Ai có quyền nhờ luật sư bào chữa?
Hiện nay, trong vụ án hình sự việc bào chữa thông qua sự trợ giúp của Luật sư bào chữa là hình thức diễn ra rất phổ biến. Sự tham gia của Luật sư bào chữa sẽ giúp quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội được bảo vệ qua những cách thức như: tư vấn, hướng dẫn, chuẩn bị cho họ kiến thức pháp luật để tham gia tố tụng. Vậy, theo quy định hiện hành, những ai có quyền nhờ luật sư bào chữa? Tại điểm a khoản 2 Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục đăng ký bào chữa như sau: “Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;” Vơi nội dung quy định trên, có 02 nhóm người có quyền nhờ Luật sư bào chữa, gồm: (1) người bị buộc tội và (2) người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 27 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, luật sư xuất trình các giấy tờ sau đây: “Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người khác hoặc văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân trong trường hợp tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý”. Quy định này của Luật luật sư cho thấy có 02 nhóm người được nhờ Luật sư bào chữa là: (1) người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và (2) người khác. Như vậy, qua việc phân tích các căn cứ trên, chúng ta thấy rằng đã có sự khác biệt trong quy định pháp luật này về người có quyền yêu cầu bào chữa tại Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015: + Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015, ngoài người bị buộc tội thì chỉ có người có quan hệ thân thích hay người đại diện cho người bị buộc tội mới có quyền yêu cầu Luật sư bào chữa. + Trong khi đó, quy định của Luật Luật sư lại mở rộng phạm vi người được nhờ Luật sư bào chữa cho người bị buộc tội hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, Luật luật sư quy định “người khác“ cũng có quyền yêu cầu Luật sư bào chữa. Vậy câu hỏi đặt ra là “người khác“ gồm những ai? Đây là điểm chưa rõ ràng của luật bởi đến hiện nay vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn về vấn đề này. Xong, nếu hiểu theo câu chữ của điều luật thì “người khác” trong Luật luật sư có thể hiểu là bất cứ ai (có thể là: gia đình, người thân, bạn bè của người bị buộc tội).
Ai có quyền nhờ luật sư bào chữa?
Hiện nay, trong vụ án hình sự việc bào chữa thông qua sự trợ giúp của Luật sư bào chữa là hình thức diễn ra rất phổ biến. Sự tham gia của Luật sư bào chữa sẽ giúp quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội được bảo vệ qua những cách thức như: tư vấn, hướng dẫn, chuẩn bị cho họ kiến thức pháp luật để tham gia tố tụng. Vậy, theo quy định hiện hành, những ai có quyền nhờ luật sư bào chữa? Tại điểm a khoản 2 Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục đăng ký bào chữa như sau: “Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;” Vơi nội dung quy định trên, có 02 nhóm người có quyền nhờ Luật sư bào chữa, gồm: (1) người bị buộc tội và (2) người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 27 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, luật sư xuất trình các giấy tờ sau đây: “Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người khác hoặc văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân trong trường hợp tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý”. Quy định này của Luật luật sư cho thấy có 02 nhóm người được nhờ Luật sư bào chữa là: (1) người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và (2) người khác. Như vậy, qua việc phân tích các căn cứ trên, chúng ta thấy rằng đã có sự khác biệt trong quy định pháp luật này về người có quyền yêu cầu bào chữa tại Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015: + Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015, ngoài người bị buộc tội thì chỉ có người có quan hệ thân thích hay người đại diện cho người bị buộc tội mới có quyền yêu cầu Luật sư bào chữa. + Trong khi đó, quy định của Luật Luật sư lại mở rộng phạm vi người được nhờ Luật sư bào chữa cho người bị buộc tội hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, Luật luật sư quy định “người khác“ cũng có quyền yêu cầu Luật sư bào chữa. Vậy câu hỏi đặt ra là “người khác“ gồm những ai? Đây là điểm chưa rõ ràng của luật bởi đến hiện nay vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn về vấn đề này. Xong, nếu hiểu theo câu chữ của điều luật thì “người khác” trong Luật luật sư có thể hiểu là bất cứ ai (có thể là: gia đình, người thân, bạn bè của người bị buộc tội).