DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sẽ không được nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ rơi vào ngày nghỉ hàng tuần?

Đây là một trong những nội dung đang được Chính phủ, Bộ Lao động, TB & Xh lấy ý kiến người dân về Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi:

Theo đó, nội dung Dự thảo có những điểm đánh chú ý như sau:

1. Thời gian nghỉ hàng năm:

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
 
b) Tết Âm lịch 05 ngày(trong đó có một hoặc hai ngày cuối năm âm lịch và do người sử dụng lao động quyết định);
 
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
 
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
 
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
 
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
 
g) Ngày Thương binh, Liệt sỹ (ngày 27 tháng 7 dương lịch).

Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp, trừ trường hợp nghỉ Tết Âm lịch quy định tại điểm b trên thì không được nghỉ bù.

2. Về hợp đồng lao động:

- Hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là hợp đồng lao động bằng văn bản.
 
- Các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 146, Khoản 1 Điều 163, của Bộ luật này. Trường hợp hai bên giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói thì hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày người lao động thực tế làm việc.
 
- Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết hoặc để sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động.
 
3. Thời gian thử việc:
 
Không quá 6 tháng đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp.
 
Trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động có cơ sở cho rằng người lao động không đạt yêu cầu thử việc theo quy định trong quy chế thì người sử dụng lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng lao động nếu thông báo cho người lao động bằng văn bản trước 01 ngày làm việc.
 
Trong thời gian thử việc, người lao động nếu thấy không phù hợp với công việc được giao thì có quyền hủy bỏ hợp đồng lao động nếu thông báo cho người sử dụng lao động trước 01 ngày làm việc.
 
4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
 
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước:
 
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
 
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 01 tháng trở lên;
 
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 01 tháng.
 
Người lao động không cần báo trước theo quy định trong những trường hợp sau:
 
a) Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
 
b) Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn như đã thống nhất giữa các bên;
 
c) Người lao động bị ngược đãi, quấy rối tình dục hoặc cưỡng bức lao động.
 
d) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động và bị lập biên bản từ 02 lần trở lên trong thời hạn 60 ngày;
 
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn lao động đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng đối với người làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn mà khả năng lao động chưa hồi phục.
 
...
 
5. Thang, bảng lương và định mức lao động
 
Người sử dụng lao động xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
 
Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

6. Nội quy lao động

Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

...

- An toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

7. Tuổi nghỉ hưu

Phương án 1:
 
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
 
Phương án 2:
 
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 04 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 06 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nam và 06 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
 
>>> Xem toàn văn Dự thảo Bộ Luật lao động tại link bên dưới
  •  8984
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…