Quy định mới về yêu cầu chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay
Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Thông tư 42/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam và Thông tư 41/2020/TT-BGTVT (sửa đổi). (1) Thủ tục cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không Sửa đổi Điều 25 Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT thủ tục cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay - Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trên môi trường điện tử đến cho cơ quan cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm: + Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. + Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực. - Trong thời hạn tối đa 60 phút, kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ và người nộp hồ sơ đã thực hiện nghĩa vụ nộp phí theo quy định, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép, cơ quan thẩm định thực hiện cấp giấy phép và gửi trực tiếp cho người nộp hồ sơ; trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép, cơ quan thẩm định thông báo trực tiếp hoặc thông báo trên môi trường điện tử lý do cho người nộp hồ sơ.” (2) Quy định mới về điều kiện chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi đáp ứng các yêu cầu sau: - Hành khách có thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân) theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; đã kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học của hành khách) và chuyến bay. - Hành khách, hành lý đã được kiểm tra an ninh hàng không.” (3) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần đầu được đối chiếu qua bản điện tử Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 98 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần đầu, bao gồm: - Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản sao xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp hoặc nộp bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu hoặc nộp bản sao điện tử có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử) văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; - 01 ảnh màu chân dung (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) hoặc ảnh màu chân dung được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử) kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, đầu và vai thẳng để khuôn mặt chiếm từ 70% đến 80% ảnh, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ). Xem thêm Thông tư 42/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Kiểm soát an ninh hàng không gồm lực lượng nào? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như thế nào?
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không có chức năng thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tham mưu, quản lý, giám sát và trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo quy định Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không gồm - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không. (Điều 93 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT) Nhiệm vụ và quyền hạn của Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 92/2015/NĐ-CP, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền. - Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. - Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm. - Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối. - Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định. - Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ. - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam liên quan đến quản lý hàng không
Quyết định 651/QĐ-BGTVT 2023 ban hành bởi Bộ GTVT ngày 29/5/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam. Theo đó, một số nhiệm vụ chính mà Cục Hàng không Việt Nam sẽ thực hiện liên quan đến quản lý hàng không bao gồm: (1) Quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung - Xây dựng chính sách phát triển vận chuyển hàng không và hàng không chung; tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển thị trường vận chuyển hàng không. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; đề nghị Bộ GTVT hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; tổ chức đăng ký Điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không theo quy định. - Trình Bộ GTVT chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng. - Cấp, cấp lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại. - Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp. - Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền vận chuyển hàng không; phê duyệt các hợp đồng hợp tác liên quan đến quyền vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung; chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. (2) Quản lý tàu bay và khai thác tàu bay - Quản lý giao dịch bảo đảm đối với tàu bay theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị lắp trên tàu bay. (3) Quản lý hoạt động bay - Xây dựng phương án thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố đường hàng không; vùng trời sân bay; vùng trời cho hoạt động hàng không chung. - Thẩm định đề án thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; hướng dẫn, chỉ đạo việc thiết lập cơ sở, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công tác cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. - Quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay, vùng trời, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý; cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay hàng không dân dụng và ban hành, phối hợp ban hành phương thức bay theo quy định. - Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố, phân công khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; công bố hoặc thông báo khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm, khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa từ tàu bay. - Phối hợp với cơ quan khác trong việc tổ chức, sử dụng vùng trời, thiết lập, công bố, quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng. - Phối hợp quân sự, quản lý hoạt động bay đặc biệt, tìm kiếm cứu nạn, quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định. (4) An toàn hàng không - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình an toàn hàng không quốc gia, chương trình an toàn đường cất hạ cánh; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Tổ chức cung cấp dịch vụ đọc, kiểm tra và phân tích tham số bay, thiết bị ghi âm buồng lái của tàu bay cho người khai thác tàu bay. - Tổ chức kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên phương tiện vận tải đường hàng không; thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động trên phương tiện vận tải đường hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (5) An ninh hàng không - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình đào tạo huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; - Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không; - Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan khác trong việc đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không để tính toán mức độ rủi ro đối với hoạt động hàng không dân dụng; phòng ngừa và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; duy trì trật tự kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; - Thẩm định thiết kế đối với kết cấu hạ tầng hàng không về các yêu cầu, tiêu chuẩn an ninh hàng không; - Quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không đối với các đối tượng vi phạm pháp luật theo quy định; - Quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường theo quy định. Xem thêm Quyết định 651/QĐ-BGTVT 2023 có hiệu lực ngày 29/5/2023.
Nghị định 75/2013/NĐ-CP: “Gây rối” giữa lý luận và thực tiễn?
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2013/NĐ-CP về việc điều chỉnh hiệu lực của Nghị định 27/2011/NĐ-CP. Theo đó, Quy định về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không sẽ dời hiệu lực về 15/4/2014. Tuy nhiên, Nghị định 27 đã có hiệu lực từ 01/6/2011 còn Nghị định 75 thì mãi đến 01/9/2013 mới có hiệu lực. Vậy Nghị định 27 sẽ tạm ngừng hiệu lực ngay thời điểm Nghị định 75 ra đời hay phải chờ tới ngày 01/9/2013 nó mới ngừng hiệu lực? Rõ ràng, ở góc nhìn lý luận thì Nghị định 27 vẫn còn hiệu lực cho đến 31/8/2013, 01/9/2013 – 14/4/2014 nó tạm thời ngừng hiệu lực, 15/4/2014 sẽ bắt đầu có hiệu lực lại. Tuy nhiên, ở góc nhìn thực tiễn thì khó lòng hiểu được. Đáng lẽ ra, Nghị định 75 nên quy định: “Tạm thời ngừng hiệu lực Nghị định 27 từ ngày … đến ngày 14/4/2014” thì sẽ phù hợp hơn.
