Giấy phép lái xe ô tô hết hạn thì được đổi lại không hay phải thi lại?
Giấy phép lái xe ô tô là loại giấy có thời hạn. Vậy nếu hết hạn thì người lái xe có được đổi lại không phải thi lại không, hay chỉ cần làm thủ tục đổi lại là được? Giấy phép lái xe ô tô có thời hạn trong bao lâu? Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, cụ thể như sau: - Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. - Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. - Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. - Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. - Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe. Như vậy, Giấy phép lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F đều là các loại giấy phép lái xe có thời hạn, có thể là 5 năm, 10 năm tuỳ loại xe. Giấy phép lái xe ô tô hết hạn thì được đổi lại không hay phải thi lại? Theo khoản 2 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định: Người có giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe. Theo đó, người có giấy phép lái xe sắp hết thời hạn thì được đổi giấy phép lái xe. Các trường hợp quá hạn đổi sẽ xử lý theo Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT như sau: - Quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe. - Quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết theo quy định. - Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định, thực hành lái xe trong hình và trên đường. Như vậy, trước khi hết hạn giấy phép lái xe ô tô thì người có giấy phép lái xe sẽ phải đi đổi nếu như muốn tiếp tục sử dụng mà không phải thi lại. Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng sẽ được cấp lại, từ 3 tháng - 1 năm phải thi lại lý thuyết và từ 1 năm trở lên phải thi lại cả lý thuyết và thực hành. Sử dụng giấy phép lái xe ô tô hết hạn sẽ bị xử lý như thế nào? Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên. Như vậy, nếu giấy phép lái xe hết hạn mà vẫn sử dụng giấy phép đó tham gia giao thông thì sẽ bị phạt từ 5 - 12 triệu đồng tuỳ theo thời gian quá thời hạn.
Thời gian thử việc quá 3 tháng, doanh nghiệp có thể bị xử phạt?
Thời gian thử việc chính là điều cần thiết để xem xét người lao động có phù hợp với các yêu cầu của công ty hay không? Tuy nhiên, mức thử việc bao lâu là phù hợp? Doanh nghiệp có quyền yêu cầu thử việc quá 3 tháng không? Nếu không thì bị xử phạt như nào? 1. Thử việc theo quy định của pháp luật. Thử việc là khoảng thời gian đầu của một công việc mới đối với người lao động. Giai đoạn này chủ yếu người lao động được đào tạo, học hỏi, và chưa được áp dụng đủ quyền lợi nếu so với nhân viên chính thức. Căn cứ Điều 24, bộ luật lao động 2019, quy định các vấn đề thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của bộ luật lao động 2019. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. 2. Thời gian thử việc tại các doanh nghiệp có được quá 3 tháng? Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, quy định về thời gian thử việc như sau: Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. Như vậy, thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và phải bảo đảm thời gian thử việc không quá số ngày theo quy định trên. Ví dụ trong trường hợp người lao động thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên mà phía doanh nghiệp lại yêu cầu thử việc 3 tháng thì hành vi này là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. 3. Xử phạt doanh nghiệp nếu sai quy định về thời gian thử việc Căn cứ Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định thử việc như sau: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: + Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng; + Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: + Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc; + Thử việc quá thời gian quy định; + Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó; + Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau: - Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định 12/2022/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân Còn mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Căn cứ các quy định trên, nếu doanh nghiệp vi phạm thời gian thử việc đối với người lao động, có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng - 10.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thanh toán khoản tiền lương đã thỏa thuận trong thời gian thử việc cho người lao động. Tham khảo: Nếu trong trường hợp doanh nghiệp không vi phạm hợp đồng thử việc và người lao động hoàn thành được các yêu cầu như đã thỏa thuận, căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. + Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. + Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc. - Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Như vậy, doanh nghiệp cần phải đảm bảo đúng những quy định của pháp luật, nếu quy định các công việc không phải của người quản lý mà thời gian thử việc quá 60 ngày thì phía doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đồng - 10.000.000 đồng.
Sau 3 tháng không lấy bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?
Trong nhiều trường hợp, người lao động bị mất cơ hội nhận được hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp do không nộp hồ sơ theo đúng quy định. Vậy Sau 3 tháng không lấy bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không? Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ của bảo hiểm xã hội. Đây là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất việc làm và hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm công việc mới trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: - Trợ cấp thất nghiệp; - Hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm; - Hỗ trợ học nghề; bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp để duy trì việc làm cho người lao động. Điều kiện hường bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm Theo nội dung tại Điều 49 Luật Việc làm 2013: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau đây: - Người lao động chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: + NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật; + Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; - Người lao động đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 43 của Luật này; người lao động đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 của Luật này; - Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật này; - Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: + NLĐ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; + NLĐ đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; + NLĐ đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + NLĐ đang bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; + NLĐ ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; + NLĐ bị Chết Sau 3 tháng không lấy bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không? Theo nội dung Điều 46 Luật Việc làm 2013 về hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) quy định: - Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý Nhà nước về việc làm thành lập. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng TCTN; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ TCTN thì phải trả lời bằng văn bản cho NLĐ. - Tổ chức BHXH thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng TCTN”. Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu NLĐ nghỉ việc và chấm dứt HĐLĐ, trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc, NLĐ không nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp lên cơ quan BHXH sẽ không được hưởng chế độ của bảo hiểm thất nghiệp do đã vi phạm thời gian nộp hồ sơ, trừ một số trường hợp bất khả kháng có hướng dẫn khác từ cơ quan có thẩm quyền. Nói cách khác, nếu quá 3 tháng nghỉ việc mà người lao động chưa nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp lên cơ quan BHXH thì sẽ không được hưởng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp
Giấy phép lái xe ô tô hết hạn thì được đổi lại không hay phải thi lại?
