DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sống Chung Như Vợ Chồng Và Các Vấn Đề Pháp Lý

Nhiều cặp đôi hiện nay vẫn đang chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Họ không biết được điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ tan vỡ cũng như hệ quả bất lợi. 

 
Dưới góc độ pháp lý thì chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Khoản 7 Điều 3  Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như là vợ chồng”. 

Do đó, những cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong suốt thời gian sinh sống họ xác lập các mối quan hệ như vợ chồng thật sự về đời sống tình cảm, con cái cũng như tài sản. Tuy nhiên, do chung sống mà không có sự ràng buộc về mặt pháp lý nên các mối quan hệ thường có xu hướng dễ tan vỡ hơn các cặp vợ chồng "bình thường"

 
Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột. Do việc chung sống chỉ dựa vào ý chí của hai bên, thích thì ở, không thích thì dễ dàng chia xa. Giữa họ, không có mối liên hệ pháp lý ràng buộc nào.
 
Đứng ở góc độ pháp luật, về tài sản của nam, nữ chung sống không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 
 
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Còn về con chung, vấn đề này được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn. 
 
Mặt khác, Luật Hôn nhân gia đình không điều chỉnh việc chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới. Trong khi đây là một hiện tượng đã, đang và sẽ xảy ra và ngày càng phổ biến hơn trong tương lai. Do đó, thiết nghĩ pháp luật nên có những qui định để điều chỉnh quan hệ xã hội này. 
 
Minh Trang 

 

  •  12559
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…