Nghị Phước: Sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng và không thể thay thế
Bài phỏng vấn ông Hoàng Hữu Phước do Đào Tuấn thực hiện Bản dự thảo Hiến pháp công bố ngày hôm qua dành được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận. ĐBQH Hoàng Hữu Phước cho rằng: “Có những vấn đề thuộc về nền tảng. Chẳng hạn như sửa một căn nhà, có sửa chữa, cải tạo cách mấy thì vẫn phải giữ lại cái móng”. Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi đã được công bố sau khi tiếp thu 26 triệu ý kiến và 3 lần chỉnh sửa. Ông nhìn nhận thế nào về sự tham gia của người dân qua con số 26 triệu ý kiến? Trước hết là nói về số lượng. Con số 26 triệu ý kiến đang cho thấy sự quan tâm một cách tích cực trong tư duy của người dân. Những ý kiến này đã được những người có trách nhiệm của QH tiếp thu và cập nhật rất thường xuyên. Những tài liệu kèm theo dự thảo mà các ĐBQH nhận được là rất dày. Những ý kiến đóng góp người mà dân hợp lý hợp tình đều được đưa vào và phân nhóm các ý kiến, cho thấy hoạt động đóng góp cho Dự thảo Hiến pháp là rất sôi động. Những điểm mới cũng được truyền thông đại chúng liên tục cập nhật. Tôi cho rằng đây là một sinh hoạt chính trị rất lớn, vừa mang tính chất phổ biến, vừa mang tính chất ghi nhận và mọi người đều quan tâm. Xin hỏi một câu mang tính chất cá nhân: Gia đình ông có nhận được bản dự thảo hiến pháp? Và việc đóng góp ý kiến của gia đình như thế nào? Khi nhận được bản dự thảo, tôi nói với bà xã: Em ơi, tờ góp ý là dành cho em đấy. Tức là mình nói đùa với bà xã, tài liệu là đọc chung, còn tờ góp ý để bà xã góp ý. Mình là ĐBQH, mình nhận tài liệu, họp hành, tranh luận và đóng góp ý kiến. Còn tờ của gia đình thì nhường cho bà xã góp ý kiến và ký tên vào đó. Nhà tôi khi đóng góp có sự vui vẻ. Vui vẻ ở đây không có nghĩa là cười toe toét, mà vui vẻ đối với một hoạt động, một sinh hoạt. Nhận được một cuốn dày như thế mà đọc từ đầu đến cuối thì chắc là bất khả. Bà xã tôi không đọc từ đầu đến cuối, mà chỉ đọc những chương quan trọng mà báo chí nói nhi��u tới. Ví dụ như về thể chế. Câu đầu tiên mà bà xã mình viết là “Cơ bản nhất trí”. Dưới thì gạch thêm một hai cái đầu dòng nữa. Đặc biệt là ủng hộ việc giữ nguyên thể chế chính trị. Trình độ chị nhà như thế nào và những quy định trong bản dự thảo Hiến pháp có quá khó hiểu không, thưa ông? Tôi với bà xã học chung đại học, sau đó cùng làm giáo viên tiếng Anh ở Cao đẳng sư phạm Thành phố, cho nên cứ cho rằng bà xã đọc tài liệu đó cũng có sự dễ dàng. 26 triệu ý kiến đóng góp là từ những đối tượng rất khác nhau. Với tư cách ĐBQH nghiên cứu về Hiến pháp, ông thấy bản dự thảo phát tới các hộ gia đình có hơi khô, hơi quá khó cho việc đóng góp? Mình tin đối với một số người dân đọc tài liệu này là sẽ khó. Không dám nói là trình độ học vấn của những người dưới quê là không cao, nhưng những vấn đề người ta quan tâm trong cuộc sống hàng ngày từ nhỏ tới lớn, khi cầm một cuốn tài liệu như thế, để tự thân vận động mà đọc thì chắc sẽ khó khăn. Nếu địa phương, chính quyền cơ sở mà tổ chức được những buổi sinh hoạt, học tập thì sẽ giúp người dân được nhiều hơn. Mình tin là với đợt sinh hoạt chính trị lớn và quan trọng thế này thì chính quyền địa phương, cơ sở