DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sơ lược về tổ hợp tác

Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Theo đó Điều kiện trở thành thành viên tổ hợp tác được quy định và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
 
Thứ hai: Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
 
Thứ ba: Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.
 
Thứ tư: Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.
 
Thứ năm: Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
 
Bên cạnh đó, Đại diện của tổ hợp tác trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự là cá nhân hoặc pháp nhân được các thành viên tổ hợp tác đồng ý ủy quyền xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
Đối với tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác hình thành từ các nguồn sau:
 
- Đóng góp của thành viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;
 
- Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế;
 
- Các thành viên tổ hợp tác cùng tạo lập;
 
- Hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức khác tài trợ, tặng, cho chung;
 
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
 
Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các thành viên tổ hợp tác trong phạm vi của hợp đồng hợp tác được ưu tiên giải quyết tranh chấp nội bộ tại tổ hợp tác; thông qua trung gian hòa giải hoặc thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án, trọng tài.
 
Các bạn có thể tham khảo thêm các quy định khác về tổ hợp tác tại Nghị định 77/2019/NĐ-CP (Ngày hiệu lực:25/11/2019)
  •  1159
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…