DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sẽ có thêm môn Giáo dục liêm chính trong trường học

Một trong những biện pháp nhằm tăng cường phòng, chống tham nhũng mới đựơc đề cập tại Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng sẽ thay thế Luật phòng, chống tham nhũng 2005; Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007; Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012.

Sẽ có thêm môn Giáo dục liêm chính trong trường học

Theo đó, nhằm phòng ngừa tình trạng tham nhũng đáng báo động như hiện nay, xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống và văn hóa chống tham nhũng trong học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng (bao gồm cả các cơ sở do TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc Gia HCM trực tiếp quản lý) phải đưa nội dung giáo dục liêm chính vào chương trình giảng dạy.

Tài liêu giảng dạy về liêm chính sẽ do Bộ Giáo dục Đào tạo phối hợp Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Thanh tra Chính phủ biên soạn và hướng dẫn cho giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy.

Các cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và hướng dẫn này.

Phòng, chống tham nhũng ngay cả đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài nhà nước

Không chỉ dừng lại ở việc chỉ xử lý phòng, chống tham nhũng đối với những cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý, lãnh đạo tại các doanh nghiệp quốc nội mà Dự luật này còn xử lý ngay cả đối với lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đồng thời, cũng hướng dẫn việc xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng tại các doanh nghiệp nói chung.

14 ngành, nghề buộc phải chuyển đổi định kỳ từ 02 năm đến 05 năm

- Hoạt động quản lý tài chính, ngân sách, tín dụng, ngân hàng, tài sản của nhà nước; hoạt động hải quan, thuế, kho bạc, dự trữ quốc gia; quản lý và thực hiện nghiệp vụ kế toán, kiểm toán;

- Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, quản lý thị trường, kiểm lâm;

- Quản lý vốn, tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý thị trường chứng khoán;

- Hoạt động thẩm định, định giá trong đấu giá, hoạt động mua và bán nợ;

- Cấp phép hoạt động ngân hàng, hoạt động ngoại hối; thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; quản lý và thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại các tổ chức tín dụng nhà nước; thẩm định và cho vay tín dụng;

- Quản lý việc bán, khoán, cho thuê đất, tài sản trên đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;

- Hoạt động quản lý, điều hành công tác kế hoạch và đầu tư trong các cơ quan nhà nước và trong các doanh nghiệp nhà nước; quản lý xây dựng cơ bản, giải tỏa, áp giá đền bù trong giải phóng mặt bằng và quản lý dự án;

- Quản lý hoạt động đối ngoại, lãnh sự;

- Hoạt động quản lý và cấp phép các loại: các loại văn bằng, chứng chỉ; đăng ký, đăng kiểm các loại phương tiện, bằng lái xe; đăng kiểm các loại phương tiện vận tải; giấy đăng ký, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, giấy chứng nhận, giấy phép, cấp phiếu lý lịch tư pháp; công chứng viên, chấp hành viên thi hành án dân sự;

- Hoạt động thanh tra và phòng, chống tham nhũng;

- Cảnh sát giao thông, cảnh sát tư pháp, cảnh sát quản lý trại giam, cảnh sát hộ khẩu, cảnh sát điều tra, cảnh sát kinh tế, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự hành chính, cảnh sát đăng ký, quản lý vũ khí, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và con dấu, cảnh sát đăng ký và quản lý hộ khẩu, cảnh sát hướng dẫn và kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy, cảnh sát làm công tác hậu cần, an ninh kinh tế, an ninh điều tra, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh và cán bộ làm công tác trinh sát trong các cơ quan điều tra thuộc lực lượng Công an nhân dân;

- Cán bộ, nhân viên làm công tác hậu cần, kỹ thuật, đầu tư, kinh tế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lực lượng Quân đội nhân dân;

- Công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp, hoạt động công tố của viện kiểm sát nhân dân, viện kiểm sát quân sự các cấp, hoạt động xét xử của tòa án nhân dân, tòa án quân sự các cấp;

- Công tác tuyển dụng, đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, viên chức, công tác nhân sự và quản lý nhân lực.

Không kỷ luật nếu từ chức trước khi bị xem xét đối với người quản lý đơn vị có người tham nhũng

Trong trường hợp đơn vị có người thực hiện hành vi tham nhũng thì người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng này.

Tuy nhiên, nếu người đứng đầu đơn vị từ chức trước khi bị xem xét thì sẽ không bị kỷ luật.

Các bạn có thể xem chi tiết Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng tại file đính kèm.

  •  8255
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…