DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh về pháp luật Singapore - Việt Nam

Mỗi quốc gia ASEAN với những đặc điểm riêng về lịch sử,, địa lí, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, tôn giáo... là nền tảng tạo nên sự đa dạng về xã hội và hệ thống pháp luật cho khu vực này. Trong đó, có thể nhắc đến Singapore - một quốc gia có nền kinh tế và kỹ thuật lập phát triển vượt bậc và có nhiều điều đáng để học hỏi.

so sánh pháp luật Singapore Việt Nam

Dựa trên một số thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn, mình đã lập một bản so sánh đơn giản giữa hệ thống pháp luật Singapore và Việt Nam trong lĩnh vực dân sự để mọi người cùng nghiên cứu và thảo luận.

 

Luật

Singapore (Thông luật)

Việt Nam

(Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa)

Luật hôn nhân – gia đình:

 

- Độ tuổi có thể đăng ký kết hôn dành cho người Hồi giáo là 16 tuổi, với các cộng đồng người và tôn giáo khác là 18 tuổi.

- Về vấn đề hết hôn và ly hôn, các cộng đồng không phải là Hồi giáo được điều chỉnh bởi Hiến chương về phụ nữ 1961, dành các quy định về quyền bình đẳng cho phụ nữ, quy định chế độ đăng ký kết hôn bắt buộc và cấm đàn ông lấy nhiều vợ.

Có thể tổ chức kết hôn theo phong tục phù hợp với văn hóa của mình nhưng vẫn phải đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật.

Đối với cộng đồng người Hồi giáo, vấn đề kết hôn – gia đình hoàn toàn theo Luật Hồi giáo. theo đó, đàn ông được phép lấy nhiều vợ và có thể đơn phương tuyên bố ly hôn.

- Cơ bản, quy định về ly hôn ở Singapore theo hình mẫu của pháp luật Anh chỉ khác ở chỗ để nộp đơn xin ly hôn cần có ít nhất 7 năm sống riêng (ly thân).

Độ tuổi kết hôn sẽ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam.

 

- Pháp luật Việt Nam quy định, chế độ kết hôn phải tuân thủ theo nguyên tắc một vợ, một chồng, tự nguyện, bình đẳng và không thừa nhận hôn nhân đồng tính. Về nghi thức kết hôn, pháp luật Việt Nam quy định tương tự như Singapore.

 

 

 

 

 

- Việt Nam không quy định về vấn đề “ly thân”.

Luật Hôn nhân gia đình 2014

Luật Đất đai và bất động sản

Luật Đất đai của Singapore đồng thời dựa trên pháp luật Anh và pháp luật Australia.

Singapore chia bất động sản thành nhiều loại, ví dụ như bất động sản ở, bất động sản công nghiệp, thương mại và bất động sản là khách sạn…

- “Bất động sản ở” được định nghĩa là:

a) Bất kỳ khu đất trống nào mà trên nó không có tòa nhà hoặc công trình xây dựng khác; hoặc có nhưng được xây dựng hoặc sử dụng trái với quy định pháp luật;

b) Bất kỳ ngôi nhà, tòa nhà, các tài sản khác hoặc một phần đó được cấp phép để sử dụng phù hợp với Luật quy hoạch hoặc bất kỳ luật nào khác để làm nhà ở hoặc sử dụng hợp pháp;
c) Bất kỳ khu đất nào sử dụng cho mục đích để ở theo quy hoạch tổng thể;

d) Các khu đất hoặc tòa nhà khác, theo quy hoạch tổng thể, được Bộ trưởng tư pháp thông báo được sử dụng cho mục đích để ở.

 - Chủ thể nước ngoài muốn mua bất động sản ở để phục vụ cho nhu cầu cư trú của cá nhân đó hoặc gia đình cá nhân đó (đối với Công ty thì làm nơi cư trú cho người quản lý, điều hành, thành viên hợp danh, nhân viên hoặc các cá nhân khác và gia đình của những người này) thì phải có xin “Giấy chấp thuận” trước của Bộ trưởng tư pháp. Bộ trưởng tư pháp xem xem cấp Giấy chấp thuận này có thể kèm theo một số điều kiện khác kèm theo ( ví dụ như: không được sử dụng cho mục đích khác nêu trên, không được bán, chuyển nhượng,… trong thời hạn được Bộ trưởng tư pháp quy định).

Bộ luật dân sự Việt Nam định nghĩa “Bất động sản” là:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kể từ ngày 1/7/2015, theo Luật nhà ở 2014, tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Luật Sở hữu trí tuệ

 

Quan hệ sở hữu trí tuệ ở Singapore được điều chỉnh bởi Luật về quyền tác giả 1987, Luật về Thương hiệu (theo hình mẫu của Luật về Thương hiệu Anh 1887), Luật về Nhãn hiệu (theo hình mẫu Luật về Nhãn hiệu Anh 1938), Luật về sáng chế 1994.

Pháp luật Singapore trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hoàn toàn tương ứng với các chuẩn mực quốc tế hiện đại và có điểm khác biệt về xử lý nghiêm ngặt đối với các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Quan hệ này của Việt Nam được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2005 (sắp tới là BLDS 2015), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bố sung 2009) và các Công ước quốc tế mà Việt nam là thành viên (Hiệp định TRIPS).

