Có phải bố trí lao động làm công tác an toàn, vệ sinh viên khi làm thêm giờ không?
Tình huống phát sinh là đơn vị đã có bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh viên. Tuy nhiên, khi tổ chức làm thêm giờ thì không có người đó. Vậy công ty thực hiện như vậy có đúng quy định của nhà nước hay không? Bố trí người làm an toàn, vệ sinh viên tại doanh nghiệp Liên quan nội dung này, tại Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau: - Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở. - An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra. - An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở. Căn cứ quy định trên, có thể thấy rằng yêu cầu là có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Việc đơn vị tổ chức làm thêm giờ thì đó vẫn là thời gian làm việc của công ty. Do đó, công ty vẫn cần phải đảm bảo có người làm công tác an toàn, vệ sinh viên trong thời gian làm thêm giờ. Quyền và trách nhiệm của an toàn, vệ sinh viên Nội dung này được hướng dẫn tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Cụ thể, an toàn, vệ sinh viên có các nghĩa vụ sau: - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động; - Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc; - Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ; - Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc; - Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục. Đối với quyền lợi thì có các nội dung sau: - Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; - Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; - Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó; - Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động. Doanh nghiệp và lao động căn cứ các quy định trên để xác định các quyền và nghĩa vụ liên quan, từ đó thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.
Tổng hợp các loại báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp 2024
Bài viết này cung cấp thông tin các loại báo cáo liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp 2024. Báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động về việc quản lý sức khỏe người lao động: Theo Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về báo cáo của tuyến cơ sở - Đơn vị và nội dung báo cáo: + Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này; - Đơn vị nhận báo cáo: + Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động; + Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của bộ, ngành. - Thời gian gửi báo cáo: + Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm; + Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm. ⇒> Báo cáo định kỳ về việc quản lý sức khỏe người lao động. Báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động Theo Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH về Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động - Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động. - Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 25 tháng 01 hằng năm. ==>> Người sử dụng lao động phải báo cáo định kỳ về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo mẫu quy định như trên. Báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động về tình hình tai nạn lao động Theo Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về thời điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động: Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 được thực hiện như sau: Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử. ==>> Người sử dụng lao động phải báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động theo mẫu quy định như trên. Báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động trong quản lý bệnh nghề nghiệp Theo Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về trách nhiệm của người sử dụng lao động: Báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. ==>> Quy định yêu cầu phải báo cáo định kỳ nhưng không đặt ra nộp báo cáo trước thời điểm nào, cũng như sử dụng mẫu quy định nào, trường hợp này chị liên hệ Sở Y tế để được hướng dẫn cách nộp báo cáo.
Doanh nghiệp phải kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị nào trước khi đưa vào sử dụng năm 2024?
Doanh nghiệp phải kiểm định kỹ thuật các loại máy móc, thiết bị, vật tư nào khi đưa vào sử dụng? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Câu hỏi của chị A.N (Đà Nẵng). Doanh nghiệp phải kiểm định máy móc, thiết bị nào trước khi đưa vào sử dụng năm 2024? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH). Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu Như vậy, doanh nghiệp sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH) có trách nhiệm lựa chọn tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thực hiện khai báo sau khi đưa vào sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động? Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 4/2023/NĐ-CP), doanh nghiệp sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện khai báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác bằng một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa. - Thông qua dịch vụ bưu chính. - Nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia. - Cổng dịch vụ công của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mẫu phiếu khai báo sử dụng đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 4/2023/NĐ-CP. Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ kể từ ngày đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương theo quy định nêu trên. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Căn cứ Điều 15 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP), tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những trách nhiệm sau: - Công bố biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (01 bản) chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu. - Trong trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục. - Đảm bảo độc lập, khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định. - Không cung ứng dịch vụ kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định. Mẫu giấy chứng nhận kết quả kiểm định; Mẫu tem kiểm định; Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định được quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Như vậy, doanh nghiệp phải lựa chọn tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH). Đồng thời thực hiện khai báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa vào sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư trên. Tổ chức kiểm định có trách nhiệm công bố biên bản và dán tem kiểm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản nếu việc kiểm định đạt yêu cầu.
Thẩm quyền cấp thẻ an toàn lao động hiện nay
Cho tôi hỏi người lao động có cần phải có thẻ an toàn lao động không và ai có thẩm quyền cấp thẻ an toàn lao động? 1. Thẻ an toàn lao động là gì? Thẻ an toàn lao động là một loại chứng chỉ được cấp cho người lao động để chứng nhận họ đã hoàn thành khóa đào tạo an toàn lao động và đạt yêu cầu. Mục đích là để chứng minh người lao động có đủ điều kiện, kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân và thực hiện công việc một cách an toàn, hiệu quả. Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định người lao động làm công việc mà có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) đều phải được huấn luyện và được cấp thẻ an toàn (hay còn gọi là thẻ an toàn lao động được cấp cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3). Và những công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động hiện nay theo Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH có thể kể đến là: - Chế tạo, lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, tháo dỡ, giám sát hoạt động máy móc, thiết bị trong Danh Mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. - Trực tiếp thực hiện sản xuất, sử dụng, vận chuyển, bảo quản hóa chất nguy hiểm, độc hại - Thử nghiệm, sử dụng, sản xuất, bảo quản, vận chuyển thuốc nổ và phương tiện nổ như kíp, dây cháy chậm,... - Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, tháo dỡ, kiểm tra và giám sát hoạt động máy móc, thiết bị được sử dụng trong thi công xây dựng (như là máy ép cọc, máy đóng cọc, búa máy, khoan cọc nhồi, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; trạm nghiền, sàng vật liệu xây dựng… 2. Thẩm quyền cấp thẻ an toàn lao động Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì thẻ an toàn lao động do người sử dụng lao động cấp cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Đối với trường hợp người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì thẻ an toàn do tổ chức huấn luyện cấp. Ngoài ra, theo quy định tại cứ Điều 25 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định như sau: - Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm. - Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 44/2016/NĐ-CP gửi tổ chức huấn luyện hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn mới theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Như vậy, thẻ an toàn có thời hạn là 02 năm và trước khi thẻ an toàn hết hạn người sử dụng lao động cần lập danh sách và kết quả huấn luyện. Nếu kết quả huấn luyện đạt sẽ được cấp thẻ an toàn lao động mới. 3. Mức xử phạt khi doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động Người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên. Như vậy, tuỳ vào quy mô, số lượng người lao động mà có mức xử phạt khác nhau.
Đã từng là chủ doanh nghiệp được Huấn luyện chính sách, pháp luật về lao động hay không?
Người đã từng là chủ doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn để Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động hay không? Tình huống phát sinh: Chào luật sư, tôi ở Long An xin được hỏi theo quy định pháp luật về an toàn lao động thì đối với người đã từng là chủ doanh nghiệp, cụ thể là chủ 02 cơ sở kinh doanh sản xuất hàng xuất khẩu tại Long An và Cà Mau thì có đủ tiêu chuẩn để Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động hay không? Căn cứ Khoản 7 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau: 1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động - Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; - Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. 2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: - Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động. 3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành: - Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động. - Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động. 4. Huấn luyện thực hành: - Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện; - Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện; - Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện; - Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ; - Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hiện hành? Căn cứ Điều 16 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau: 1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 3. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 4. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. 5. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng. 6. Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy. 7. Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. 8. Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động có được đưa vào chi phí được trừ của doanh nghiệp không? Căn cứ Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau: 1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. 2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. 3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. 4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. 5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. 6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ. Do đó, đối với huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì không đặt ra trường hợp đã từng là chủ doanh nghiệp thì đáp ứng điều kiện thay vào đó phải là người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động và các điều kiện khác nêu trên và chi phí cho việc khám sức khỏe người lao động theo quy định trên vấn được và hạch toán và đưa vào chi phí hợp lý của đơn vị.
