DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS 2015

>>>Bị lừa đảo qua mạng, cần làm gì?

Lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là những hành vi gian dối, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Giữa 02 hành vi có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có điểm khác nhau.

Giống nhau:

- Xâm phạm quan hệ sở hữu;

- Lỗi cố ý;

- Chủ thể thực hiện hành vi đủ năng lực để chịu trách nhiệm hình sự.

Khác nhau:

Tiêu chí

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Căn cứ pháp lý

Điều 174 BLHS SĐ, BS 2017

Điều 175 BLHS SĐ, BS 2017

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt

Trên 02 triệu đồng

Dưới 02 triệu đồng, thuộc các trường hợp:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

-  Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 BLHS 2015 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Trên 04 triệu đồng

Dưới 04 triệu đồng, thuộc các trường hợp:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 BLHS 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại

Hình thức phạm tội

Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác

 

Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng:

- Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

 

 

Ý thức khi chiếm đoạt

Ý định chiếm đoạt nảy sinh trước, sau đó dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt

Sau khi có được tài sản người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt

Chủ thể

Bất kỳ ai có hành vi chiếm đoạt

Những người được giao tài sản

Đối tượng

Không nhất thiết trên cơ sở hợp đồng

Trên cơ sở hợp đồng

Hình phạt

Cao hơn

- Khung 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

 

- Khung 2: phạt tù từ 02 đến 07 năm

 

- Khung 3: phạt tù từ 07 đến 15 năm

 

- Khung cao nhất: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Thấp hơn

- Khung 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

 

- Khung 2: phạt tù từ 02 đến 07 năm

 

 

- Khung 3: phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

 

- Khung cao nhất: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Ví dụ

A dùng thủ đoạn gian dối để lừa B mua 01 laptop với giá 10 triệu đồng nhưng giá trị thực tế chỉ 5 triệu đồng.

A mượn laptop của B để xem phim, sau đó đem đi bán cho người khác.

Trên đây chỉ là những so sánh cơ bản giữa 02 tội danh, mọi người quan tâm có thể bổ sung thêm tiêu chí so sánh để bài viết được hoàn thiện. 

  •  39183
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…