Quy định mới về yêu cầu chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay
Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Thông tư 42/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam và Thông tư 41/2020/TT-BGTVT (sửa đổi). (1) Thủ tục cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không Sửa đổi Điều 25 Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT thủ tục cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay - Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trên môi trường điện tử đến cho cơ quan cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm: + Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. + Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực. - Trong thời hạn tối đa 60 phút, kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ và người nộp hồ sơ đã thực hiện nghĩa vụ nộp phí theo quy định, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép, cơ quan thẩm định thực hiện cấp giấy phép và gửi trực tiếp cho người nộp hồ sơ; trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép, cơ quan thẩm định thông báo trực tiếp hoặc thông báo trên môi trường điện tử lý do cho người nộp hồ sơ.” (2) Quy định mới về điều kiện chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi đáp ứng các yêu cầu sau: - Hành khách có thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân) theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; đã kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học của hành khách) và chuyến bay. - Hành khách, hành lý đã được kiểm tra an ninh hàng không.” (3) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần đầu được đối chiếu qua bản điện tử Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 98 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần đầu, bao gồm: - Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản sao xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp hoặc nộp bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu hoặc nộp bản sao điện tử có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử) văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; - 01 ảnh màu chân dung (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) hoặc ảnh màu chân dung được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử) kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, đầu và vai thẳng để khuôn mặt chiếm từ 70% đến 80% ảnh, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ). Xem thêm Thông tư 42/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Kiểm soát an ninh hàng không gồm lực lượng nào? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như thế nào?
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không có chức năng thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tham mưu, quản lý, giám sát và trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo quy định Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không gồm - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không. (Điều 93 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT) Nhiệm vụ và quyền hạn của Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 92/2015/NĐ-CP, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền. - Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. - Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm. - Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối. - Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định. - Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ. - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam liên quan đến quản lý hàng không
Quyết định 651/QĐ-BGTVT 2023 ban hành bởi Bộ GTVT ngày 29/5/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam. Theo đó, một số nhiệm vụ chính mà Cục Hàng không Việt Nam sẽ thực hiện liên quan đến quản lý hàng không bao gồm: (1) Quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung - Xây dựng chính sách phát triển vận chuyển hàng không và hàng không chung; tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển thị trường vận chuyển hàng không. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; đề nghị Bộ GTVT hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; tổ chức đăng ký Điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không theo quy định. - Trình Bộ GTVT chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng. - Cấp, cấp lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại. - Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp. - Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền vận chuyển hàng không; phê duyệt các hợp đồng hợp tác liên quan đến quyền vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung; chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. (2) Quản lý tàu bay và khai thác tàu bay - Quản lý giao dịch bảo đảm đối với tàu bay theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị lắp trên tàu bay. (3) Quản lý hoạt động bay - Xây dựng phương án thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố đường hàng không; vùng trời sân bay; vùng trời cho hoạt động hàng không chung. - Thẩm định đề án thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; hướng dẫn, chỉ đạo việc thiết lập cơ sở, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công tác cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. - Quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay, vùng trời, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý; cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay hàng không dân dụng và ban hành, phối hợp ban hành phương thức bay theo quy định. - Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố, phân công khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; công bố hoặc thông báo khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm, khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa từ tàu bay. - Phối hợp với cơ quan khác trong việc tổ chức, sử dụng vùng trời, thiết lập, công bố, quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng. - Phối hợp quân sự, quản lý hoạt động bay đặc biệt, tìm kiếm cứu nạn, quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định. (4) An toàn hàng không - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình an toàn hàng không quốc gia, chương trình an toàn đường cất hạ cánh; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Tổ chức cung cấp dịch vụ đọc, kiểm tra và phân tích tham số bay, thiết bị ghi âm buồng lái của tàu bay cho người khai thác tàu bay. - Tổ chức kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên phương tiện vận tải đường hàng không; thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động trên phương tiện vận tải đường hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (5) An ninh hàng không - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình đào tạo huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; - Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không; - Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan khác trong việc đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không để tính toán mức độ rủi ro đối với hoạt động hàng không dân dụng; phòng ngừa và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; duy trì trật tự kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; - Thẩm định thiết kế đối với kết cấu hạ tầng hàng không về các yêu cầu, tiêu chuẩn an ninh hàng không; - Quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không đối với các đối tượng vi phạm pháp luật theo quy định; - Quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường theo quy định. Xem thêm Quyết định 651/QĐ-BGTVT 2023 có hiệu lực ngày 29/5/2023.
Nghị định 75/2013/NĐ-CP: “Gây rối” giữa lý luận và thực tiễn?
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2013/NĐ-CP về việc điều chỉnh hiệu lực của Nghị định 27/2011/NĐ-CP. Theo đó, Quy định về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không sẽ dời hiệu lực về 15/4/2014. Tuy nhiên, Nghị định 27 đã có hiệu lực từ 01/6/2011 còn Nghị định 75 thì mãi đến 01/9/2013 mới có hiệu lực. Vậy Nghị định 27 sẽ tạm ngừng hiệu lực ngay thời điểm Nghị định 75 ra đời hay phải chờ tới ngày 01/9/2013 nó mới ngừng hiệu lực? Rõ ràng, ở góc nhìn lý luận thì Nghị định 27 vẫn còn hiệu lực cho đến 31/8/2013, 01/9/2013 – 14/4/2014 nó tạm thời ngừng hiệu lực, 15/4/2014 sẽ bắt đầu có hiệu lực lại. Tuy nhiên, ở góc nhìn thực tiễn thì khó lòng hiểu được. Đáng lẽ ra, Nghị định 75 nên quy định: “Tạm thời ngừng hiệu lực Nghị định 27 từ ngày … đến ngày 14/4/2014” thì sẽ phù hợp hơn.