DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

SGK Tiếng Việt lớp 1 “Quên dẫn tên tác giả” - Có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ?

tiếng việt lớp 1

SGK Tiếng Việt lớp 1 - Ảnh minh họa

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT thì: Sách giáo khoa là xuất bản phẩm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Thông tin gần dây trên mạng xã hội xuất hiện một số ý kiến cho biết, SGK tiếng Việt lớp 1 "Kết nối tri thức với cuộc sống" có một số "sạn", từ ngữ đánh đố học sinh.

Chẳng hạn, “Chó sói và cừu non” thì ai cũng biết đây là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng của La Fontaine, nhưng tại trang 63, tiếng Việt tập 1, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, khi các tác giả dựa vào nội dung câu chuyện để chuyển thể sang tranh vẽ và yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện, lại không hề ghi hay chú thích tên tác giả.

Tương tự, các truyện “Con quạ thông minh” (trang 43), “Cô chủ không biết quý tình bạn” (trang 53), “Hai người bạn và con gấu”... cũng như vậy.

Theo quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

"Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

....

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này."

Tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 thì:

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

Theo ghi nhận thì nhiều truyện, bài tập đọc, kể chuyện được chuyển thể, phóng tác, phái sinh từ các tác phẩm, truyện ngụ ngôn của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng lại không thấy ghi tên tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm. Điều này đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền tác giả.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì:

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Bên cạnh đó tại Điều 18 của Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt từ 15-25 triệu đồng. Buộc dở bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi này.

  •  1151
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…