DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sinh viên và xe buýt

Bước vào đại học, nhiều bạn mới bắt đầu học những trường ở xa nhà và để tiết kiệm phí xăng, nhiều bạn bắt đầu chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển. Lần đầu sử dụng loại phương tiện công cộng này hoàn toàn chẳng có gì phải đáng ngại ngùng cả. Cái bạn cần lo là hãy lướt qua những lưu ý dưới đây để khi sử dụng sẽ không cảm thấy lúng túng. Với những bạn thường xuyên sử dụng loại phương tiện này thì cũng có một số cách để tiết kiệm chi phí hơn, hoặc hạn chế việc gặp tai nạn ở trên phương tiện này.



Thẻ sinh viên tạm thời đôi khi không được chấp nhận

Là học sinh, sinh viên đồng nghĩa cới việc bạn có “đặc quyền” được đi xe buýt với giá rẻ. Khi mới nhập học nhà trường chỉ cấp cho bạn thẻ sinh viên tạm thời, còn thẻ sinh viên chính thức ít nhất phải hai tháng sau bạn mới được cầm trên tay. Thế nhưng, không phải lúc nào thẻ sinh viên tạm thời cũng có giá trị.

Mua vé tập khi cần di chuyển nhiều

Việc đi lại nhiều sẽ ngốn của bạn một khoản tiền không nhỏ, kể cả khi lựa chọn xe buýt. Với những tuyến có trợ giá thì 6.000 đồng/lượt cho mỗi hành khách. Nhưng nếu mua vé tập, bạn sẽ chỉ tốn 4.500 đồng/lượt đi. Việc mua vé tập sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

Vé tập có thời gian sử dụng lên tới 1 năm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bất cứ lúc nào cần. Vé tập năm loại đắt nhất có giá 135.000 đồng/tập 30 vé, có thể sử dụng đi trên tất cả các tuyến (trừ các tuyến có mã số 13, 94 và 96).

Nhưng nếu bạn là học sinh hay sinh viên thì đừng quên mang theo thẻ, vì giá vé dành cho đối tượng này chỉ có 2.000 đồng/lượt.

Chuẩn bị tiền lẻ

“Chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe buýt” là câu khẩu hiệu không thể thiếu trên bất kỳ chiếc xe buýt nào. Nếu “lỡ” đưa tờ tiền có giá 50.000 đồng trở lên, bạn sẽ nhận được cái nhăn mặt, một trận “tổng sỉ vả” trước khi nhận được tiền thối hoặc bị đuổi xuống xe nếu hôm đó kém may mắn.

Mệnh giá tờ tiền càng lớn đồng nghĩa với khả năng bạn bị đuổi xuống xe càng cao, nhất là khi bác tài xe kiêm luôn người bán vé. “Chân lý” này đã được nhiều sinh viên đúc kết và rỉ tai nhau. Mai Anh, sinh viên trường đại học Quốc Tế, cho biết sau khi chứng kiến bác tài lớn tiếng đuổi một bác xuống xe vì “dám” dùng tờ 200.000 trả tiền vé, cô bạn chuẩn bị hẳn một hộp tiền lẻ dành riêng cho việc đi xe buýt.

Việc chuẩn bị tiền lẻ trước khi lên xe buýt vừa giúp quá trình đón khách diễn ra nhanh chóng vừa thể hiện nét đẹp của văn hóa xe buýt. Do đó, luôn để dành và chuẩn bị tiền lẻ là một trong những “bí kíp” dành cho các tân sinh viên chọn xe buýt làm phương tiện đi lại.

Móc túi - Luôn phải đề cao cảnh giác

Vào giờ cao điểm, xe buýt luôn chật cứng hành khách, người sát người chính là cơ hội cho những tên móc túi thỏa sức hành động. Tài sản mà các đối tượng móc túi thường hướng tới là điện thoại, ví tiền. Chúng chỉ tìm cơ hội áp sát bạn, nhanh tay “hành nghề” và xuống ở trạm tiếp theo. Bạn chỉ biết tài sản của mình đã bị mất khi bọn đạo chích đã cao chạy xa bay. Nhân viên xe buýt thấy cũng làm ngơ hoặc chỉ cảnh báo chung chung để mọi người đề phòng chứ không dám chỉ đích danh vì không có bằng chứng.

Cách hữu hiệu nhất để đề phòng móc túi vẫn là mỗi người tự nâng cao cảnh giác. Bạn thì đeo ba lô ngược để tiện theo dõi, bạn thì lên xe buýt lập tức để balo xuống dưới chân. Có bạn cẩn thận hơn còn mua cả ổ khoá mini để khóa cặp lại. Tư trang của mình phải tự mình giữ lấy, mất rồi có kiện cáo cũng không được.

Thẻ sinh viên và chuyện đeo khẩu trang

Để chống nắng, chống bụi, sinh viên thường mang khẩu trang khi đi xe buýt. Một số tuyến xe buýt lại muốn kiểm tra xem thẻ sinh viên có thực sự “chính chủ” hay không nên chuyện đeo khẩu trang trở thành trở ngại lớn.

Đừng ngủ gật trên xe

Hầu hết những tuyến buýt Sài Gòn không có loa thông báo mỗi khi tới điểm dừng. Nếu lỡ ngủ gật trên xe, bạn sẽ phải "méo mặt" chi thêm tiền để bắt tuyến khác mới tới được điểm mình mong muốn. Không chỉ mất thêm tiền, bạn còn mất thời gian và nhiều cơ hội chỉ vì “chợp mắt chút thôi”. Hãy nói với bác tài hoặc người kế bên điểm bạn cần tới và nhờ họ nhắc nhở nếu bạn là một con sâu ngủ nhé.

Nhường ghế cho người già, phụ nữ mang thai và trẻ em

Không chỉ riêng xe buýt, rất nhiều xe khách, xe du lịch khác khi có hành khách lên xe cũng đều được các tài xế nhắc rằng hãy luôn nhường ghế cho người già, trẻ em và những phụ nữ đang mang thai. Bất kỳ ai đi phương tiện nào cũng đều biết điều này. Xe buýt thường chỉ có 2 hàng ghế nhỏ nên việc nhường chỗ cho những người lớn tuổi, những em bé hay phụ nữ mang thai là điều các bạn nên làm và cần lưu ý.



Lên xe cửa trước, xuống cửa sau

Việc chen lấn xô đẩy là rất nhiều, thường xuyên xảy ra trên xe buýt. Nên việc cẩn thận trước khi xuống hoặc lên là điều bạn phải làm. Nên nhớ rằng khi đi xe buýt bạn phải lên cửa trước, xuống cửa sau. Tránh trường hợp người lên, kẻ xuống cùng một cửa. Như vậy sẽ càng làm rối loạn tuyến xe hơn. Bạn nên nhường những người lớn tuổi và em nhỏ lên trước. Không nên xô đẩy để có thể nhanh nhanh lên xe.

Trên đây là một số kinh nghiệm của mình khi đi xe buýt. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm được nhiều điều khi đi xe buýt. Nhất là các bạn sinh viên. Phải thật cẩn thận và chú ý an toàn.

  •  24369
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…