DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sửa đổi BLHS 2015 sao giống sửa đường quá vậy?

Theo báo điện tử ĐCSVN Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 (Luật sửa đổi) đã họp và thống nhất đề xuất sửa đổi, bổ sung 119 điều của BLHS 2015.

Theo kế hoạch, dự án này sẽ được Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội thẩm tra vào phiên họp đầu tháng 9 và được Quốc hội khoá XIV cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ hai diễn ra vào tháng 10.

Phương án khắc phục lỗi sai

Những sai sót tại BLHS 2015 đã quá rõ ràng và đó là lý do tại sao phải lùi ngày có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên đó là chuyện đã rồi, vấn đề quan trọng hơn là chọn cách nào để khắc phục sai sót. Có 2 phương án

1. Ban hành BLHS mới

2. Ban hành Luật sửa đổi BLHS

Như chúng ta đã biết phương án 2 là phương án được lựa chọn. Như vậy một câu hỏi đặt ra là liệu phương án này có phải là phương án tốt nhất? chúng ta sẽ cùng phân tích.

- Quy trình để ban hành một Luật sửa đổi BLHS cũng không khác gì quy trình ban hành BLHS mới vì Luật sửa đổi cũng là Luật và cũng phải được soạn thảo, thẩm tra và trình Quốc hội thông qua.

Như vậy xét về mặt đầu tư thời gian, công sức và chi phí, phương án 2 không có gì nổi trội hơn phương án 1.

- Sau khi thực hiện xong phương án 2, chúng ta có thêm một Luật nữa trong hệ thống các VBQPPL của Việt Nam đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015.

Việt Nam đã nổi tiếng là nơi có năng suất sản xuất pháp luật thuộc hàng top của thế giới, nay lại có thêm một minh chứng rằng nhận định đó là có cơ sở.

- Cùng lúc sử dụng cả BLHS và Luật sửa đổi để áp dụng vào thực tiễn là cả một vấn đề. Do vậy, bắt buộc sẽ có một văn bản quy phạm pháp luật nữa gọi là Văn bản hợp nhất BLHS 2015 để hợp nhất tất cả các nội dung đang còn hiệu lực của BLHS 2015 và Luật sửa đổi.

Chính văn bản hợp nhất này mới thực sự được sử dụng trong thực tiễn vì nội dung của nó chỉ bao gồm những điều khoản còn hiệu lực. Người sử dụng (áp dụng) không phải ngó qua ngó lại cùng lúc 2 văn bản. Tuy nhiên chính nó cũng góp phần làm tăng năng suất sản xuất pháp luật của VN như đã đề cập.

Tại sao không chọn phương án 1?

Như đã phân tích phương án 2, sản phẩm cuối cùng được áp dụng phải là văn bản hợp nhất BLHS 2015 và Luật sửa đổi. Về bản chất và nội dung thì văn bản hợp nhất này chính là BLHS 2015 mới. Vậy tại sao ngay từ đầu chúng ta không ban hành luôn một BLHS 2015 mới?

Xét về mặt quy trình, việc ban hành mới sẽ rút ngắn được công đoạn hơn vì không có khâu “ban hành văn bản hợp nhất” so với phương án ban hành Luật sửa đổi. Do vậy thời gian, công sức và chi phí cũng phải ít hơn.

Phương án này chỉ có một hạn chế duy nhất là làm cho BLHS 2015 chết yểu khi mà nó chưa có hiệu lực đã phải bị thay thế bằng một BLHS mới. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của các nhà lập pháp.Tuy nhiên tôi cho rằng uy tín có thể cải thiện được nếu BLHS ban hành mới chỉnh chu về hình thức và chuẩn về nội dung.

Kết luận

BLHS 2015 có 426 Điều, nay phải sửa đến 119 Điều, nếu nói BLHS là một đại lộ thì đại lộ này có đến gần 30% là ổ gà, ổ vịt cần phải chắp vá. Việc sửa đổi, bổ sung không khác gì việc sửa đại lộ theo kiểu chắp vá, hư đâu sửa đó. Một đại lộ thì không thể được xây dựng theo kiểu đó được.

  •  6233
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…