Hướng dẫn phân loại các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất
Trong hoạt động sản xuất tiêu chí an toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu do đó cần phải phân loại được các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất để có các biện pháp bảo hộ và xử lý phù hợp. 1. Phân loại các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất Căn cứ vào bản chất tác động, các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất được phân thành các nhóm được quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 TCVN 2288:1978 được xác định như sau: - Nhóm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất về lí học được chia thành các phân nhóm. + Máy móc và cơ cầu chuyển động; các bộ phận chuyển động của thiết bị sản xuất không được bảo vệ; các sản phẩm, phôi, vật liệu di chuyển. + Độ chứa bụi và độ chứa các chất khí trong không khí khu vực làm việc tăng; Nhiệt độ bề mặt các thiết bị, vật liệu tăng hoặc giảm; + Nhiệt độ không khí khu vực làm việc tăng hoặc giảm; áp suất môi trường làm việc tăng hoặc giảm và sự thay đổi đột ngột của nó; Mức độ ồn ở nơi làm việc tăng; + Mức độ rung tăng; + Mức độ dao động hạ âm tăng; Mức độ siêu âm tăng; + Độ ầm không khí tăng hoặc giảm; + Sự chuyển động của không khí nơi làm việc tăng hoặc giảm; Sự ion hoá không khí tăng hoặc giảm; + Mức độ bức xạ ion ở khu vực làm việc tăng; + Mức độ nguy hiểm của điện áp trong mạch điện khi đóng mạch có thể có điện đi qua cơ thể con người; Mức độ tĩnh điện tăng; + Mức độ bức xạ điện từ tăng; Cường độ điện cường tăng; Cường độ từ cường tăng; + Không có hoặc không đủ ánh sáng tự nhiên; + Độ rọi chiếu sáng không đủ ở khu vực làm việc; + Độ chói của ánh sáng tăng; + Độ tương phản giảm; + Độ loá trực tiếp và độ loá phản xạ; + Xung giao động của quang thông tăng; Mức độ bức xạ tử ngoại tăng; + Mức độ bức, xạ hồng ngoại tăng. - Nhóm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất về hoá học được chia thành các phân nhóm như sau: Theo các đặc tính tác động lên con người: Các yếu tố độc hại chung; + Các yếu tố kích thích; + Các yếu tố tăng nhậy cảm; . Các yếu tố gây ung thư; + Các yếu tố gây đột biến; + Các yếu tố ảnh hưởng dển chức năng tái sinh. b)Theo đường thâm nhập vào cơ thể con người: Tác động qua con đường hô hấp; + Tác động qua hệ thống tiêu hoá; + Tác động qua da. - Nhóm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất vế sinh vật học bao gồm các: + đối tượng sinh học tác động đến người lao động gây nên chấn thương hoặc bệnh tật như: vi sinh vật (vi trùng, siêu vi trùng, trực khuẩn, xoắn trùng, nấm, nguyên sinh); + Đại sinh vật (thực vật và động vật) - Nhóm các yếu tố sản xuất nguy biểm và có hại tâm.sinh lý theo tính chất tác động chia thành các phân nhóm: + Sự quá tải thể lực; + Sự quá tải thần kinh tâm lí. Sự quá tải thể lực được chia ra: Tĩnh; Động; Trì trệ. Sự quá tải thần kinh tâm lí được chia ra: Sự quả căng thẳng trí óc; Sự quá căng thang các cơ quan phân tích; Sự đơn điệu của lao động; Sự quá xúc động. 2. Đặc điểm của việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn yếu tố sản xuất nguy hiểm và có hại trong sản xuất Đặc điểm của việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn về yêu cầu chung và định mức các yếu tố sản xuất nguy hiểm và có hại trong sản xuất được quy định cụ thể tại Mục 2 TCVN 2288:1978: - Nội dung của các tiêu chuẩn về yêu cầu chung và định mức các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất được quy địng theo TCVN 2287: 1978 và tiêu chuẩn này - Nội dung các tiêu chuẩn theo loại các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất gồm có: + Phần mở đầu; + Đặc điểm tóm tắt của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất (loại, tính chất tác động, hậu quả có thể có); + Mức giới hạn cho phép hoặc nồng độ giới hạn cho phép của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất và những phương pháp kiểm tra chúng. + Phương pháp và phương tiện bảo vệ người lao động khỏi tác động của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
Mức lương đối với chức danh kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động là bao nhiêu?
Chức danh kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào và có mức lương bao nhiêu? Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động có nhiệm vụ gì? Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào? Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH như sau, cách xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau: Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau: - Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78); - Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); - Chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06). Theo đó, kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98). Mức lương của kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu? Lương viên chức loại A1 từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau: Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 Trong đó: - Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP) - Hệ số lương của viên chức loại A1 sẽ được áp dụng theo các hệ số tại Bảng 3, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP) Theo đó, mức lương đối với kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được xác định như sau: Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những nhiệm vụ gì? Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH, kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định cho đối tượng kiểm định cụ thể, đúng chuyên ngành theo sự phân công; - Trực tiếp thực hiện việc kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định; tư vấn kỹ thuật an toàn cho các cơ sở sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong phạm vi được phân công; - Tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn được phân công; - Tham gia biên soạn giáo trình và tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, huấn luyện cho cán bộ quản lý và công nhân vận hành các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phù hợp với phạm vi kiểm định được phân công; - Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công. Tóm lại, mức lương đối với kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được xác định như sau:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ
Ngày 16/10/2023 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định 1549/QĐ-LĐTBXH năm 2023 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ LĐTBXH. Theo đó, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện như sau: (1) Trình tự, cách thức thực hiện - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Tổ chức có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đến Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Bước 2: Thẩm định điều kiện Cơ quan tiếp nhận thẩm định điều kiện cấp trên hồ sơ và thẩm định trực tiếp tại tổ chức đề nghị. - Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận hoặc từ chối cấp Không quá 30 ngày từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục trưởng Cục An toàn lao động sẽ ký thừa ủy quyền Bộ trưởng đối với các Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục trưởng Cục An toàn lao động sẽ ký thừa ủy quyền Bộ trưởng đối với công văn từ chối và nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đề nghị. (2) Thành phần số lượng hồ sơ - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (01 bản); - Bản sao quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp (01 bản); - Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định (01 bản); - Danh sách kiểm định viên (01 bản); - Một trong các tài liệu sau để chứng minh kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định: + Bản sao sổ hoặc tờ rời về tham gia bảo hiểm xã hội (01 bản); + Bản sao hợp đồng lao động (01 bản); + Bản sao biên bản kiểm định kèm theo giấy chứng nhận kết quả kiểm định (mỗi loại 01 bản). (3) Quy định về thời gian và cách thức thực hiện - Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ). - Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp. - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (4) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai - Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 4/2023/NĐ-CP ngày 13/02/2023 của Chính phủ; - Mẫu Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định quy định tại Phụ lục số Ia ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ; - Danh sách kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ. (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, cụ thể: - Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: + Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. + Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. + Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm. - Các thiết bị, nhân lực nêu tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức. Xem thêm Quyết định 1549/QĐ-LĐTBXH năm 2023 có hiệu lực từ ngày 16/10/2023.
