DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự kiện Bất khả kháng trong Tranh chấp Thương mại Quốc tế

Nếu một bên gặp bất khả kháng mà vi phạm hợp đồng đã ký kết thì sẽ được miễn trách nhiệm nhưng đó chỉ là lý thuyết. Tuy vậy, trên thực tế, đôi khi không dễ xác định một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không.

Với các tranh chấp về thương mại quốc tế thì thường là giữa thương nhân hai nước làm ăn với nhau ràng buộc với nhau qua hợp đồng và được điều chỉnh bới các Công ước quốc tế như CISG,... Các bên thường kiện nhau để đòi quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi đối tác thực hiện sai hợp đồng. Và lý do các bên đưa ra để "lẫn tránh" thực hiện nghĩa vụ đó là do bất khả kháng. 

Tại Bộ luật dân sự 2015 và Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) có quy định rõ thì sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên, các bên không lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng và các bên không tránh được cũng như không khắc phục được các hậu quả của sự kiện này. Thông thường các tranh chấp là bên bán chậm hoặc không giao hàng hoặc bên mua chậm hoặc không thanh toán, thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

Thông thường có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là các hiện tượng tự nhiên (bão, lốc, lũ lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa phun…) hay các sự kiện xã hội (chiến tranh, phá hoại, đình công, lệnh cấm của Chính phủ…) và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để được công nhận là một sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải hội đủ 3 điều kiện:

Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”, tức là xảy ra mà không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng.

Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”.

Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được” mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.

Như vậy, sẽ có một câu hỏi được đặt ra như sau. Ngoài các trường hợp bất khả kháng được ghi nhận chính thức hoặc công nhận một cách phổ biến, một biến động bất ngờ của thị trường, ngoài dự đoán khiến việc thực hiện hợp đồng trở nên mất cân bằng và gây thiệt hại cho một bên thì bên đó có được miễn trách nhiệm nếu vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng không? Mời các bạn đọc cho ý kiến về vấn đề trên. 

  •  8580
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…