DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sinh con ở nơi không đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có được chi trả bảo hiểm y tế không?

"Gia đình bà A có tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện huyện X nhưng người vợ khi sinh mổ thì lại sinh ở bệnh viện huyện Y. Hai bệnh viên X, Y đều là bệnh viện tuyến tỉnhNhư vậy, bà A có được chi trả phần nào bảo hiểm y tế hay không?"

Đối với trường hợp này, bản thận mình có ý kiến như sau:

Theo Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì từ ngày 01/01/2016, người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh mà vẫn được hưởng mức quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất theo đối tượng tham gia. Tuy nhiên, nếu đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ở tuyến huyện mà tự đi khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh thì sẽ được xác định là đi trái tuyến. Và mức quyền lợi trong trường hợp này là 60% chi phí điều trị của mức quyền lợi cao nhất.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác”.

Vậy nên, trường hợp bà A đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và nơi khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện huyện X (hiện nay được xếp hạng là bệnh viện tuyến tỉnh) nhưng vợ anh lại sinh ở bệnh viện huyện B (cũng là bệnh viện tuyến tỉnh). Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bà A sinh con ở bệnh viện B sẽ bị tính là trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến. Và quyền lợi của vợ anh sẽ được quy định như sau:

+) Nếu bà A sinh con phải nằm lại viện thì sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế là 48% chi phí điều trị;

+) Nếu bà A không phải nằm lại viện thì gia đình phải tự thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

  •  2333
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…