DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác nhau cơ bản giữa cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu là hai kênh đầu tư chứng khoán phổ biến bậc nhất. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa chúng là gì? 

Cổ phiếu khác gì trái phiếu?

Cổ phiếu khác gì trái phiếu - Minh họa

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 (LCK), cổ phiếu (CP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Theo khoản 3 Điều này, trái phiếu (TP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Xuất phát từ định nghĩa này có thể thấy được sự khác biệt về địa vị pháp lý của chủ sở hữu CP và TP. Theo đó, người nắm giữ CP là một cổ đông của công ty phát hành theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 (LDN), do luôn có ít nhất 01 cổ phần. Còn người sở hữu TP lại là chủ nợ của doanh nghiệp.

Về chủ thể phát hành, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 và khoản 4 Điều 74 LDN 2020, công ty TNHH chỉ được phát hành trái phiếu. còn Công ty Cổ phần, theo khoản 3 Điều 111 Luật này, được phát hành cả CP lẫn TP.

Về quyền lợi của chủ sở hữu, căn cứ theo quy định tại Điều 115 LDN 2020, do là cổ đông của công ty nên người giữ CP sẽ được chia một phần cổ tức (lợi nhuận). Tình hình kinh doanh của Công ty càng tốt thì con số này càng lớn.

Đồng thời họ cũng có thể có các quyền khác như tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết; được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần khi công ty giải thể hoặc phá sản… 

Đối với TP, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, chủ sở hữu sẽ được hưởng lãi suất theo quy định lúc chào bán của doanh nghiệp. Mức chi trả không phụ thuộc vào tình hình tài chính của Công ty.

Mặt khác, khoản 6 Điều 208 LDN 2020 quy định sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Khoản 2 Điều 54 Luật phá sản 2014 cũng nêu rõ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính với nhà nước của doanh nghiệp mà vẫn còn dư tài sản, thì phần dư ra đó mới được chia cho thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. 

Như vậy, nếu chẳng may doanh nghiệp phát hành bị phá sản thì người sở hữu TP sẽ được ưu tiên thanh toán trước chủ sở hữu CP.  

Về thời gian sở hữu, khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định trái phiếu có kỳ hạn ít nhất là 01 năm. Hết thời hạn này (đáo hạn) thì doanh nghiệp phải trả đủ cả gốc lẫn lãi cho đầu tư, nghĩa là trái phiếu hết giá trị và nhà đầu tư cũng không còn quyền sở hữu với những trái phiếu đó.

Còn với CP thì không có giới hạn về thời gian sở hữu, trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, hoặc được nhà đầu tư chuyển giao cho người khác thông qua giao dịch dân sự hợp pháp.

  •  1194
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…