DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sinh viên luật hết cửa vào Tòa án?

Tình hình biên chế đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Theo thông tin thì Tòa án là một trong những ngành không được tuyển mới, phải giảm nhân sự và đến năm 2021 mới được tuyển dụng mới.

Thực ra, cũng như Viện kiểm sát, tổng số nhân sự đủ đáp ứng công việc hiện tại và đang tuyển dụng rầm rộ trên cả nước. Tòa án cơ bản có nơi thừa, nơi thiếu nhưng lại không thể điều chuyển và số thiếu lớn hơn số thừa nếu tính theo chỉ tiêu nhân sự trên công việc phải làm. Nhưng "vì sao" Tòa án không tuyển mới cho đến năm 2021?

"Biên chế" là một trong những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần làm quyết liệt. Tinh gọn bộ máy nhà nước, chuyên nghiệp và tổ chức lại hệ thống các cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu quả làm việc, bớt khổ cho dân. Đây là một trong những câu trả lời "Vì sao..." ở trên thuyết phục nhất.

Nhưng tại sao lại phải là năm 2021 mà không phải là một mốc khác?

Học viện Tòa án chính thức tuyển sinh và đào tạo các chức danh tư pháp kể từ năm 2017 với trình độ cử nhân với khoảng 4 năm khổ luyện, số lượng tuyển sinh không ít. Năm 2021 cũng là thời điểm thế hệ đầu tiên của Học viện ra lò, dự đoán sẽ thổi một luồng gió mới mẻ vào nguồn nhân lực mới với kinh nghiệm được đào tạo, tác động không nhỏ đến sinh viên, cử nhân luật từ các trường đại học khác. Đặc biệt, cơ chế ưu tiên nếu xuất hiện thì sinh viên được đào tạo ở các trường đại học luật hoặc đào tạo chuyên ngành luật sẽ gần như hết cửa vào Tòa án. 

Dù biết rằng không việc này có việc khác, có thể tốt hơn rất nhiều. Nhưng số cơ hội việc làm cho sinh viên các trường luật khi ra trường giảm xuống là điều dễ nhận ra. 

  •  44429
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…