DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác biệt về mô hình tố tụng hình sự theo Common Law và Civil Law

>>> So sánh án lệ Việt Nam và án lệ các nước thuộc hệ thống Common law

>>> Sự khác biệt về thủ tục tố tụng của hệ thống Luật "Civil Law" và "Common Law"

Common Law và Civil Law vốn dĩ là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới, Common Law là hệ thống pháp luật Anh Mỹ, còn được gọi là thông luật, sẽ áp dụng theo nguyên tắc tranh tụng, sử dụng án lệ làm cơ sở để xét xử là chủ yếu, trong khi đó Civil Law là hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, còn được gọi là dân luật, sẽ áp dụng theo nguyên tắc thẩm vấn, sử dụng văn bản luật làm cơ sở để xét xử chủ yếu.

Từ sự khác biệt đó, nên mô hình tố tụng hình sự của hai hệ thống pháp luật cũng khác nhau, cụ thể như sau:

 

Common Law

Civil Law

Tính chất

Tranh tụng.

Cụ thể là sự đối tụng lẫn nhau một cách bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.

Thẩm vấn.

Cụ thể không phải là sự đối tụng lẫn nhau, giữa hai bên buộc tội và gỡ tội mà là sự tiếp tục điều tra công khai nhằm làm rõ sự thật của thẩm phán

Nguyên tắc áp dụng

Bình đẳng giữa hai bên đương sự tố cáo và bị tố cáo

- Coi trọng kiểm soát và trấn áp tội phạm

- Đặt mục tiêu là tìm ra chân lý của vụ án

Vai trò của Tòa án

- Quan sát và phân xử

- Các chứng cứ được thu thập cho đến khi trình bày ra trước phiên tòa để xem xét.

- Trách nhiệm chính trong việc định hướng điều tra và có thiên hướng tìm kiếm chứng cứ để buộc tội hơn là gỡ tội.

- Các chứng cứ phải đựơc thu thập theo đúng trình tự, thủ tục luật định trước khi mở phiên tòa. Trong trường hợp chứng cứ không đầy đủ, phiên tòa có thể bị hoãn và trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

Trách nhiệm chứng minh

Đựơc chia sẻ đều cho bên buộc tội và bên bào chữa.

Nhà nước, đặc biệt là cơ quan tư pháp.

Vai trò của Thẩm phán

- Xem xét và quyết định chứng cứ 2 bên đưa ra, chứng cứ nào thuyết phục hơn.

- Giữ vai trò trung lập, là trọng tài phán xử trong việc tranh tụng.

- Tại phiên toà, thẩm phán có nhiệm vụ điều khiển phiên tòa, không tham gia thẩm vấn, điều tra hoặc nếu có chỉ tham gia một cách mờ nhạt.

- Được trao quyền hạn rất lớn để thực hiện thẩm vấn, điều tra

Những người tiến hàng tố tụng

- Thẩm phán

- Bên bào chữa (bên đưa ra chứng cứ gỡ tội)

- Bồi thẩm đoàn

- Công tố viên (bên đưa ra chứng cứ buộc tội)

- Thẩm phán

- Bên bào chữa (bên đưa ra chứng cứ gỡ tội)

- Hội thẩm nhân dân

- Kiểm sát viên (bên đưa ra chứng cứ buộc tội)

Vai trò của Luật sư

Bình đẳng với Thẩm phán và Công tố viên, đặc biệt với Công tố viên được quyền bình đẳng trong việc thu nhập chứng cứ.

Chỉ tham gia tranh tụng tại phiên tòa dựa trên cơ sở những chứng cứ tự mình thu thập được.

Quyền im lặng của bị cáo

Bị cáo có quyền tự do tranh luận trong phiên tòa

Bị cáo có quyền im lặng, việc nhận tội hay không của bị cáo quyết định quá trình tố tụng tiếp theo.

Ưu điểm

- Các chức năng tố tụng cơ bản được phân định rạch ròi.

- Vai trò của Thẩm phán, công tố viên và bên bào chữa bình đẳng.

- Kiểm soát và tránh bỏ lọt tội phạm một cách hiệu quả nhất.

Hạn chế

Kiểm soát kém và dễ bỏ lọt tội phạm một cách hiệu quả nhất.

- Thiếu sự bình đẳng thực sự trong khi tham gia tố tụng, dẫn đến quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm hại.

* Nói riêng một chút đối với mô hình tố tụng hình sự Việt Nam:

Trong thực tế hiện nay, mô hình tố tụng hình sự Việt Nam không phải là mô hình theo Common law (tranh tụng) và cũng không phải là mô hình theo Civil law (thẩm vấn) mà có sự pha trộn giữa 2 mô hình này, tức chọn những ưu điểm của từng mô hình để áp dụng. Việc cải cách tư pháp đang đi theo chiều hướng bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, song đó chỉ là cải cách ở phần ngọn, tức vị trí chỗ ngồi của bên buộc tội và bên gỡ tội, nhưng về bản chất chưa thực sự là như vậy, bởi vai trò của Luật sư (bên bào chữa) mà cá nhân nhận thấy trong nhiều phiên tòa, điển hình như phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương, Thẩm phán đã bác phần xét hỏi và đưa ra chứng cứ của Luật sư bào chữa cho bị cáo? Phải chăng sự thay đổi đó chỉ ở phần ngọn, chưa thay đổi phần gốc, vốn dĩ mang bản chất của mô hình tố tụng thẩm vấn???

  •  10047
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…