Thông tư 63/2023/TT-BTC: Giảm lệ phí cấp mới, cấp lại, đổi GPLX trực tuyến đến hết 2025
Đây là nội dung tại Thông tư 63/2023/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 16/10/2023 sửa đổi một số điều tại các Thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (1) Mức thu phí cấp mới, cấp lại GPLX trực tuyến là 115.000 đồng/lần cấp sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng - Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này. - Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) theo hình thức trực tuyến: + Kể từ ngày 01/12/2023 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu lệ phí là 115.000 đồng/lần cấp. + Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi, áp dụng mức thu lộ phí quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này. (2) Làm thủ tục cấp hộ chiếu online được giảm 10% phí so với cấp trực tiếp Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu theo hình thức trực tuyến: - Kể từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu lệ phí bằng 90% (chín mươi phần trăm) mức thu lệ phí quy định tại điểm 1 Mục I Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC. - Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại điểm 1 Mục I Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC. (3) Phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư 245/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: - Mức phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này. - Trường hợp đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo hình thức trực tuyến: + Kể từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu phí bằng 90% (chín mươi phần trăm) mức thu phí quy định tại điểm a Mục 1 Biêu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 245/2016/TT-BTC. + Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi, áp dụng mức thu phí quy định tại điểm a Mục 1 Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 245/2016/TT-BTC. Xem thêm Thông tư 63/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Bổ sung mức thu phí cấp gia hạn GCN đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ trực tuyến
Ngày 16/10/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 63/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động - Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: + Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. + Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. + Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm. - Các thiết bị, nhân lực trên chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức. Mức thu phí - Mức phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này. - Trường hợp đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo hình thức trực tuyến: + Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, áp dụng mức thu phí bằng 90% (chín mươi phần trăm) mức thu phí quy định tại điểm a Mục 1 Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này. + Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, áp dụng mức thu phí quy định tại điểm a Mục 1 Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này. Biểu mức thu phí thầm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Stt Nội dung Mức thu (đồng/lần) 1 Thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động a Đối với cấp mới, cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 16.000.000 b Đối với cấp lại khi bổ sung lĩnh vực hoạt động giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 5.500.000 2 Thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 2.1 Trường hợp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện a Đối với cấp, cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 21.500.000 b Đối với cấp lại khi bổ sung lĩnh vực hoạt động giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 7.000.000 2.2 Trường hợp do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện a Đối với cấp, cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 1.300.000 b Đối với cấp lại khi bổ sung lĩnh vực hoạt động giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 550.000 Thông tư 63/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
10 yêu cầu an toàn trong sử dụng vật liệu nổ khi khai thác đá
Tại QCVN:05:2012/BLĐTBXH quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá nêu rõ 10 yêu cầu an toàn cần đảm bảo trong sử dụng vật liệu nổ khi khai thác đá Khai thác đá lộ thiên là như thế nào? - Khai thác đá lộ thiên là hoạt động công nghệ bao gồm các công đoạn chuẩn bị đất đá để khấu, khoan, nổ, mìn, xúc bốc đất đá và vận chuyển đất đá ra bãi thải và về kho chứa, xưởng chế biến, nhằm mục đích thu hồi đá trực tiếp từ mặt đất hoặc trong lòng đất. - Khai thác thủ công là hoạt động khai thác đá không dùng máy, thiết bị mà bằng hình thức cậy bẩy, tách khối bằng các dụng cụ như nêm, búa hoặc dụng cụ cầm tay khác nhằm mục đích thu hồi đá trực tiếp từ mặt đất hoặc trong lòng đất. - Chế biến đá là hoạt động nghiền, đập và sàng, xẻ đá hoặc phân loại để đạt được kích cỡ nhất định phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu an toàn trong sử dụng vật liệu nổ (1) Các đơn vị khai thác đá có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đúng các yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp quy định tại QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN. (2) Trước khi nổ mìn lần đầu tiên ở địa điểm đã được cấp phép, đơn vị tiến hành nổ mìn phải thông báo cho Thanh tra lao động cấp tỉnh nơi tiến hành nổ mìn về thời gian, địa điểm, quy mô nổ mìn, khoảng cách an toàn và các điều kiện an toàn khác. (3) Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan tới VLNCN như: vận chuyển, bốc xếp, điều khiển phương tiện vận chuyển, áp tải, bảo vệ, thủ kho, phục vụ thi công bãi mìn phải được đào tạo chuyên môn phù hợp, được huấn luyện kỹ thuật an toàn về VLNCN trước khi giao việc và huấn luyện lại định kỳ 2 năm một lần. Sau khi học tập, kiểm tra sát hạch, chỉ những người đạt yêu cầu trở lên mới được giao công việc. (4) Trước khi tiến hành công tác nổ mìn lần đầu tiên ở địa điểm đã được phép, đơn vị tiến hành nổ mìn phải thông báo cho chính quyền, công an địa phương và các đơn vị đóng xung quanh đó biết địa điểm, thời gian nổ mìn lần đầu và nổ mìn hàng ngày, về giới hạn của vùng nguy hiểm, về các tín hiệu quy định khi nổ mìn và ý nghĩa tín hiệu đó. Không được dùng các tín hiệu bằng mồm (gọi, hú). (5) Phải kiểm tra điện trở kíp điện trước khi sử dụng. Nếu điện trở kíp lớn hơn hoặc nhỏ hơn quy định của nhà chế tạo phải kiên quyết loại bỏ. Cấm cải tạo kíp điện thành kíp đốt. (6) Khi có dấu hiệu mưa, dông, sấm chớp tất cả những người đang thi công trên bãi mìn phải khẩn trương rời khỏi bãi mìn ra vị trí an toàn. Nếu bãi mìn đã thi công xong chưa kịp nổ phải chập chắc hai đầu dây dẫn điện lại với nhau. (7) Trước khi đưa kíp vào lỗ mìn phải xoắn chặt hai đầu dây dẫn điện vào kíp. (8) Người chỉ huy nổ mìn phải là người cầm chìa khóa máy nổ mìn và là người rời bãi mìn cuối cùng trước khi mìn nổ. Đồng thời cũng là người đầu tiên kiểm tra hiện trường sau mỗi đợt nổ mìn, nếu bãi nổ an toàn mới phát lệnh báo yên. (9) Cấm tất cả mọi người sau khi mìn nổ lên bãi nổ thu hồi dây dẫn điện. Chỉ những người được chỉ huy nổ mìn phân công mới được phép thu hồi. (10) Cấm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (thuốc nổ + phương tiện nổ) đã hết hạn sử dụng. Xem chi tiết tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN:05:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá.
Lao động tử vong do bị tai nạn lao động
Chào luật sư, Hiện Công ty tôi có 1 trường hợp bị tai nạn lao động dẫn đến hôn mê sâu vào tháng 5 năm ngoái. Tại thời điểm đó Công ty đã chi trả đầy đủ chế độ theo Luật Lao động và Luật An toàn vệ sinh lao động đồng thời sau 3 tháng người lao động vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, Công ty đã làm việc với gia đình và đã chấm dứt hợp đồng vào tháng 8. Sau 1 năm nằm viện người lao động đã tử vong. Vậy tại thời điểm người lao động đã tử vong thì Công ty tôi có phải chịu trách nhiệm gì đối với người lao động không ạ.
Bộ Xây dựng yêu cầu tăng cường quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn 63/BXD-GĐ ngày 06/01/2023 về việc tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn. Cụ thể, thời gian qua xảy ra một số sự cố liên quan đến thi công xây dựng gây thiệt hại cả về người và tài sản. Mới đây nhất là sự cố một bé trai rơi xuống cọc bê tông xảy ra tại công trình cầu Kênh Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Sự cố thương tâm này cũng đặt ra trong dư luận câu hỏi về công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng. Theo đó, Bộ Xây dựng đã ký Công văn 63/BXD-GĐ về việc tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn. Công văn 63/BXD-GĐ https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/12/cong-van-63-bxd-gd.pdf Trước sự cố tại công trình cầu Kênh Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, đã có một số sự cố khác như sự cố đo máy ép cọc tại công trình xây dựng nhà văn hóa thôn Văn Trong, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (tháng 01/2021); sự cố trẻ nhỏ rơi xuống hổ ép cọc bê tông tại công trường Khu đô thị Thăng Long Home Hiệp Phước, thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (ngày 19/12/2022)gây ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động và người dân đang sinh sống lân cận công trường, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến trẻ nhỏ sinh sống, hoạt động xung quanh các công trường xây dựng. Để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình, ngăn ngừa những sự cố gây hậu quả đáng tiếc như trên, thông qua Công văn 63/BXD-GĐ, Bộ Xây dựng đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau: - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong thi công xây dựng - Cương quyết dừng thi công xây dựng nếu phát hiện tại công trình, công trường xây dựng có nguy cơ gây mất an toàn. - Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng theo quy định pháp luật; - Chỉ đạo các chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong thi công xây dựng; - Phải bố trí đầy đủ nguồn lực, đảm bảo kinh phí theo quy định cho công tác đảm bảo an toàn lao động tại công trường; - Nghiêm túc thực hiện đúng, đủ các yêu cầu đối với công trường xây dựng theo quy định tại Điều 109 Luật Xây dựng 2014; - Các công trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, công trình xây dựng theo tuyến phải tuân thủ quy định tại mục 2.1.7.1 QCVN 18:2021/BXD; - Các nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng theo quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản; - Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng tại công trường; - Tăng cường công tác quản lý công trường trong giai đoạn nghỉ, dừng thi công đảm bảo tuân thủ các quy định tại mục 2.1.12 QCVN 18:2021/BXD, đặc biệt trong các kỳ nghỉ dài vào các ngày lễ, tết. Tải Công văn 63/BXD-GĐ ngày 06/01/2023 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/12/cong-van-63-bxd-gd.pdf
Chi nhánh khác tỉnh có phải nộp báo cáo công tác vệ sinh an toàn lao động?
