DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sẽ có chính sách bảo vệ riêng đối với người tố cáo tham nhũng, lãng phí?

Bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí

Bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí - Ảnh minh họa

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

Trong đó, Khoản 1 Điều 3 của Dự thảo quy định về những người được bảo vệ như sau:

“1. Những người được bảo vệ gồm: Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi chung là người được bảo vệ). Người được bảo vệ đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”

Có thể thấy bên cạnh người trực tiếp tố cáo, những người thân thích, ruột thịt của người đó sẽ là đối tượng được bảo vệ, tuy nhiên phạm vi bảo vệ chỉ trên lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể về phạm vi, nội dung bảo vệ tại Khoản 2 điều này như sau:

“2. Phạm vi, nội dung bảo vệ người được bảo vệ, gồm:

a) Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm.

b) Việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ phải liên quan trực tiếp đến việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí. Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người được bảo vệ và có giá trị thực tế từ 2.000.000 đồng trở lên.”

Như vậy, cả về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo sẽ được bảo vệ, kèm theo đó tài sản được bảo vệ là tải sản có giá trị từ 2.000.000 đòng trở lên

Ngoài ra, Dự thảo còn quy định về Trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ người tố cáo của những người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tại Khoản 2 Điều 5:

“2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Tố cáo thì kịp thời đề nghị, yêu cầu cơ quan Công an cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.”

Kinh phí áp dụng biện pháp bảo vệ được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước. (Điều 10)

Hiện tại Dự thảo vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, xem chi tiết tại file đính kèm.

  •  1251
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…