DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh bảo đảm tiền vay trong ngân hàng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Biện pháp đảm bảo được xem như một cam kết thực hiện nghĩa vụ giũa các bên trong một giao dịch. Trong lĩnh vực Ngân hàng, việc sử dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay trong ngân hàng được áp dụng phổ biến trong các giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng là người vay. Trong các giao dịch dân sự cũng vậy.

Việc đảm bảo tiền vay trong ngân hàng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 có những khác nhau cơ bản như sau:

 

Đảm bảo tiền vay trong ngân hàng

Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự

Khái niệm

Là việc người vay khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là những biện pháp do các bên cam kết, thỏa thuận hoặc do Pháp luật quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hoặc việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

Đối tượng và phạm vi áp dụng

Áp dụng cho người vay vốn thuộc các chương trình tín dụng có quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.

Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tài sản đảm bảo

Là tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch, bao gồm:

– Tài sản bằng tiền.

– Tài sản là bất động sản.

– Tài sản là động sản.

– Tài sản là hoa lợi, lợi tức.

– Tài sản hình thành trong tương lai.

 

Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Các biện pháp đảm bảo tiền vay

Cầm cố tài sản

Thế chấp tài sản

Bảo đảm bằng tài sản bảo lãnh

Cầm cố tài sản.

Thế chấp tài sản.

Đặt cọc.

Ký cược.

Ký quỹ.

Bảo lưu quyền sở hữu.

Bảo lãnh.

Tín chấp.

Cầm giữ tài sản.

Trình tự, thủ tục

Thực hiện cầm cố, thế chấp tài sản theo quy trình, thủ tục mẫu của Ngân hàng và tuân thủ các quy định của Nhà nước.

Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định

 

  •  3927
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…