DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

SINH VIÊN LUẬT CHẤT VẤN ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

“Ý nghĩa của Pháp lệnh hợp nhất văn bản Quy phạm pháp luật rất hay nhưng thực tiễn thì vô cùng rối rắm”

Sinh viên Luật: Ngày 22/3/2012, UBTV Quốc hội ban hành Pháp lệnh hợp nhất văn bản Quy phạm pháp luật, theo đại biểu Văn bản hợp nhất (VBHN) sẽ làm hệ thống pháp luật đơn giản hơn hay rắc rối thêm?

Đại biểu GT: Thưa đồng chí! Tại điều 1 của Pháp lệnh có nêu “việc hợp nhất văn bản nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật”.

Sinh viên Luật: Theo tôi ý nghĩa rất hay nhưng thực tiễn thì rối rắm không thể áp dụng được, không ai dám sử dụng VBHN thưa đại biểu.

Đại biểu GT: Tại điều 4 của Pháp lệnh có quy định “VBHN được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật” nên người dân an tâm sử dụng VBHN thưa đồng chí.

Sinh viên Luật: Tuy nhiên, tại điều 9 của  Pháp lệnh lại quy định “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của VBHN khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”. Vậy ai sẽ dám áp dụng VBHN, bởi một khi VBHN sai thì người dân áp dụng sai và hậu quả pháp lý chỉ có người dân gánh chịu. Đại biểu nghĩ sao về điều này?

Đại biểu GT: Cơ quan thực hiện việc hợp nhất sẽ thực hiện hợp nhất đúng quy trình nên sẽ hạn chế sai sót về kỹ thuật. Mặt khác, nếu có sai thì cũng kịp thời xử lý nên người dân hãy an tâm áp dụng VBHN.

Sinh viên Luật: Thưa đại biểu! VBHN không có ngày hiệu lực nên người dân sẽ không dám sử dụng.

Đại biểu GT: Tại khoản 2 điều 3 của Pháp lệnh có quy định “Việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất”. Nên VBHN vẫn có ngày hiệu lực thưa đồng chí.

Sinh viên Luật: Thưa đại biểu, đó là điều tôi đã nói lúc đầu về Pháp lệnh này “ý nghĩa rất hay nhưng thực tiễn thì rối rắm”. Đương cử một số ví dụ trên http://congbao.chinhphu.vn như sau:

Văn bản 01/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày hiệu lực là 01/04/2000 – có thể suy đoán nguời xác định ngày hiệu lực của văn bản này đã chọn ngày có hiệu lực của văn bản được hợp nhất “đầu tiên” để làm ngày có hiệu lực của VBHN.

Văn bản 04/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày hiệu lực là 01/01/2011 – có thể suy đoán nguời xác định ngày hiệu lực của văn bản này đã chọn ngày có hiệu lực của văn bản được hợp nhất “sau cùng” để làm ngày có hiệu lực của VBHN.

Văn bản 01/VBHN-VPQH Hợp nhất pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày hiệu lực là 30/07/2012 – có thể suy đoán người xác định ngày hiệu lực của văn bản này đã chọn ngày  “ký xác thực” VBHN để làm ngày có hiệu lực của VBHN.

Còn Văn bản 03/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội ngày hiệu lực là 12/03/2013 – trường hợp này không thể suy đoán được người xác định ngày hiệu lực của văn bản này đã chọn ngày nào?

Từ đó có thể thấy: Việc xác định ngày hiệu lực của VBHN không theo một nguyên tắc thống nhất nào cả, mà là tùy tiện, bốn văn bản thì bốn cách xác định ngày hiệu lực khác nhau. Đại biểu nghĩ gì về điều này?

Đại biểu GT: Vấn đề này tương đối dài dòng tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản.

(Ảnh minh họa)

Lưu ý: Câu chuyện được hư cấu để nói lên sự bất cập của pháp luật nước nhà!

  •  3194
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…