Giấy phép lái xe ô tô là loại giấy có thời hạn. Vậy nếu hết hạn thì người lái xe có được đổi lại không phải thi lại không, hay chỉ cần làm thủ tục đổi lại là được? Giấy phép lái xe ô tô có thời hạn trong bao lâu? Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, cụ thể như sau: - Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. - Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. - Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. - Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. - Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe. Như vậy, Giấy phép lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F đều là các loại giấy phép lái xe có thời hạn, có thể là 5 năm, 10 năm tuỳ loại xe. Giấy phép lái xe ô tô hết hạn thì được đổi lại không hay phải thi lại? Theo khoản 2 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định: Người có giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe. Theo đó, người có giấy phép lái xe sắp hết thời hạn thì được đổi giấy phép lái xe. Các trường hợp quá hạn đổi sẽ xử lý theo Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT như sau: - Quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe. - Quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết theo quy định. - Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định, thực hành lái xe trong hình và trên đường. Như vậy, trước khi hết hạn giấy phép lái xe ô tô thì người có giấy phép lái xe sẽ phải đi đổi nếu như muốn tiếp tục sử dụng mà không phải thi lại. Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng sẽ được cấp lại, từ 3 tháng - 1 năm phải thi lại lý thuyết và từ 1 năm trở lên phải thi lại cả lý thuyết và thực hành. Sử dụng giấy phép lái xe ô tô hết hạn sẽ bị xử lý như thế nào? Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên. Như vậy, nếu giấy phép lái xe hết hạn mà vẫn sử dụng giấy phép đó tham gia giao thông thì sẽ bị phạt từ 5 - 12 triệu đồng tuỳ theo thời gian quá thời hạn.
Thời gian thử việc quá 3 tháng, doanh nghiệp có thể bị xử phạt?
Thời gian thử việc chính là điều cần thiết để xem xét người lao động có phù hợp với các yêu cầu của công ty hay không? Tuy nhiên, mức thử việc bao lâu là phù hợp? Doanh nghiệp có quyền yêu cầu thử việc quá 3 tháng không? Nếu không thì bị xử phạt như nào? 1. Thử việc theo quy định của pháp luật. Thử việc là khoảng thời gian đầu của một công việc mới đối với người lao động. Giai đoạn này chủ yếu người lao động được đào tạo, học hỏi, và chưa được áp dụng đủ quyền lợi nếu so với nhân viên chính thức. Căn cứ Điều 24, bộ luật lao động 2019, quy định các vấn đề thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của bộ luật lao động 2019. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. 2. Thời gian thử việc tại các doanh nghiệp có được quá 3 tháng? Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, quy định về thời gian thử việc như sau: Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. Như vậy, thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và phải bảo đảm thời gian thử việc không quá số ngày theo quy định trên. Ví dụ trong trường hợp người lao động thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên mà phía doanh nghiệp lại yêu cầu thử việc 3 tháng thì hành vi này là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. 3. Xử phạt doanh nghiệp nếu sai quy định về thời gian thử việc Căn cứ Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định thử việc như sau: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: + Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng; + Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: + Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc; + Thử việc quá thời gian quy định; + Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó; + Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau: - Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định 12/2022/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân Còn mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Căn cứ các quy định trên, nếu doanh nghiệp vi phạm thời gian thử việc đối với người lao động, có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng - 10.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thanh toán khoản tiền lương đã thỏa thuận trong thời gian thử việc cho người lao động. Tham khảo: Nếu trong trường hợp doanh nghiệp không vi phạm hợp đồng thử việc và người lao động hoàn thành được các yêu cầu như đã thỏa thuận, căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. + Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. + Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc. - Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Như vậy, doanh nghiệp cần phải đảm bảo đúng những quy định của pháp luật, nếu quy định các công việc không phải của người quản lý mà thời gian thử việc quá 60 ngày thì phía doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đồng - 10.000.000 đồng.
Sau 3 tháng không lấy bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?
Trong nhiều trường hợp, người lao động bị mất cơ hội nhận được hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp do không nộp hồ sơ theo đúng quy định. Vậy Sau 3 tháng không lấy bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không? Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ của bảo hiểm xã hội. Đây là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất việc làm và hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm công việc mới trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: - Trợ cấp thất nghiệp; - Hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm; - Hỗ trợ học nghề; bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp để duy trì việc làm cho người lao động. Điều kiện hường bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm Theo nội dung tại Điều 49 Luật Việc làm 2013: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau đây: - Người lao động chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: + NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật; + Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; - Người lao động đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 43 của Luật này; người lao động đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 của Luật này; - Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật này; - Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: + NLĐ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; + NLĐ đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; + NLĐ đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + NLĐ đang bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; + NLĐ ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; + NLĐ bị Chết Sau 3 tháng không lấy bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không? Theo nội dung Điều 46 Luật Việc làm 2013 về hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) quy định: - Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý Nhà nước về việc làm thành lập. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng TCTN; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ TCTN thì phải trả lời bằng văn bản cho NLĐ. - Tổ chức BHXH thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng TCTN”. Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu NLĐ nghỉ việc và chấm dứt HĐLĐ, trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc, NLĐ không nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp lên cơ quan BHXH sẽ không được hưởng chế độ của bảo hiểm thất nghiệp do đã vi phạm thời gian nộp hồ sơ, trừ một số trường hợp bất khả kháng có hướng dẫn khác từ cơ quan có thẩm quyền. Nói cách khác, nếu quá 3 tháng nghỉ việc mà người lao động chưa nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp lên cơ quan BHXH thì sẽ không được hưởng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp