DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác nhau giữa "Dân Luật" và "Người thường" trong hôn nhân

Dân Luật không phải là "cái gì" quá cao siêu và ghê gớm, nhưng chắc chắn là Dân Luật có những thứ đặc biệt "khác" với "người thường" - những người không học luật. Trong vấn đề hôn nhân cũng vậy, mình thử liệt kê những vấn đề về hôn nhân dưới cái nhìn giữa Dân Luật và người thường, và những khác biệt dễ thấy nhất.

 

 

Người thường

Dân luật

Kết hôn

Khi tổ chức lễ kết hôn, hai bên làm lễ trước bàn thờ tổ tiên thì coi như thành vợ chồng.

Hai bên chính thức thành vợ chồng khi thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã chính thức hoàn thành.

Ly hôn

Hai vợ chồng không còn chung sống với nhau.

Quan hệ vợ chồng chấm dứt khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Thời kỳ hôn nhân

Từ khi hai bên tổ chức lễ cưới xong đến lúc hai bên không còn tiếp tục sống chung với nhau.

Khoảng thời gian tính từ thời điểm đăng ký kết hôn hoàn thành đến thời điểm thủ tục ly hôn được hoàn tất.

Khi “ông ăn chả, bà ăn nem”

Người thường gọi là “Ngoại tình”

Dân luật gọi là “Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng”

Khi kết hôn nếu có yêu cầu tiền bạc, của cải

Thách cưới

Yêu sách của cải trong kết hôn

Chồng đánh vợ

Vũ phu

Bạo lực gia đình

Không biết còn thiếu cái gì nữa không các bác nhỉ?

  •  31279
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…