DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ và Tội giết người

Tiêu chí

Tội giết người

Tội giết người khi thi hành công vụ

Cơ sở pháp lý

Điều 93, BLHS 1999

Điều 97, BLHS 1999

Chủ thể

Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo luật định

Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo luật định.

+ Họ còn phải là những người đang thi hành công vụ nói chung: người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

+ Hoặc có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ như: tuần tra, canh gác, bảo vệ theo kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền hoặc công dân, vì lợi ích chung của xã hội.

Khách thể bị xâm phạm

Quan hệ nhân thân cụ thể là quyền sống của con người

Quan hệ nhân thân cụ thể là quyền sống của con người

Hành vi khách quan

Có hành vi làm chết người khác:

Dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ và hành vi này phải liên quan trực tiếp đến công vụ mà người đó đang thực hiện

Lỗi

Cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp

Cố ý gián tiếp

Hậu quả

Chết người

Chết người

Hình phạt chính

Khoản 1, Điều 93

 

 

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: “a,…….”

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Khoản 1, Điều 97

Ít  hơn so với tội giết người

 

1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Hình phạt bổ sung

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Không có hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú so với hình phạt bổ sung tại Điều 93

 

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

  •  8966
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…