Ok, chắc tôi cần nói rõ hơn cho bạn:
1. Tôi nói: "Chứng thực không xác nhận tính hợp pháp, có lẽ bởi vì bản thân hành vi này đã do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện." - vì đúng theo quy định của pháp luật nó là như vậy.
Bạn xem Điều 2 về giải thích từ ngữ của NĐ 23/2015/NĐ-CP về chứng thực:
"2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch."
Bạn có thấy chỗ nào nói rằng việc chứng thực xác nhận tính hợp pháp ? Trong khi công chứng thì nói rất rõ điều này - cũng tại Điều 2 về giải thích từ ngữ của luật công chứng 2014:
"Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng."
Tôi không nói có tồn tại giao dịch không hợp pháp được chứng thực.
Bạn nên tìm hiểu thêm các tài liệu về logic. A là B không có nghĩa B là A
2. Tôi nói: "nơi nào có tổ chức hành nghề công chứng thì phải thực hiện thủ tục công chứng, UBND xã không làm thủ tục này như trước đây."
Tôi đương nhiên biết các giao dịch BĐS có 1 bên là tổ chức kinh doanh BĐS thì không phải công chứng theo luật kinh doanh BĐS.
Tuy nhiên, xét vấn đề người hỏi đang thắc mắc là thực hiện chuyển nhượng BĐS thì công chứng hay chứng thực, và điều nào tạo nên giá trị pháp lý cho hợp đồng thì câu trả lời trên là phù hợp với mục đích hỏi của chủ topic.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.