Khoản 1 điều 3 Luật an toàn vệ sinh, lao động 2015 quy định: "Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh." Khoản 3 Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động "Điều 45. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh 3. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau: a) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở; b) Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở. Theo các quy định trên, chi nhánh khác tỉnh của doanh nghiệp, có hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải thực hiện các công tác về an toàn toàn lao động đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và phải báo cáo an toàn lao động cho Sở lao động- Thương binh và xã hội nơi chi nhánh đặt trụ sở chính.
Vấn đề vệ sinh an toàn lao động?
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi, công ty em chuẩn bị đi vào hoạt động, nhưng chưa tuyển được công nhân nên chưa thể huấn luyện an toàn lao động cho công nhân được. Vậy công ty em có thể đi vào hoạt động trước sau đó tuyển được công nhân thì mới huấn luyện an toàn lao động được không? Có cần làm thông báo gửi lên ban quản lý để trình bày vấn đề này được không? Vấn đề này nằm trong điểu luật nào? Nhờ luật sư tư vấn giúp em! Trân trọng!
Cần tư vấn về vệ sinh an toàn lao động?
Chào luật sư! Luật sư cho e hỏi công ty em có một chi nhánh chuẩn bị đi vào hoạt động, e muốn làm hồ sơ huấn luyện an toàn cho chi nhánh, nhưng người lao động đều được trả lương và ký hợp đồng với tổng công ty. Vậy luật sư cho em hỏi những người lao động này muốn huấn luyện lao động và cấp chứng chỉ ở chi nhánh có được không? Nếu không được thì em phải làm sao để làm hồ sơ huấn luyện an toàn của chi nhánh? Mong nhận được phản hồi từ luật sư!
Quy định về bộ phận y tế trong cơ sở sản xuất kinh doanh
Bộ phận y tế trong cơ sở sản xuất - kinh doanh - Ảnh minh họa Thực tế có những cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lên đến hàng ngàn lao động, vậy để đảm bảo điều kiện an toàn sức khỏe cho người lao động, bộ phận y tế tại cơ sở được quy định như thế nào? Điều 73 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định: 1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ tổ bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế (phòng y tế) tại cơ sở tùy vào quy mô và tính chất lao động. Dựa theo tính chất và quy mô lao động, Điều 73 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau: + Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng: Quy mô cơ sở Nghĩa vụ bố trí, thành lập của chủ cơ sở Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động Ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động Ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động Ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên Thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. + Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề khác: Quy mô cơ sở Nghĩa vụ bố trí, thành lập của chủ cơ sở Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động Ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động Ít nhất 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.
Những ai phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Do đó việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một phương thức giúp người lao động nâng cao kỹ năng, kiến thức hiểu biết, kiến thức về đảm bảo an toàn trong lao động với mục đích giảm thiểu tối những rủi ro trong quá trình làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho bản thân người lao động và doanh nghiệp. Theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP (sửa đổi Điều 17 Nghi định 44/2016/NĐ-CP) quy định về đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gồm có: - Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. - Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. - Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động. - Nhóm 5: Người làm công tác y tế. - Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó mỗi nhóm đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ có thời gian và nội dung huấn luyện khác nhau, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm. Tuy nhiên tất cả nội dung huấn luyện của các nhóm đối tượng này đều hướng đến mục đích mang lại hiệu quả sản xuất cho người lao động và doanh nghiệp. Bản thân người lao động được cập nhật, trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về an toàn, vệ sinh lao động; có khả năng nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn để phòng tránh;... Về phía người sử dụng lao động cung sẽ có những phương án sử dụng lao động hợp lý, xây dựng các biện pháp phòng ngừa tai nạn, giảm thiểu tối đa rủi ro; tăng năng suất lao động; tuân thủ đúng quy định pháp luật về lao động; nâng cao khả năng cạnh tranh với các daonh nghiệp khác.
Đối tượng tham gia tập huấn an toàn lao động?
Kính chào Luật sư Độ! Tôi có một câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp với. Tôi là giáo viên dạy lái xe, tôi đang nghiên cứu muốn cho người học lái xe học thêm chương trình an toàn lao động cho người lái xe theo Nghị Định 44/2016/NĐ-CP. Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp nếu là đối tượng người học lái xe thuộc đối tượng nào theo điều 7 của NĐ và nếu không thuộc thì người học lái xe theo quy định được học an toàn lao động không? và trường tôi nếu được dạy và cấp chứng chỉ an toàn cho người học thì dạy theo chương trình khung nào và được quy định cụ thể theo văn bản nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư
Những yêu cầu về bảo hộ lao động trong thi công công trình
Vừa rồi, tại Khu công nghiệp Giang Điền (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) xảy ra vụ sập tường khiến nhiều người thương vong. Thông qua sự việc lần này, mọi người cần biết những yêu cầu về bảo hộ lao động trong thi công công trình. Theo đó, An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình. Về máy móc, vật tư: - Các loại máy, thiết bị, vật tư phải được kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật An toàn, vệ sinh lao động. - Trường hợp phạm vi hoạt động của máy, thiết bị thi công vượt khỏi mặt bằng công trường hoặc do điều kiện thi công, thiết bị thi công phải đặt ở ngoài phạm vi công trường tạo ra vùng nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng thì nhà thầu thi công xây dựng phải lập và trình chủ đầu tư phê duyệt biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình lân cận, báo cáo cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi thi công công trình và phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư quy phải được Bộ Xây dựng cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Ngoài ra hướng dẫn tại QCVN 18: 2014/BXD về an toàn trong xây dựng thì có nhiều yếu tố, đơn cử như: Yêu cầu chung trong Công tác bốc xếp và vận chuyển - Khi vận chuyển vật liệu và sản phẩm hàng hóa phục vụ cho việc xây dựng, ngoài các yêu cầu của phần này còn phải tuân thủ nội quy công trường. - Tải trọng tối đa cho phép mỗi người lao động trên 18 tuổi khi bốc xếp, mang vác với quãng đường không quá 60 m như sau: nam 50 kg, nữ 30 kg. - Bãi bốc xếp hàng phải bằng phẳng; phải quy định tuyến đường cho người và các loại phương tiện bốc xếp đi lại thuận tiện và bảo đảm an toàn. - Trước khi bốc xếp - vận chuyển, phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích thước khối lượng và quãng đường vận chuyển để xác định và trang bị phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn cho người và hàng. Yêu cầu chung về Sử dụng dụng cụ, thiết bị cầm tay - Dụng cụ, thiết bị cầm tay phải an toàn và tiện lợi, các bộ phận chuyển động phải được che chắn tối đa, có cơ chế tắt ngay lập tức và không bị ngẫu nhiên bật trở lại, không làm việc quá tốc độ an toàn ghi trên dụng cụ và chỉ khởi động từ tốc độ nhỏ nhất. - Các dụng cụ, thiết bị có khối lượng 10 kg trở lên phải được trang bị cơ cấu để nâng, treo khi làm việc. - Các dụng cụ, thiết bị cầm tay dùng để đập, đục phải bảo đảm: + Đầu mũi không bị nứt nẻ, hoặc bất cứ một hư hỏng nào khác; + Cán không bị nứt, vỡ, không có cạnh sắc và phải có chiều dài thích hợp đảm bảo an toàn khi thao tác. - Dụng cụ, thiết bị cấp cho người lao động phải đồng bộ, kèm theo hướng dẫn sử dụng dễ hiểu và dễ thực hiện. Yêu cầu chung Về Giàn giáo, giá đỡ và thang - Tất cả các loại giàn giáo, giá đỡ phải được thiết kế, thi công, lắp dựng, nghiệm thu và bảo dưỡng đảm bảo an toàn. Chú ý những chỉ dẫn, quy định, yêu cầu kỹ thuật được ghi hoặc kèm theo chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất giàn giáo chuyên dùng. - Không được sử dụng giàn giáo, giá đỡ, thang không đúng chức năng sử dụng của chúng. Không được sử dụng giàn giáo, giá đỡ được lắp kết hợp từ các loại, dạng khác nhau hoặc sử dụng nhiều loại mà không có thiết kế riêng. - Không được chống giáo lên mặt phẳng nghiêng khi không có biện pháp kỹ thuật chống trượt cho thanh chống. Xem chi tiết tại QCVN 18: 2014/BXD
Có phải bố trí lao động làm công tác an toàn, vệ sinh viên khi làm thêm giờ không?