ở dưới quê chắc là có hướng dẫn người dân. Sau khi bản dự thảo Hiến pháp được công bố sáng qua, với những vấn đề cơ bản nhất được giữ nguyên, nhiều cử tri và nhân dân băn khoăn, chưa hiểu là dự thảo lần này có khác gì so với bản trước đây? Có khác gì so với hiến pháp hiện hành? Có những vấn đề thuộc về nền tảng. Chẳng hạn như sửa một căn nhà, có sửa chữa, cải tạo cách mấy thì vẫn phải giữ lại cái móng. Tôi cho rằng những vấn đề cơ bản như sự lãnh đạo của Đảng chẳng hạn, chính là những vấn đề nền tảng và không thể thay thế. Còn đối với những vấn đề đã và đang gây ra những bức xúc lớn về trật tự xã hội, quản lý đất đai hay giám sát ngân sách…tức là những vấn đề mà người dân cũng rất quan tâm thì hiến pháp lần này sẽ tạo ra thay đổi trong việc phát triển kinh tế. Còn những cái kia thì là những điều căn cơ, căn bản không thay đổi được. Quan điểm của ông với tư cách là một nhà lập pháp về vấn đề sở hữu đất đai cũng như việc đưa những quy định như thu hồi đất hoặc không thu hồi đất vào một đạo luật gốc? Thời đại bây giờ có những phát sinh mà 30-40 năm trước không ai nghĩ tới. Chẳng hạn vấn đề kinh tế thị trường, sở hữu…Đây là những vấn đề cần được minh định, nếu không, nó sẽ gây ra những vấn đề khác. Người ta nói Hiến pháp là một đạo luật gốc, cần phải ngắn gọn. Nhưng tôi cho rằng mà thời thế đã khác, nếu như có những chi tiết trong hiến pháp thì càng tốt chứ không phải như một số ý kiến cho rằng Hiến pháp cứ phải ngắn gọn thôi, còn những quy định cụ thể thì đưa vào luật Đất đai. Tôi thì rất thoáng ở chỗ là dù Hiến pháp ghi văn tắt hay chi tiết thì cũng không sao cả.
Nghị Phước: Sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng và không thể thay thế
Bài phỏng vấn ông Hoàng Hữu Phước do Đào Tuấn thực hiện Bản dự thảo Hiến pháp công bố ngày hôm qua dành được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận. ĐBQH Hoàng Hữu Phước cho rằng: “Có những vấn đề thuộc về nền tảng. Chẳng hạn như sửa một căn nhà, có sửa chữa, cải tạo cách mấy thì vẫn phải giữ lại cái móng”. Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi đã được công bố sau khi tiếp thu 26 triệu ý kiến và 3 lần chỉnh sửa. Ông nhìn nhận thế nào về sự tham gia của người dân qua con số 26 triệu ý kiến? Trước hết là nói về số lượng. Con số 26 triệu ý kiến đang cho thấy sự quan tâm một cách tích cực trong tư duy của người dân. Những ý kiến này đã được những người có trách nhiệm của QH tiếp thu và cập nhật rất thường xuyên. Những tài liệu kèm theo dự thảo mà các ĐBQH nhận được là rất dày. Những ý kiến đóng góp người mà dân hợp lý hợp tình đều được đưa vào và phân nhóm các ý kiến, cho thấy hoạt động đóng góp cho Dự thảo Hiến pháp là rất sôi động. Những điểm mới cũng được truyền thông đại chúng liên tục cập nhật. Tôi cho rằng đây là một sinh hoạt chính trị rất lớn, vừa mang tính chất phổ biến, vừa mang tính chất ghi nhận và mọi người đều quan tâm. Xin hỏi một câu mang tính chất cá nhân: Gia đình ông có nhận được bản dự thảo hiến pháp? Và việc đóng góp ý kiến của gia đình như thế nào? Khi nhận được bản dự thảo, tôi nói với bà xã: Em ơi, tờ góp ý là dành cho em đấy. Tức là mình nói đùa với bà xã, tài liệu là đọc chung, còn tờ góp ý để bà xã góp ý. Mình là