DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tác động của CPTPP đến pháp luật Việt Nam - P1: Tự do nghiệp đoàn

Tác động của CPTPP đến pháp luật Việt Nam - P1: Tự do nghiệp đoàn

Xin chào các mem cũ và mới của diễn đàn Dân luật. Cũng lâu rồi mình mới “đặt phím” gõ đôi dòng lên diễn đàn, bỗng thấy bồi hồi xao xuyến :3.

Nay, nhân dịp Quốc hội chính thức ấn nút thông qua Hiệp định CPTTP, một dấu mốc có thể xem là trọng đại đối với nền kinh tế, cũng như nền Tư pháp Việt Nam. Dưới góc nhìn của một “dân luật”, mình xin chia sẻ đôi điều về Hiệp định này (về cơ bản là nội dung của Hiệp định TPP trước đây), mình sẽ chia thành nhiều chủ đề thành nhiều bài viết khác nhau để các bạn tiện theo dõi, thảo luận. Ngày hôm nay, mình xin đề cập đến pháp luật Lao động Việt Nam. Cụ thể là những tác động của Hiệp định CPTPP đến pháp luật lao động của nước nhà.

Chắc không cần phải nhắc lại TPP là gì, CPTPP là gì nữa vì những thông tin này các bạn hầu hết cũng đã biết rồi. Mình xin đi thẳng vào vấn đề.

1. Lần đầu tiên người lao động tại Việt Nam được quyền “tự do nghiệp đoàn”

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật lao động 2012, thì vai trò của tổ chức Công đoàn được quy định như sau:

Điều 188. Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.

3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.

Luật quy định là như vậy, nhưng thực tế có được áp dụng một cách thật sự lý tưởng như Luật hay không? Có thể nhận xét của mình là rất chủ quan và phiến diện, nhưng thực tế những gì mình trải qua, những gì mình nhận biết trong quá trình làm việc, tiếp xúc bạn bè, anh chị em… thì thật sự tổ chức công đoàn, đặc biệt là Công đoàn cơ sở ở Việt Nam gần như là chỉ để “cho có”. Bởi một thực tế ai cũng biết rằng, tổ chức Công đoàn như một hình nhân “một cổ, hai tròng”. Với tư cách là tổ chức đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhưng chính những người tham gia Công đoàn cơ sở cũng chính là người lao động trong doanh nghiệp đó. Một bên là bảo vệ cho tập thể, trong đó có quyền lợi của mình, một bên là “người trả lương cho mình”, người có ảnh hưởng trực tiếp đến “chén cơm” của mình, thật khó để Công đoàn cơ sở có thể thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ của mình khi quyền lợi của họ có thể bị “đe dọa” trực tiếp.

Khi ký kết hiệp định TPP, điều tôi quan tâm đầu tiên và quan tâm nhất cũng là vấn đề này.

Điểm a Khoản 1 Điều 19.3 của Hiệp định có quy định về vấn đề này như sau:

Article 19.3:  Labour Rights

1.         Each Party shall adopt and maintain in its statutes and regulations, and practices thereunder, the following rights as stated in the ILO Declaration3, 4:

(a)       freedom of association and the effective recognition of the right to collective bargaining;

 

Theo đó, mỗi thành viên tham gia Hiệp định này (trong đó có Việt Nam) sẽ được quyền “tự do nghiệp đoàn”. Hiểu nôm na rằng, ngoài Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, thì người lao động sẽ được quyền tự do tổ chức, thành lập các tổ chức “công đoàn độc lập” khác để tự bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của mình.

2. Tự do nghiệp đoàn, tích cực hay tiêu cực?

a. Mặt tích cực

- Đây sẽ là bước ngoặc cho quyền lợi của người lao động ở Việt Nam. Như đã nói, tổ chức Công đoàn hiện tại ở Việt Nam như “một cổ, hai tròng” chính vì vậy, dù có muốn thì cũng rất khó để Công đoàn thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Việc xuất hiện các tổ chức Công đoàn độc lập sẽ giúp cho người lao động có nhiều nơi để “tin tưởng” và “gởi gắm”.

- Bên cạnh đó, dưới tác động của các tổ chức công đoàn độc lập thì người sử dụng lao động sẽ có một cái nhìn cũng như những động thái tích cực hơn trong việc trung hòa lợi ích của họ và lợi ích của người lao động. Hy vọng rằng, những vấn hành vi vi phạm pháp luật lao động như trốn đóng BHXH, chấm dứt hợp đồng trái luật, các vấn đề về chế độ thai sản, chê độ ốm đau, tử tuất… cũng sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn. Vấn nạn quấy rối tình dục chốn công sở sẽ được “đưa ra ánh sáng” nhiều hơn nhờ những tổ chức công đoàn độc lập.

- Nhờ những tổ chức Công đoàn độc lập, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cũng sẽ có những động thái chuyển mình, để thoát ra khỏi tình trạng “một cổ, hai tròng” như đã nêu. Để từ đó, Công đoàn Việt Nam cũng sẽ là một “nghiệp đoàn độc lập”, hoạt động chuyên nghiệp hơn, đúng chức năng nhiệm vụ hơn. Không những vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cộng với công năng hoạt động của mình khi được tháo bỏ bớt những gánh nặng và những áp lực trong thực tế, mình tin rằng Công đoàn Việt Nam sẽ là tổ chức nghiệp đoàn được người lao động tin tưởng hơn cả.

b. Mặt tiêu cực:

Nhìn nhận rộng hơn ngoài vấn đề pháp lý. Mình rất e ngại khi đặt vấn đề về những tác động tiêu cực của quy định này nếu được áp dụng vào Việt Nam. Như các bạn cũng đã biết, giai cấp công nhân chính là giai cấp chính tạo nên cuộc Cách mạng lừng lẫy Tháng 8 năm 1945. Nói để thấy rằng, giai cấp công nhân – người lao động là một tầng lớp chiếm đa số trong xã hội. Nếu kiểm soát và “điều hành” được tầng lớp này, thì tác động tới xã hội nói chung là cực kỳ lớn.

Câu hỏi đặt ra là các tổ chức nghiệp đoàn độc lập được thành lập, có thật sự hoạt động dưới tôn chỉ là bảo vệ người lao động hay không? Hay len lỏi vào đó là những tác động tới hệ tư tưởng nhằm phục vụ cho những mục đích xấu của mình? Không có một câu trả lời nào chắc chắn và đây thật sự là một mối e ngại không nhỏ.

Đây cũng là thách thức cho các nhà làm luật Việt Nam, để xây dựng lên một Bộ luật thay thế BLLĐ hiện hành, sao cho vừa phù hợp với Hiệp định CPTPP, vừa trung hòa được lợi ích của người lao động và cao hơn là kiểm soát được tính ổn định của thể chế chính trị, trật tự xã hội cũng như thúc đẩy lao động, sản xuất phát triển.

 

 

  •  4724
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…