DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Hai khái niệm “cạnh tranh không lành mạnh” và “hạn chế cạnh tranh” thường được mọi người bắt gặp trong lĩnh vực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nhưng nếu không tìm hiểu rõ mà chỉ mới lướt qua thì bất kỳ ai cũng có thể nhầm lẫn hai khái niệm này. Bài viết sau đây xin được làm rõ sự khác biệt giữa “cạnh tranh không lành mạnh” và “hạn chế cạnh tranh” qua bảng so sánh với các tiêu chí cụ thể sau:

 

HẠN CHẾ CẠNH TRANH

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004

Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004

KHÁI NIỆM

Hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

 

HÀNH VI KHÁCH QUAN

- Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh

- Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

- Xâm phạm bí mật kinh doanh;

- Ép buộc trong kinh doanh;

- Gièm pha doanh nghiệp khác;

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- Phân biệt đối xử của hiệp hội;

- Bán hàng đa cấp bất chính;

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác

 

HẬU QUẢ

Làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nói riêng.

Thông thường chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng.

QUY ĐỊNH VỀ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

Một số trường hợp được miễn trừ quy định tại Điều 10, Điều 19 Luật cạnh tranh 2014

Pháp luật không quy định miễn trừ đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh

Cơ quan quản lý cạnh tranh

 

  •  44256
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…