Tình huống phát sinh là đơn vị đã có bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh viên. Tuy nhiên, khi tổ chức làm thêm giờ thì không có người đó. Vậy công ty thực hiện như vậy có đúng quy định của nhà nước hay không? Bố trí người làm an toàn, vệ sinh viên tại doanh nghiệp Liên quan nội dung này, tại Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau: - Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở. - An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra. - An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở. Căn cứ quy định trên, có thể thấy rằng yêu cầu là có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Việc đơn vị tổ chức làm thêm giờ thì đó vẫn là thời gian làm việc của công ty. Do đó, công ty vẫn cần phải đảm bảo có người làm công tác an toàn, vệ sinh viên trong thời gian làm thêm giờ. Quyền và trách nhiệm của an toàn, vệ sinh viên Nội dung này được hướng dẫn tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Cụ thể, an toàn, vệ sinh viên có các nghĩa vụ sau: - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động; - Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc; - Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ; - Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc; - Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục. Đối với quyền lợi thì có các nội dung sau: - Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; - Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; - Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó; - Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động. Doanh nghiệp và lao động căn cứ các quy định trên để xác định các quyền và nghĩa vụ liên quan, từ đó thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.
Tổng hợp các loại báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp 2024
Bài viết này cung cấp thông tin các loại báo cáo liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp 2024. Báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động về việc quản lý sức khỏe người lao động: Theo Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về báo cáo của tuyến cơ sở - Đơn vị và nội dung báo cáo: + Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này; - Đơn vị nhận báo cáo: + Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động; + Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của bộ, ngành. - Thời gian gửi báo cáo: + Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm; + Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm. ⇒> Báo cáo định kỳ về việc quản lý sức khỏe người lao động. Báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động Theo Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH về Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động - Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động. - Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 25 tháng 01 hằng năm. ==>> Người sử dụng lao động phải báo cáo định kỳ về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo mẫu quy định như trên. Báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động về tình hình tai nạn lao động Theo Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về thời điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động: Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 được thực hiện như sau: Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử. ==>> Người sử dụng lao động phải báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động theo mẫu quy định như trên. Báo cáo định kỳ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động trong quản lý bệnh nghề nghiệp Theo Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về trách nhiệm của người sử dụng lao động: Báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. ==>> Quy định yêu cầu phải báo cáo định kỳ nhưng không đặt ra nộp báo cáo trước thời điểm nào, cũng như sử dụng mẫu quy định nào, trường hợp này chị liên hệ Sở Y tế để được hướng dẫn cách nộp báo cáo.
Doanh nghiệp phải kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị nào trước khi đưa vào sử dụng năm 2024?
Doanh nghiệp phải kiểm định kỹ thuật các loại máy móc, thiết bị, vật tư nào khi đưa vào sử dụng? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Câu hỏi của chị A.N (Đà Nẵng). Doanh nghiệp phải kiểm định máy móc, thiết bị nào trước khi đưa vào sử dụng năm 2024? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH). Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu Như vậy, doanh nghiệp sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH) có trách nhiệm lựa chọn tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thực hiện khai báo sau khi đưa vào sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động? Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 4/2023/NĐ-CP), doanh nghiệp sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện khai báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác bằng một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa. - Thông qua dịch vụ bưu chính. - Nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia. - Cổng dịch vụ công của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mẫu phiếu khai báo sử dụng đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 4/2023/NĐ-CP. Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ kể từ ngày đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương theo quy định nêu trên. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Căn cứ Điều 15 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP), tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những trách nhiệm sau: - Công bố biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (01 bản) chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu. - Trong trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục. - Đảm bảo độc lập, khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định. - Không cung ứng dịch vụ kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định. Mẫu giấy chứng nhận kết quả kiểm định; Mẫu tem kiểm định; Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định được quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Như vậy, doanh nghiệp phải lựa chọn tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH). Đồng thời thực hiện khai báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa vào sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư trên. Tổ chức kiểm định có trách nhiệm công bố biên bản và dán tem kiểm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản nếu việc kiểm định đạt yêu cầu.
Thẩm quyền cấp thẻ an toàn lao động hiện nay
Cho tôi hỏi người lao động có cần phải có thẻ an toàn lao động không và ai có thẩm quyền cấp thẻ an toàn lao động? 1. Thẻ an toàn lao động là gì? Thẻ an toàn lao động là một loại chứng chỉ được cấp cho người lao động để chứng nhận họ đã hoàn thành khóa đào tạo an toàn lao động và đạt yêu cầu. Mục đích là để chứng minh người lao động có đủ điều kiện, kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân và thực hiện công việc một cách an toàn, hiệu quả. Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định người lao động làm công việc mà có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) đều phải được huấn luyện và được cấp thẻ an toàn (hay còn gọi là thẻ an toàn lao động được cấp cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3). Và những công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động hiện nay theo Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH có thể kể đến là: - Chế tạo, lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, tháo dỡ, giám sát hoạt động máy móc, thiết bị trong Danh Mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. - Trực tiếp thực hiện sản xuất, sử dụng, vận chuyển, bảo quản hóa chất nguy hiểm, độc hại - Thử nghiệm, sử dụng, sản xuất, bảo quản, vận chuyển thuốc nổ và phương tiện nổ như kíp, dây cháy chậm,... - Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, tháo dỡ, kiểm tra và giám sát hoạt động máy móc, thiết bị được sử dụng trong thi công xây dựng (như là máy ép cọc, máy đóng cọc, búa máy, khoan cọc nhồi, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; trạm nghiền, sàng vật liệu xây dựng… 2. Thẩm quyền cấp thẻ an toàn lao động Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì thẻ an toàn lao động do người sử dụng lao động cấp cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Đối với trường hợp người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì thẻ an toàn do tổ chức huấn luyện cấp. Ngoài ra, theo quy định tại cứ Điều 25 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định như sau: - Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm. - Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 44/2016/NĐ-CP gửi tổ chức huấn luyện hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn mới theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Như vậy, thẻ an toàn có thời hạn là 02 năm và trước khi thẻ an toàn hết hạn người sử dụng lao động cần lập danh sách và kết quả huấn luyện. Nếu kết quả huấn luyện đạt sẽ được cấp thẻ an toàn lao động mới. 3. Mức xử phạt khi doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động Người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên. Như vậy, tuỳ vào quy mô, số lượng người lao động mà có mức xử phạt khác nhau.
Đã từng là chủ doanh nghiệp được Huấn luyện chính sách, pháp luật về lao động hay không?
Người đã từng là chủ doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn để Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động hay không? Tình huống phát sinh: Chào luật sư, tôi ở Long An xin được hỏi theo quy định pháp luật về an toàn lao động thì đối với người đã từng là chủ doanh nghiệp, cụ thể là chủ 02 cơ sở kinh doanh sản xuất hàng xuất khẩu tại Long An và Cà Mau thì có đủ tiêu chuẩn để Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động hay không? Căn cứ Khoản 7 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau: 1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động - Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; - Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. 2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: - Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động. 3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành: - Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động. - Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động. 4. Huấn luyện thực hành: - Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện; - Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện; - Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện; - Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ; - Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hiện hành? Căn cứ Điều 16 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau: 1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 3. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 4. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. 5. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng. 6. Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy. 7. Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. 8. Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động có được đưa vào chi phí được trừ của doanh nghiệp không? Căn cứ Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau: 1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. 2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. 3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. 4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. 5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. 6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ. Do đó, đối với huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì không đặt ra trường hợp đã từng là chủ doanh nghiệp thì đáp ứng điều kiện thay vào đó phải là người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động và các điều kiện khác nêu trên và chi phí cho việc khám sức khỏe người lao động theo quy định trên vấn được và hạch toán và đưa vào chi phí hợp lý của đơn vị.
