DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác nhau giữa Giá và Phí cần biết

Lùm xùm mấy vụ phí thành giá vừa rồi, ngẫu hứng tìm hiểu bản chất của hai khái niệm trên để giúp các bạn có cái nhìn cụ thể:

 

Phí

Giá

Căn cứ pháp lý

Luật Phí và Lệ phí 2015

Luật Giá 2012

Khái niệm

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công

Chưa được định nghĩa trong Luật.

Có thể hiểu theo nghĩa: giá được tính toán bảo đảm bù đắp chi phí và có lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.

Bản chất

Là dịch vụ công, mang tính phục vụ

Giá mang tính thị trường, có cân đối lợi nhuận của nhà đầu tư

Phạm vi

Khoản tiền cố định với loại hình dịch vụ công muốn thay đổi phải thông qua Bộ Tài chính hoặc Hội đồng nhân dân địa phương.

- Bao trùm hơn khi bao gồm các loại chi phí và cả lợi nhuận khi cung ứng dịch vụ

- Gía được linh hoạt điều chỉnh, dựa vào khung giá gồm giá tối đa và giá tối thiểu

Cơ quan ban hành

Do nhà nước  (Bộ Tài chính) ban hành được nộp vào Ngân sách nhà nước hoặc nộp cho tổ chức được nhà nước giao

Mức giá do nhà cung dịch vụ cung cấp trên cơ sở quy luật thị trường (với một số mặt hàng nhất định thì nhà cung cấp phải chịu sự quản lý của nhà cung cấp dịch vụ.

Miễn, giảm

Với người sử dụng dịch vụ công thì nhà nước đưa ra một số chính sách với các đối tượng được miễn, giảm

VD:  Hộ nghèo, người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số,…

Về nguyên tắc thì Không miễn, giảm. Tuy nhiên, tùy theo các chính sách để thúc đẩy “Cầu” dịch vụ mà chiến lược được thực hiện theo các phương thức khác nhau.

    Cũng chưa phân định được có hay không chấp nhận việc thu phí hay thu giá, những cách hiểu mập mờ khiến người dân hoang man với các khoản tiền trong tương lai họ phải trả sẽ dao động như thế nào. Cần sự giảii thích thống nhất từ cơ quan ban hành để tránh sự tranh cãi như hiện nay.

 

  •  16745
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…