có anh em mà vẫn được cấp giấy chủ quyền. 3) Người Mua nhà không cần tới xem nhà mà vẫn mua. 4) Người mua nhà không kiện người bán nhà ( vì không giao nhà ) mà kiện chúng tôi. Chúng tôi rất cần sự giúp đở của các Luật Sư, vì mất căn nhà là anh em, vợ chồng , con cháu không biết ra sao, ở đâu xin chân thành sự giúp đở của các Luật Sư. Xin nhận nơi đây lòng chân thành cám ơn.