Hướng dẫn phân loại các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất
Trong hoạt động sản xuất tiêu chí an toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu do đó cần phải phân loại được các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất để có các biện pháp bảo hộ và xử lý phù hợp. 1. Phân loại các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất Căn cứ vào bản chất tác động, các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất được phân thành các nhóm được quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 TCVN 2288:1978 được xác định như sau: - Nhóm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất về lí học được chia thành các phân nhóm. + Máy móc và cơ cầu chuyển động; các bộ phận chuyển động của thiết bị sản xuất không được bảo vệ; các sản phẩm, phôi, vật liệu di chuyển. + Độ chứa bụi và độ chứa các chất khí trong không khí khu vực làm việc tăng; Nhiệt độ bề mặt các thiết bị, vật liệu tăng hoặc giảm; + Nhiệt độ không khí khu vực làm việc tăng hoặc giảm; áp suất môi trường làm việc tăng hoặc giảm và sự thay đổi đột ngột của nó; Mức độ ồn ở nơi làm việc tăng; + Mức độ rung tăng; + Mức độ dao động hạ âm tăng; Mức độ siêu âm tăng; + Độ ầm không khí tăng hoặc giảm; + Sự chuyển động của không khí nơi làm việc tăng hoặc giảm; Sự ion hoá không khí tăng hoặc giảm; + Mức độ bức xạ ion ở khu vực làm việc tăng; + Mức độ nguy hiểm của điện áp trong mạch điện khi đóng mạch có thể có điện đi qua cơ thể con người; Mức độ tĩnh điện tăng; + Mức độ bức xạ điện từ tăng; Cường độ điện cường tăng; Cường độ từ cường tăng; + Không có hoặc không đủ ánh sáng tự nhiên; + Độ rọi chiếu sáng không đủ ở khu vực làm việc; + Độ chói của ánh sáng tăng; + Độ tương phản giảm; + Độ loá trực tiếp và độ loá phản xạ; + Xung giao động của quang thông tăng; Mức độ bức xạ tử ngoại tăng; + Mức độ bức, xạ hồng ngoại tăng. - Nhóm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất về hoá học được chia thành các phân nhóm như sau: Theo các đặc tính tác động lên con người: Các yếu tố độc hại chung; + Các yếu tố kích thích; + Các yếu tố tăng nhậy cảm; . Các yếu tố gây ung thư; + Các yếu tố gây đột biến; + Các yếu tố ảnh hưởng dển chức năng tái sinh. b)Theo đường thâm nhập vào cơ thể con người: Tác động qua con đường hô hấp; + Tác động qua hệ thống tiêu hoá; + Tác động qua da. - Nhóm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất vế sinh vật học bao gồm các: + đối tượng sinh học tác động đến người lao động gây nên chấn thương hoặc bệnh tật như: vi sinh vật (vi trùng, siêu vi trùng, trực khuẩn, xoắn trùng, nấm, nguyên sinh); + Đại sinh vật (thực vật và động vật) - Nhóm các yếu tố sản xuất nguy biểm và có hại tâm.sinh lý theo tính chất tác động chia thành các phân nhóm: + Sự quá tải thể lực; + Sự quá tải thần kinh tâm lí. Sự quá tải thể lực được chia ra: Tĩnh; Động; Trì trệ. Sự quá tải thần kinh tâm lí được chia ra: Sự quả căng thẳng trí óc; Sự quá căng thang các cơ quan phân tích; Sự đơn điệu của lao động; Sự quá xúc động. 2. Đặc điểm của việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn yếu tố sản xuất nguy hiểm và có hại trong sản xuất Đặc điểm của việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn về yêu cầu chung và định mức các yếu tố sản xuất nguy hiểm và có hại trong sản xuất được quy định cụ thể tại Mục 2 TCVN 2288:1978: - Nội dung của các tiêu chuẩn về yêu cầu chung và định mức các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất được quy địng theo TCVN 2287: 1978 và tiêu chuẩn này - Nội dung các tiêu chuẩn theo loại các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất gồm có: + Phần mở đầu; + Đặc điểm tóm tắt của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất (loại, tính chất tác động, hậu quả có thể có); + Mức giới hạn cho phép hoặc nồng độ giới hạn cho phép của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất và những phương pháp kiểm tra chúng. + Phương pháp và phương tiện bảo vệ người lao động khỏi tác động của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
Mức lương đối với chức danh kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động là bao nhiêu?
Chức danh kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào và có mức lương bao nhiêu? Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động có nhiệm vụ gì? Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào? Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH như sau, cách xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau: Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau: - Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78); - Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); - Chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06). Theo đó, kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98). Mức lương của kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu? Lương viên chức loại A1 từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau: Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 Trong đó: - Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP) - Hệ số lương của viên chức loại A1 sẽ được áp dụng theo các hệ số tại Bảng 3, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP) Theo đó, mức lương đối với kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được xác định như sau: Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những nhiệm vụ gì? Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH, kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định cho đối tượng kiểm định cụ thể, đúng chuyên ngành theo sự phân công; - Trực tiếp thực hiện việc kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định; tư vấn kỹ thuật an toàn cho các cơ sở sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong phạm vi được phân công; - Tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn được phân công; - Tham gia biên soạn giáo trình và tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, huấn luyện cho cán bộ quản lý và công nhân vận hành các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phù hợp với phạm vi kiểm định được phân công; - Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công. Tóm lại, mức lương đối với kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được xác định như sau:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ
Ngày 16/10/2023 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định 1549/QĐ-LĐTBXH năm 2023 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ LĐTBXH. Theo đó, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện như sau: (1) Trình tự, cách thức thực hiện - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Tổ chức có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đến Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Bước 2: Thẩm định điều kiện Cơ quan tiếp nhận thẩm định điều kiện cấp trên hồ sơ và thẩm định trực tiếp tại tổ chức đề nghị. - Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận hoặc từ chối cấp Không quá 30 ngày từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục trưởng Cục An toàn lao động sẽ ký thừa ủy quyền Bộ trưởng đối với các Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục trưởng Cục An toàn lao động sẽ ký thừa ủy quyền Bộ trưởng đối với công văn từ chối và nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đề nghị. (2) Thành phần số lượng hồ sơ - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (01 bản); - Bản sao quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp (01 bản); - Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định (01 bản); - Danh sách kiểm định viên (01 bản); - Một trong các tài liệu sau để chứng minh kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định: + Bản sao sổ hoặc tờ rời về tham gia bảo hiểm xã hội (01 bản); + Bản sao hợp đồng lao động (01 bản); + Bản sao biên bản kiểm định kèm theo giấy chứng nhận kết quả kiểm định (mỗi loại 01 bản). (3) Quy định về thời gian và cách thức thực hiện - Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ). - Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp. - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (4) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai - Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 4/2023/NĐ-CP ngày 13/02/2023 của Chính phủ; - Mẫu Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định quy định tại Phụ lục số Ia ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ; - Danh sách kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ. (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, cụ thể: - Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: + Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. + Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. + Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm. - Các thiết bị, nhân lực nêu tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức. Xem thêm Quyết định 1549/QĐ-LĐTBXH năm 2023 có hiệu lực từ ngày 16/10/2023.
