DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sắp tới: Quấy rối tình dục nơi công sở bị phạt đến 30 triệu đồng

Quấy rối tình dục nơi công sở - Minh họa

Quấy rối tình dục nơi công sở - Minh họa

Chính phủ đang soạn thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự thảo này bổ sung mức phạt cho nhiều hành vi hoàn toàn chưa có quy định xử phạt trước đây tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, một số quy định xử phạt mới bao gồm:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử trong lao động.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi “Không giao kết hợp đồng lao động khi thử việc đạt yêu cầu.”

Đặc biệt, để cụ thể hóa chủ trương chống phân biệt giới tính tại Bộ Luật lao động 2019, đã có quy định cụ thể về mức phạt đối với hành vi “quấy rối tình dục tại nơi làm việc”, Dự thảo Nghị định đề ra mức phạt cho hành vi này là từ 15-30 triệu đồng.

Cũng theo quy định tại BLLĐ 2019, "Quấy rối tình dục tại nơi làm việc" là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Đối với các Doanh nghiệp cho thuê lại lao động, có hàng loạt quy định xử phạt mới, theo đó, bên thuê lại lao động sẽ bị tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau:

- Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

- Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

- Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

Ngoài ra, nhiều hình phạt cũng được giữ nguyên như quy định đã có tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Xem Chi tiết dự thảo Nghị định tại file đính kèm.

  •  2765
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…