DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh Thủ tục Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định VN và có nguồn gốc VN

Chào cả nhà Dân luật.

Hôm nay, mình xin gửi đến cả nhà bài viết so sánh thủ tục Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam (có yêu cầu bảo hộ tại VN) và Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam.

 

Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam

Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam

Trình tự thực hiện

1. Tiếp nhận đơn: có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam).

2. Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn sẽ được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại Việt Nam.

1. Tiếp nhận đơn: có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (gọi tắt là Văn phòng quốc tế).

2. Tra cứu quốc tế: Được tiến hành tại các cơ quan tra cứu có thẩm quyền.

Cơ quan tra cứu đối với đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam: Cơ quan Sở hữu trí tuệ Australia, Áo, Liên bang Nga, Thuỵ Điển, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế Châu Âu. - Công bố đơn: Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được công bố trên Công báo của PCT (PCT Gazette).

3. Thẩm định sơ bộ quốc tế: Được tiến hành tại cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế có thẩm quyền theo PCT.

Mục đích là đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn có đáp ứng các yêu cầu bảo hộ hay không. Cơ quan thẩm định lập báo cáo thẩm định sơ bộ và gửi cho Văn phòng quốc tế.

4. Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn quốc tế được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại quốc gia sở tại.

Thành phần hồ sơ

1. Tờ khai (theo mẫu);

2. Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);

3. Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: Bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt; 4. Chứng từ nộp phí, lệ phí quốc gia.

 

1. Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng tiếng Anh (03 bản); 2. Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

3. Yêu cầu bảo hộ (02 bản);

4. Các tài liệu có liên quan (nếu có);

5. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Thời hạn giải quyết

- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên;

- Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày

- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên;

- Thẩm định nội dung: Tuỳ theo quy định của quốc gia sở tại nơi đơn được nộp ở giai đoạn quốc gia.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cục Sở hữu trí tuệ.

- Cục Sở hữu trí tuệ.

- Văn phòng quốc tế.

Kết quả thực hiện thủ tục

- Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Bằng độc quyền sáng chế.

Giải thích khái niệm:

1. “Ngày ưu tiên” là khái niệm đặc thù trong Luật Sở hữu trí tuệ. Các sáng chế được bảo hộ theo nguyên tắc "ai sáng tạo trước được bảo hộ trước" - hay ai sáng tạo trước sẽ được quyền ưu tiên cấp bằng bảo hộ. Ngày người đó sáng tạo ra sáng chế sẽ được gọi là ngày ưu tiên. Tuy nhiên, rất khó biết ai là người sáng tạo trước, vì pháp luật không bắt buộc hễ ai sáng tạo ra được cái gì là phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ cái đó.

Theo Hiệp ước PCT thì “ngày ưu tiên” nghĩa là:

- là ngày nộp đơn có quyền ưu tiên như đã yêu cầu, khi đơn quốc tế có yêu cầu về quyền ưu tiên;

- là ngày nộp của đơn sớm nhất có ngày ưu tiên như đã yêu cầu, nếu đơn quốc tế yêu cầu nhiều quyền ưu tiên;

- là ngày nộp đơn quốc tế chính đơn này nếu đơn quốc tế không yêu cầu ngày ưu tiên;

Theo luật của Việt Nam, ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ hay tại một nước thành viên khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trước khi nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn nhất định. Ngày ưu tiên mang ý nghĩa quan trọng, đây là căn cứ để xác định tính mới.

Ví dụ: A nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế X tại Cục sở hữu trí tuệ Việt nam ngày 10/10/2013, B cũng nộp yêu cầu bảo hộ sáng chế trùng với sáng chế X tại Cục sở hữu trí tuệ ngày 10/12/2013 nhưng có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng kí sáng chế đó nộp tại Nhật Bản ngày 10/8/2013 thì ngày ưu tiên của B là ngày 10/8/2013, sáng chế của A bị coi là mất tính mới.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2006 còn quy định trường hợp được miễn trừ tính mới. Theo đó, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

- Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng;

- Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

- Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

2. Bằng độc quyền sáng chế độc quyền được cấp để bảo hộ sáng chế, với 03 tiêu chuẩn:

- Có tính mới;

- Có trình độ sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Thời gian bảo hộ bằng độc quyền sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.

3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp khi đảm bảo 02 tiêu chuẩn:

- Có tính mới;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Thời gian bảo hộ bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 10 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.

  •  3299
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…