Thông tư 63/2023/TT-BTC: Giảm lệ phí cấp mới, cấp lại, đổi GPLX trực tuyến đến hết 2025
Đây là nội dung tại Thông tư 63/2023/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 16/10/2023 sửa đổi một số điều tại các Thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (1) Mức thu phí cấp mới, cấp lại GPLX trực tuyến là 115.000 đồng/lần cấp sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng - Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này. - Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) theo hình thức trực tuyến: + Kể từ ngày 01/12/2023 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu lệ phí là 115.000 đồng/lần cấp. + Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi, áp dụng mức thu lộ phí quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này. (2) Làm thủ tục cấp hộ chiếu online được giảm 10% phí so với cấp trực tiếp Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu theo hình thức trực tuyến: - Kể từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu lệ phí bằng 90% (chín mươi phần trăm) mức thu lệ phí quy định tại điểm 1 Mục I Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC. - Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại điểm 1 Mục I Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC. (3) Phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư 245/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: - Mức phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này. - Trường hợp đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo hình thức trực tuyến: + Kể từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu phí bằng 90% (chín mươi phần trăm) mức thu phí quy định tại điểm a Mục 1 Biêu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 245/2016/TT-BTC. + Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi, áp dụng mức thu phí quy định tại điểm a Mục 1 Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 245/2016/TT-BTC. Xem thêm Thông tư 63/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Bổ sung mức thu phí cấp gia hạn GCN đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ trực tuyến
Ngày 16/10/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 63/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động - Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: + Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. + Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. + Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm. - Các thiết bị, nhân lực trên chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức. Mức thu phí - Mức phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này. - Trường hợp đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo hình thức trực tuyến: + Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, áp dụng mức thu phí bằng 90% (chín mươi phần trăm) mức thu phí quy định tại điểm a Mục 1 Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này. + Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, áp dụng mức thu phí quy định tại điểm a Mục 1 Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này. Biểu mức thu phí thầm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Stt Nội dung Mức thu (đồng/lần) 1 Thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động a Đối với cấp mới, cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 16.000.000 b Đối với cấp lại khi bổ sung lĩnh vực hoạt động giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 5.500.000 2 Thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 2.1 Trường hợp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện a Đối với cấp, cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 21.500.000 b Đối với cấp lại khi bổ sung lĩnh vực hoạt động giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 7.000.000 2.2 Trường hợp do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện a Đối với cấp, cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 1.300.000 b Đối với cấp lại khi bổ sung lĩnh vực hoạt động giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 550.000 Thông tư 63/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
10 yêu cầu an toàn trong sử dụng vật liệu nổ khi khai thác đá
Tại QCVN:05:2012/BLĐTBXH quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá nêu rõ 10 yêu cầu an toàn cần đảm bảo trong sử dụng vật liệu nổ khi khai thác đá Khai thác đá lộ thiên là như thế nào? - Khai thác đá lộ thiên là hoạt động công nghệ bao gồm các công đoạn chuẩn bị đất đá để khấu, khoan, nổ, mìn, xúc bốc đất đá và vận chuyển đất đá ra bãi thải và về kho chứa, xưởng chế biến, nhằm mục đích thu hồi đá trực tiếp từ mặt đất hoặc trong lòng đất. - Khai thác thủ công là hoạt động khai thác đá không dùng máy, thiết bị mà bằng hình thức cậy bẩy, tách khối bằng các dụng cụ như nêm, búa hoặc dụng cụ cầm tay khác nhằm mục đích thu hồi đá trực tiếp từ mặt đất hoặc trong lòng đất. - Chế biến đá là hoạt động nghiền, đập và sàng, xẻ đá hoặc phân loại để đạt được kích cỡ nhất định phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu an toàn trong sử dụng vật liệu nổ (1) Các đơn vị khai thác đá có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đúng các yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp quy định tại QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN. (2) Trước khi nổ mìn lần đầu tiên ở địa điểm đã được cấp phép, đơn vị tiến hành nổ mìn phải thông báo cho Thanh tra lao động cấp tỉnh nơi tiến hành nổ mìn về thời gian, địa điểm, quy mô nổ mìn, khoảng cách an toàn và các điều kiện an toàn khác. (3) Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan tới VLNCN như: vận chuyển, bốc xếp, điều khiển phương tiện vận chuyển, áp tải, bảo vệ, thủ kho, phục vụ thi công bãi mìn phải được đào tạo chuyên môn phù hợp, được huấn luyện kỹ thuật an toàn về VLNCN trước khi giao việc và huấn luyện lại định kỳ 2 năm một lần. Sau khi học tập, kiểm tra sát hạch, chỉ những người đạt yêu cầu trở lên mới được giao công việc. (4) Trước khi tiến hành công tác nổ mìn lần đầu tiên ở địa điểm đã được phép, đơn vị tiến hành nổ mìn phải thông báo cho chính quyền, công an địa phương và các đơn vị đóng xung quanh đó biết địa điểm, thời gian nổ mìn lần đầu và nổ mìn hàng ngày, về giới hạn của vùng nguy hiểm, về các tín hiệu quy định khi nổ mìn và ý nghĩa tín hiệu đó. Không được dùng các tín hiệu bằng mồm (gọi, hú). (5) Phải kiểm tra điện trở kíp điện trước khi sử dụng. Nếu điện trở kíp lớn hơn hoặc nhỏ hơn quy định của nhà chế tạo phải kiên quyết loại bỏ. Cấm cải tạo kíp điện thành kíp đốt. (6) Khi có dấu hiệu mưa, dông, sấm chớp tất cả những người đang thi công trên bãi mìn phải khẩn trương rời khỏi bãi mìn ra vị trí an toàn. Nếu bãi mìn đã thi công xong chưa kịp nổ phải chập chắc hai đầu dây dẫn điện lại với nhau. (7) Trước khi đưa kíp vào lỗ mìn phải xoắn chặt hai đầu dây dẫn điện vào kíp. (8) Người chỉ huy nổ mìn phải là người cầm chìa khóa máy nổ mìn và là người rời bãi mìn cuối cùng trước khi mìn nổ. Đồng thời cũng là người đầu tiên kiểm tra hiện trường sau mỗi đợt nổ mìn, nếu bãi nổ an toàn mới phát lệnh báo yên. (9) Cấm tất cả mọi người sau khi mìn nổ lên bãi nổ thu hồi dây dẫn điện. Chỉ những người được chỉ huy nổ mìn phân công mới được phép thu hồi. (10) Cấm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (thuốc nổ + phương tiện nổ) đã hết hạn sử dụng. Xem chi tiết tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN:05:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá.
Lao động tử vong do bị tai nạn lao động
Chào luật sư, Hiện Công ty tôi có 1 trường hợp bị tai nạn lao động dẫn đến hôn mê sâu vào tháng 5 năm ngoái. Tại thời điểm đó Công ty đã chi trả đầy đủ chế độ theo Luật Lao động và Luật An toàn vệ sinh lao động đồng thời sau 3 tháng người lao động vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, Công ty đã làm việc với gia đình và đã chấm dứt hợp đồng vào tháng 8. Sau 1 năm nằm viện người lao động đã tử vong. Vậy tại thời điểm người lao động đã tử vong thì Công ty tôi có phải chịu trách nhiệm gì đối với người lao động không ạ.
Bộ Xây dựng yêu cầu tăng cường quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn 63/BXD-GĐ ngày 06/01/2023 về việc tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn. Cụ thể, thời gian qua xảy ra một số sự cố liên quan đến thi công xây dựng gây thiệt hại cả về người và tài sản. Mới đây nhất là sự cố một bé trai rơi xuống cọc bê tông xảy ra tại công trình cầu Kênh Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Sự cố thương tâm này cũng đặt ra trong dư luận câu hỏi về công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng. Theo đó, Bộ Xây dựng đã ký Công văn 63/BXD-GĐ về việc tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn. Công văn 63/BXD-GĐ https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/12/cong-van-63-bxd-gd.pdf Trước sự cố tại công trình cầu Kênh Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, đã có một số sự cố khác như sự cố đo máy ép cọc tại công trình xây dựng nhà văn hóa thôn Văn Trong, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (tháng 01/2021); sự cố trẻ nhỏ rơi xuống hổ ép cọc bê tông tại công trường Khu đô thị Thăng Long Home Hiệp Phước, thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (ngày 19/12/2022)gây ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động và người dân đang sinh sống lân cận công trường, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến trẻ nhỏ sinh sống, hoạt động xung quanh các công trường xây dựng. Để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình, ngăn ngừa những sự cố gây hậu quả đáng tiếc như trên, thông qua Công văn 63/BXD-GĐ, Bộ Xây dựng đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau: - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong thi công xây dựng - Cương quyết dừng thi công xây dựng nếu phát hiện tại công trình, công trường xây dựng có nguy cơ gây mất an toàn. - Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng theo quy định pháp luật; - Chỉ đạo các chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong thi công xây dựng; - Phải bố trí đầy đủ nguồn lực, đảm bảo kinh phí theo quy định cho công tác đảm bảo an toàn lao động tại công trường; - Nghiêm túc thực hiện đúng, đủ các yêu cầu đối với công trường xây dựng theo quy định tại Điều 109 Luật Xây dựng 2014; - Các công trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, công trình xây dựng theo tuyến phải tuân thủ quy định tại mục 2.1.7.1 QCVN 18:2021/BXD; - Các nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng theo quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản; - Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng tại công trường; - Tăng cường công tác quản lý công trường trong giai đoạn nghỉ, dừng thi công đảm bảo tuân thủ các quy định tại mục 2.1.12 QCVN 18:2021/BXD, đặc biệt trong các kỳ nghỉ dài vào các ngày lễ, tết. Tải Công văn 63/BXD-GĐ ngày 06/01/2023 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/12/cong-van-63-bxd-gd.pdf
Chi nhánh khác tỉnh có phải nộp báo cáo công tác vệ sinh an toàn lao động?
