DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh hoạt động điều tra “hỏi cung bị can” và “lấy lời khai của người làm chứng”

 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân định rõ sự giống nhau, khác biệt giữa hai hoạt động điều tra: hỏi cung bị can và lấy lời khai của người làm chứng.

TIÊU CHÍ

HỎI CUNG BỊ CAN

LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG

GIỐNG NHAU

- Thẩm quyền: Điều tra viên, cán bộ điều tra, Kiểm sát viên và cán bộ hải quan, kiểm lâm,.. cũng có thể là chủ thể thực hiện trong trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện.

- Khi triệu tập bị can/người làm chứng: phải có Giấy triệu tập.

- Địa điểm tiến hành: Tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của bị can/người làm chứng.

- Nếu vụ án có nhiều bị can/người làm chứng thì phải hỏi cung/lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau.

KHÁC NHAU

Chủ thể bị áp dụng biện pháp điều tra

Bị can (là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử)

Người làm chứng (là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng)

Thời điểm áp dụng

Ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.

Có thể áp dụng từ khi có quyết định khởi tố vụ án.

Nguyên tắc

- Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản.

Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.

- Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

- Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng.

- Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.

Quyền và nghĩa vụ

- Bị can được  quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

- Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự về Tội khai báo gian dối (Điều 382).

Biên bản

Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập Biên bản hỏi cung

Sau khi lấy lời khai phải lập Biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Ghi âm và ghi hình

 - Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

- Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác: được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

 

Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Biện pháp cưỡng chế

Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập.

Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải. Nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải.

 

  •  24081
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…