ĐBQH, mình nhận tài liệu, họp hành, tranh luận và đóng góp ý kiến. Còn tờ của gia đình thì nhường cho bà xã góp ý kiến và ký tên vào đó. Nhà tôi khi đóng góp có sự vui vẻ. Vui vẻ ở đây không có nghĩa là cười toe toét, mà vui vẻ đối với một hoạt động, một sinh hoạt. Nhận được một cuốn dày như thế mà đọc từ đầu đến cuối thì chắc là bất khả. Bà xã tôi không đọc từ đầu đến cuối, mà chỉ đọc những chương quan trọng mà báo chí nói nhi��u tới. Ví dụ như về thể chế. Câu đầu tiên mà bà xã mình viết là “Cơ bản nhất trí”. Dưới thì gạch thêm một hai cái đầu dòng nữa. Đặc biệt là ủng hộ việc giữ nguyên thể chế chính trị. Trình độ chị nhà như thế nào và những quy định trong bản dự thảo Hiến pháp có quá khó hiểu không, thưa ông? Tôi với bà xã học chung đại học, sau đó cùng làm giáo viên tiếng Anh ở Cao đẳng sư phạm Thành phố, cho nên cứ cho rằng bà xã đọc tài liệu đó cũng có sự dễ dàng. 26 triệu ý kiến đóng góp là từ những đối tượng rất khác nhau. Với tư cách ĐBQH nghiên cứu về Hiến pháp, ông thấy bản dự thảo phát tới các hộ gia đình có hơi khô, hơi quá khó cho việc đóng góp? Mình tin đối với một số người dân đọc tài liệu này là sẽ khó. Không dám nói là trình độ học vấn của những người dưới quê là không cao, nhưng những vấn đề người ta quan tâm trong cuộc sống hàng ngày từ nhỏ tới lớn, khi cầm một cuốn tài liệu như thế, để tự thân vận động mà đọc thì chắc sẽ khó khăn. Nếu địa phương, chính quyền cơ sở mà tổ chức được những buổi sinh hoạt, học tập thì sẽ giúp người dân được nhiều hơn. Mình tin là với đợt sinh hoạt chính trị lớn và quan trọng thế này thì chính quyền địa phương, cơ sở ở dưới quê chắc là có hướng dẫn người dân. Sau khi bản dự thảo Hiến pháp được công bố sáng qua, với những vấn đề cơ bản nhất được giữ nguyên, nhiều cử tri và nhân dân băn khoăn, chưa hiểu là dự thảo lần này có khác gì so với bản trước đây? Có khác gì so với hiến pháp hiện hành? Có những vấn đề thuộc về nền tảng. Chẳng hạn như sửa một căn nhà, có sửa chữa, cải tạo cách mấy thì vẫn phải giữ lại cái móng. Tôi cho rằng những vấn đề cơ bản như sự lãnh đạo của Đảng chẳng hạn, chính là những vấn đề nền tảng và không thể thay thế. Còn đối với những vấn đề đã và đang gây ra những bức xúc lớn về trật tự xã hội, quản lý đất đai hay giám sát ngân sách…tức là những vấn đề mà người dân cũng rất quan tâm thì hiến pháp lần này sẽ tạo ra thay đổi trong việc phát triển kinh tế. Còn những cái kia thì là những điều căn cơ, căn bản không thay đổi được. Quan điểm của ông với tư cách là một nhà lập pháp về vấn đề sở hữu đất đai cũng như việc đưa những quy định như thu hồi đất hoặc không thu hồi đất vào một đạo luật gốc? Thời đại bây giờ có những phát sinh mà 30-40 năm trước không ai nghĩ tới. Chẳng hạn vấn đề kinh tế thị trường, sở hữu…Đây là những vấn đề cần được minh định, nếu không, nó sẽ gây ra những vấn đề khác. Người ta nói Hiến pháp là một đạo luật gốc, cần phải ngắn gọn. Nhưng tôi cho rằng mà thời thế đã khác, nếu như có những chi tiết trong hiến pháp thì càng tốt chứ không phải như một số ý kiến cho rằng Hiến pháp cứ phải ngắn gọn thôi, còn những quy định cụ thể thì đưa vào luật Đất đai. Tôi thì rất thoáng ở chỗ là dù Hiến pháp ghi văn tắt hay chi tiết thì cũng không sao cả.