Khoản 1 điều 3 Luật an toàn vệ sinh, lao động 2015 quy định: "Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh." Khoản 3 Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động "Điều 45. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh 3. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau: a) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở; b) Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở. Theo các quy định trên, chi nhánh khác tỉnh của doanh nghiệp, có hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải thực hiện các công tác về an toàn toàn lao động đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và phải báo cáo an toàn lao động cho Sở lao động- Thương binh và xã hội nơi chi nhánh đặt trụ sở chính.
Vấn đề vệ sinh an toàn lao động?
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi, công ty em chuẩn bị đi vào hoạt động, nhưng chưa tuyển được công nhân nên chưa thể huấn luyện an toàn lao động cho công nhân được. Vậy công ty em có thể đi vào hoạt động trước sau đó tuyển được công nhân thì mới huấn luyện an toàn lao động được không? Có cần làm thông báo gửi lên ban quản lý để trình bày vấn đề này được không? Vấn đề này nằm trong điểu luật nào? Nhờ luật sư tư vấn giúp em! Trân trọng!
Cần tư vấn về vệ sinh an toàn lao động?
Chào luật sư! Luật sư cho e hỏi công ty em có một chi nhánh chuẩn bị đi vào hoạt động, e muốn làm hồ sơ huấn luyện an toàn cho chi nhánh, nhưng người lao động đều được trả lương và ký hợp đồng với tổng công ty. Vậy luật sư cho em hỏi những người lao động này muốn huấn luyện lao động và cấp chứng chỉ ở chi nhánh có được không? Nếu không được thì em phải làm sao để làm hồ sơ huấn luyện an toàn của chi nhánh? Mong nhận được phản hồi từ luật sư!
Quy định về bộ phận y tế trong cơ sở sản xuất kinh doanh
Bộ phận y tế trong cơ sở sản xuất - kinh doanh - Ảnh minh họa Thực tế có những cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lên đến hàng ngàn lao động, vậy để đảm bảo điều kiện an toàn sức khỏe cho người lao động, bộ phận y tế tại cơ sở được quy định như thế nào? Điều 73 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định: 1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ tổ bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế (phòng y tế) tại cơ sở tùy vào quy mô và tính chất lao động. Dựa theo tính chất và quy mô lao động, Điều 73 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau: + Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng: Quy mô cơ sở Nghĩa vụ bố trí, thành lập của chủ cơ sở Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động Ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động Ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động Ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên Thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. + Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề khác: Quy mô cơ sở Nghĩa vụ bố trí, thành lập của chủ cơ sở Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động Ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động Ít nhất 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.
Những ai phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Do đó việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một phương thức giúp người lao động nâng cao kỹ năng, kiến thức hiểu biết, kiến thức về đảm bảo an toàn trong lao động với mục đích giảm thiểu tối những rủi ro trong quá trình làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho bản thân người lao động và doanh nghiệp. Theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP (sửa đổi Điều 17 Nghi định 44/2016/NĐ-CP) quy định về đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gồm có: - Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. - Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. - Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động. - Nhóm 5: Người làm công tác y tế. - Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó mỗi nhóm đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ có thời gian và nội dung huấn luyện khác nhau, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm. Tuy nhiên tất cả nội dung huấn luyện của các nhóm đối tượng này đều hướng đến mục đích mang lại hiệu quả sản xuất cho người lao động và doanh nghiệp. Bản thân người lao động được cập nhật, trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về an toàn, vệ sinh lao động; có khả năng nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn để phòng tránh;... Về phía người sử dụng lao động cung sẽ có những phương án sử dụng lao động hợp lý, xây dựng các biện pháp phòng ngừa tai nạn, giảm thiểu tối đa rủi ro; tăng năng suất lao động; tuân thủ đúng quy định pháp luật về lao động; nâng cao khả năng cạnh tranh với các daonh nghiệp khác.
Đối tượng tham gia tập huấn an toàn lao động?
Kính chào Luật sư Độ! Tôi có một câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp với. Tôi là giáo viên dạy lái xe, tôi đang nghiên cứu muốn cho người học lái xe học thêm chương trình an toàn lao động cho người lái xe theo Nghị Định 44/2016/NĐ-CP. Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp nếu là đối tượng người học lái xe thuộc đối tượng nào theo điều 7 của NĐ và nếu không thuộc thì người học lái xe theo quy định được học an toàn lao động không? và trường tôi nếu được dạy và cấp chứng chỉ an toàn cho người học thì dạy theo chương trình khung nào và được quy định cụ thể theo văn bản nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư
Những yêu cầu về bảo hộ lao động trong thi công công trình
Vừa rồi, tại Khu công nghiệp Giang Điền (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) xảy ra vụ sập tường khiến nhiều người thương vong. Thông qua sự việc lần này, mọi người cần biết những yêu cầu về bảo hộ lao động trong thi công công trình. Theo đó, An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình. Về máy móc, vật tư: - Các loại máy, thiết bị, vật tư phải được kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật An toàn, vệ sinh lao động. - Trường hợp phạm vi hoạt động của máy, thiết bị thi công vượt khỏi mặt bằng công trường hoặc do điều kiện thi công, thiết bị thi công phải đặt ở ngoài phạm vi công trường tạo ra vùng nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng thì nhà thầu thi công xây dựng phải lập và trình chủ đầu tư phê duyệt biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình lân cận, báo cáo cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi thi công công trình và phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư quy phải được Bộ Xây dựng cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Ngoài ra hướng dẫn tại QCVN 18: 2014/BXD về an toàn trong xây dựng thì có nhiều yếu tố, đơn cử như: Yêu cầu chung trong Công tác bốc xếp và vận chuyển - Khi vận chuyển vật liệu và sản phẩm hàng hóa phục vụ cho việc xây dựng, ngoài các yêu cầu của phần này còn phải tuân thủ nội quy công trường. - Tải trọng tối đa cho phép mỗi người lao động trên 18 tuổi khi bốc xếp, mang vác với quãng đường không quá 60 m như sau: nam 50 kg, nữ 30 kg. - Bãi bốc xếp hàng phải bằng phẳng; phải quy định tuyến đường cho người và các loại phương tiện bốc xếp đi lại thuận tiện và bảo đảm an toàn. - Trước khi bốc xếp - vận chuyển, phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích thước khối lượng và quãng đường vận chuyển để xác định và trang bị phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn cho người và hàng. Yêu cầu chung về Sử dụng dụng cụ, thiết bị cầm tay - Dụng cụ, thiết bị cầm tay phải an toàn và tiện lợi, các bộ phận chuyển động phải được che chắn tối đa, có cơ chế tắt ngay lập tức và không bị ngẫu nhiên bật trở lại, không làm việc quá tốc độ an toàn ghi trên dụng cụ và chỉ khởi động từ tốc độ nhỏ nhất. - Các dụng cụ, thiết bị có khối lượng 10 kg trở lên phải được trang bị cơ cấu để nâng, treo khi làm việc. - Các dụng cụ, thiết bị cầm tay dùng để đập, đục phải bảo đảm: + Đầu mũi không bị nứt nẻ, hoặc bất cứ một hư hỏng nào khác; + Cán không bị nứt, vỡ, không có cạnh sắc và phải có chiều dài thích hợp đảm bảo an toàn khi thao tác. - Dụng cụ, thiết bị cấp cho người lao động phải đồng bộ, kèm theo hướng dẫn sử dụng dễ hiểu và dễ thực hiện. Yêu cầu chung Về Giàn giáo, giá đỡ và thang - Tất cả các loại giàn giáo, giá đỡ phải được thiết kế, thi công, lắp dựng, nghiệm thu và bảo dưỡng đảm bảo an toàn. Chú ý những chỉ dẫn, quy định, yêu cầu kỹ thuật được ghi hoặc kèm theo chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất giàn giáo chuyên dùng. - Không được sử dụng giàn giáo, giá đỡ, thang không đúng chức năng sử dụng của chúng. Không được sử dụng giàn giáo, giá đỡ được lắp kết hợp từ các loại, dạng khác nhau hoặc sử dụng nhiều loại mà không có thiết kế riêng. - Không được chống giáo lên mặt phẳng nghiêng khi không có biện pháp kỹ thuật chống trượt cho thanh chống. Xem chi tiết tại QCVN 18: 2014/BXD