DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác biệt giữa Luật gia và Luật sư?

Luật gia và Luật sư đều la danh phong nghề nghiệp dành cho những người hoạt động, công tác trong ngành luật. Tuy nhiên, 2 chức danh này có sự khác biệt khá lớn và bài viết này sẽ phân tích sự khác biệt giữa Luật gia và Luật sư tại Việt Nam.

So sánh Luật gia Luật sư
Khái niệm Luật gia là những người đã và đang làm công tác pháp luật trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, tổ chức giáo dục, đơn vị vũ trang nhân dân

Căn cứ Điều 2 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012  (sau đây viết tắt là Luật Luật sư)

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức 

Điều kiện

Căn cứ Điều 4 Điều lệ Hội Luật gia

Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 1 của Điều lệ này với thời gian từ ba năm trở lên, tán thành điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội

Căn cứ Điều 10, Điều 11 Luật Luật sư

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. thì có thể trở thành luật sư và hành nghề luật sư

Tổ chức 

Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước

Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước

Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Liên Đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Không được Nhà nước hỗ trợ mà hoạt động dựa trên nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác theo Khoản 1 Điều 60 Luật Luật sư

Hoạt động, phạm vi hành nghề

Không được thành lập các tổ chức hành nghề luật

Các nhiệm vụ, quyền hạn căn cứ điều 3 Điều lệ Hội Luật gia:Tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước những vấn đề về xây dựng và thi hành pháp luật; Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho hội viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân;Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;…

Căn cứ Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 nguyên tắc của trợ giúp pháp lý: Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý. Do vậy, luật gia cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý. Hoạt động dựa trên sự tự nguyện hoạt động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Được thành lập tổ chức hành nghề luật sự

Căn cứ Điều 22 Luật Luật sư, phạm vi hành nghề luật sư: Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này

Căn cứ Điều 54 Luật Luật sư: Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý được nhận thù lao

Trên đây là những tiêu chí cơ bản phân biệt giữa 2 chức danh nghề nghiệp Luật gia và Luật sư.

  •  11385
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…