DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sau Hiệp định TPP sẽ là Hiệp định RCEP?

>>> Công bố toàn văn Hiệp định TPP (bản Tiếng Anh và Tiếng Việt)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất đàm phán vào đầu tháng 10 vừa qua, mở rộng hoạt động giao thương giữa các nước tham gia trong các lĩnh vực tài nguyên môi trường, lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ….

Tiếp theo sau Hiệp định TPP, liệu Việt Nam ta có tiến đến đàm phán ký kết Hiệp định RCEP?

Hiệp định RCEP

Dưới đây, Dân Luật khái quát những điều cần biết về Hiệp định RCEP gửi đến các bạn để có cái nhìn tổng quan về Hiệp định này.

1. Hiệp định RCEP là gì?

RCEP: Regional Comprehensive Economic Partnership – được gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực.

2. Nguyên nhân ra đời của Hiệp định RCEP?

RCEP được ra đời từ cuối năm 2012, xuất phát từ các nước không tham gia đàm phán Hiệp định TPP với mục đích là thiết lập sự hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa ASEAN với các đối tác, tập trung vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

Nếu thành công, RCEP sẽ tạo ra khu vực kinh tế với tổng dân số 3,4 tỷ người, chiếm gần 30% giá trị thương mại toàn cầu.

3. Các nước tham gia đàm phán Hiệp định RCEP?

Đến thời điểm hiện nay có 10 nước thành viên ASEAN tham gia là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia và 6 đối tác là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

4. Ai là người hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định RCEP?

Theo đánh giá của Trung tâm Thương mại châu Á, Trung Quốc sẽ là người hưởng lợi lớn nếu RCEP kết thúc thành công.

Ngoài ra, các nước Đông Nam Á khác không tham gia TPP có thể nhận được lợi ích từ RCEP nhưng mức độ và quy mô sẽ phụ thuộc vào “chất lượng” của thỏa thuận cuối cùng.

5. RCEP bao gồm những nội dung nào?

Hiệp định RCEP bao gồm các nội dung về lĩnh vực thương mại hàng hóa (gồm nội dung thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp (TBT), v.v.), thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và hợp tác kinh tế kỹ thuật.

  •  6602
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…