Trên thực tế, vấn đề bảo hộ trong lĩnh vực này của Việt Nam còn yếu. Việt Nam đang phải đối mặt với 02 vấn đề nổi cộm: Vi phạm về quyền tác giả và bảo hộ về sản phẩm, nhãn hiệu yếu kém, hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường.

Luật Lao động:

- Luật Lao động của Singapore quy định về nhiều vấn đề nổi bật như quyền thành lập công đoàn, quy định về thoả ước lao động tập thể. Singapore đã từng quy định về quyền đình công, tuy nhiên, quyền này đã bị bãi bỏ từ sau 1986 do thủ tục trọng tài hoà giải phức tạp trước khi đình công.

Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore tham gia tích cực vào điều chỉnh quan hệ lao động và quan hệ cộng đồng xã hội.

- Luật về việc làm quy định 44 giờ làm việc 1 tuần. Theo mức độ bảo trợ xã hội đối với người lao động, Singapore đứng thứ hai ở châu Á sau Nhật Bản.

Việt Nam cũng có những quy định tương tự như Luật Lao động Singapore trong vấn đề lao động, hợp đồng lao động, công đoàn và thỏa ước lao động tập thể.

Bộ luật lao động 2012 cũng quy định cụ thể và chi tiết về quyền đình công và các thủ tục liên quan.

 

 

- Về thời giờ làm việc, Luật quy định tối đa là 48 giờ/tuần.

Luật doanh nghiệp

Nguồn luật công ty (Luật doanh nghiệp) của Singapore chủ yếu dựa vào các văn bản pháp luật về công ty của Anh và Úc. Tuy nhiên, luật công ty của Singapore hiện nay cũng chứa đựng nhiều điểm khác so với luật công ty hai nước trên bởi vì một trong những nguyên tắc của Singapore là áp dụng đến chừng mực mà chưa mâu thuẫn với tập quán và pháp luật Singapore.

Theo đó, Singapore có các loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp một chủ);

- Hợp danh;

- Công ty.

Luật doanh nghiệp 2014 của  Việt Nam quy định các loại hình doanh nghiệp gồm:

- Doanh nghiệp tư nhân;

- Công ty hợp danh;

- Công ty cổ phần;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Một thành viên hoặc 2-50 thành viên).

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp còn điều chỉnh Hộ kinh doanh; Do đó, về thuật ngữ pháp lý, Singapore sử dụng từ “Company law” còn Việt Nam sử dụng từ “Enterprises law”  để diễn tả về Luật doanh nghiệp.

Một sô loại thuế

- Thuế chuyển nhượng bất động sản:

Pháp luật Singapore quy định chính sách thuế đối với người mua/bán bất động sản như sau: 

+ Người mua bất động sản sản từ bất động sản thứ 2 trở đi sẽ nộp một khoản thuế có thể từ 5% đến 15%. (còn mua một bất động sản đầu tiên thì không phải đóng khoản thuế này)

+ Nhưng người nào mua bất động sản rồi mà muốn bán thì phải sau 4 năm, còn nếu bán trong năm thứ 1 đến năm thứ 4 thì số thuế khá cao, từ 4% đến 16%.

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thuế này ở Singapore là 17% và miễn giảm, đủ điều cho các doanh nghiệp nhỏ, mới khởi nghiệp.

 

 

 

 

- Thuế thu nhập cá nhân:

+ Cá nhân cư trú:

Áp dụng mức lãi suất lũy tiến từng phần từ mức (theo năm): 2% (>$20.000) cho đến 20% (>$320.000), từ 2017 lên 22% (>$320.000)

+ Cá nhân không cư trú: Thu nhập từ tiền lương, tiền công là 15% trên tổng thu nhập.

Đa số các khoản thu nhập khác là 20% trên tổng thu nhập.

+ Không đánh thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn và chuyển nhượng cổ phần/ phần vốn góp.

- Thuế chuyển nhượng bất động sản:

Luật đất đai 2013 quy định mức thuế khá cao, tuy nhiên, điều kiện không nghiêm ngặt như Singapore:

- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế;

 - Trường hợp không xác định được giá vốn và chi phí liên quan: 2% trên giá trị chuyển nhượng;

 Nhưng nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở mà bên bán là cá nhân chỉ có một lô đất ở duy nhất thì bạn sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn 20 tỷ - áp dụng thuế suất 20%;

Doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn 20 tỷ - áp dụng thuế suất 22%;

Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam - áp dụng thuế suất từ 32% đến 50%;

- Thuế thu nhập cá nhân:

+ Cá nhân cư trú:

Áp dụng mức lãi suất lũy tiến từng phần từ mức (theo năm): 5% (>108tr), 10% (>120tr) cho đến 35% (>960tr);

+ Cá nhân không cư trú:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là 20% trên tổng thu nhập.

+ Thu nhập từ đầu tư vốn: 5% trên phần lãi cổ tức.

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 0,1% trên tổng giao dịch.

 

Nguồn:

- Hệ thống pháp luật Singapore,  TS. PHẠM TRÍ HÙNG, Blog cá nhân của tác giả;

- Pháp luật Singapore, lawyerphanvn, danluat.thuvienphapluat.vn;

- Pháp luật Bất động sản ở Singapore và chính sách thuế dành cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài,  John Phan, Luật sư địa ốc;

- Thuế Thu nhập cá nhân Singapore và Việt Nam theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, bài viết của Indeed Law.

  •  28568
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…