DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sửa đổi tiêu chí Chiến sĩ thi đua

Đó là quy định được nêu trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng do Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương chủ trì soạn thảo.
 
Dự thảo cũng sửa đổi một số quy định liên quan đến danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" và "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương".
 
Theo đó, đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, dự thảo đề xuất sửa đổi quy định này theo hướng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc” chỉ được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân đã có 2 lần đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, nhưng không nhất thiết phải là 2 lần liên tục như trước đây.
 
Còn đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương”, theo quy định hiện hành danh hiệu này được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở". Dự thảo đã đề xuất Danh hiệu này được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có 5 lần đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở". 
 
Ngoài ra, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác khen thưởng, bên cạnh nguyên tắc khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất”,… dự thảo còn bổ sung nguyên tắc: Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó và phải đảm bảo các nguyên tắc về bình đẳng giới.
 
Tuy nhiên, không ít nội dung của dự thảo còn chưa rõ, không phù hợp thực tế. Chẳng hạn, các danh hiệu thi đua cá nhân không có danh hiệu “lao động giỏi”, trong khi đó phong trào “lao động giỏi” do tổ chức CĐ phát động đã thu hút hàng triệu người đăng ký tham gia.
 
Về danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” và một số danh hiệu tập thể khác, việc đưa tiêu chuẩn “không có người bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên” là không thỏa đáng, khó thực hiện. Cần xem hình thức kỷ luật cảnh cáo là một biện pháp chấn chỉnh hoạt động của đơn vị. Ở những đơn vị có hàng ngàn lao động thì không tránh khỏi việc phải xử lý kỷ luật. Quy định như trên thì những đơn vị sử dụng nhiều lao động, dù có làm tốt đến đâu cũng khó đạt được những danh hiệu trên
  •  1499
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…