DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác nhau giữa “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”

Còn mấy ngày nữa thôi là Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực (01/01/2017), vậy là từ thời điểm này không chỉ thừa nhận việc xác định lại giới tính mà pháp luật còn thừa nhận luôn cả việc chuyển đổi giới tính.

Rất nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa việc “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”, vì vậy hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn để làm rõ 2 khái niệm này.

Nội dung

Xác định lại giới tính

Chuyển đổi giới tính

Cơ sở pháp lý

Được thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015

Chỉ đựơc thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017)

Khái niệm

Được thực hiện trong trường hợp cá nhân có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc chưa định hình chính xác về giới tính thật cần có sự can thiệp của y học

Được thực hiện trong điều kiện giới tính của cá nhân bình thường nhưng phải đi phẫu thuật

Bản chất của cá nhân thực hiện

- Có khuyết tật bẩm sinh về giới tính

- Chưa định hình chính xác về giới tính thật

- Bình thường nhưng có mong muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính

Cơ sở để thực hiện

Trong trường hợp có khuyết tật bẩm sinh về giới tính

* Đối với trường hợp nam lưỡng giới giả nữ:

- Bộ phận sinh dục có dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc không, siêu âm hoặc nội soi thấy tinh hoàn, không có tử cung và buồng trứng;

- Nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên.

* Đối với trường hợp nữ lưỡng giới giả nam:

- Bộ phận sinh dục có âm vật phát triển như dương vật nhưng không sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn;

- Nhiễm sắc thể giới tính là XX.

* Đối với trường hợp lưỡng giới thật:

- Bộ phận sinh dục không xác định được là nam hay nữ. Tuyến sinh dục có cả tổ chức tinh hoàn, buồng trứng;

- Nhiễm sắc thể giới tính có thể là một trong các dạng XX/XY; XXX/XY; XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể khác được xác định là lưỡng giới thật.

(Theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP)

Chưa có cơ sở để thực hiện việc này.

Kết quả

Giới tính của cá nhân thực hiện xác lại giới tính được xác định đúng với bản chất của nó.

Giới tính của cá nhân thực hiện chuyển đổi bị thay đổi

Điểm chung duy nhất của “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính” là sau khi thực hiện, cá nhân sẽ phải làm các thủ tục đăng ký hộ tịch và quyền nhân thân của người này bị thay đổi phù hợp sau khi đã thực hiện.

Nhiều vấn đề liên quan đến câu chuyện “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính” như sau:

1. Nếu một người nam sống đến 18 tuổi và muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính nữ, thì người này có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Việc chuyển đổi trong thời gian nhạy cảm này có bị xem là né tránh nghĩa vụ quân sự không?

2. Hoặc trong thời điểm này, một người nữ sau nhiều năm mới phát hiện mình là nam giới, vậy thì lúc này có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

3. Khi nào mới có văn bản hướng dẫn về việc chuyển đổi giới tính? Và việc chuyển đổi giới tính được thực hiện thì phải có những điều kiện cần và điều kiện đủ nào?

Các bạn có ý kiến gì về vấn đề này không?

  •  14212
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…